Cách tăng giảm thắng đĩa-một số triệu chứng của thắng đĩa xe máy

0
cach tang giam thang dia
Cấu tạo thắng đĩa của xe máy 
Cách tăng giảm thắng đĩa-một số triệu chứng của thắng đĩa xe máy
2 (40%) 1 vote
Hiện nay, trên xe máy có 3 hệ thống phanh chủ yếu đó là: thắng đĩa, phanh tang trống và phanh ABS. Trong đó, thắng đĩa xe máy được rất nhiều người ưa chuộng sử dụng bởi chúng có cấu tạo đặc biệt. Tuy nhiên, hệ thống này cũng thường mắc phải những lỗi nhất định và người dùng còn chưa biết cách tăng giảm thắng đĩa sao cho phù hợp. Hãy cùng chúng tôi khám phá trong bài đọc dưới đây nhé.

Thắng đĩa xe máy là gì?

cach-tang-giam-thang-dia
Hệ thống thắng đĩa được trang bị trên xe gắn máy

Trước khi tìm hiểu về cách tăng giảm thắng đĩa, chúng ta phải “định nghĩa” được thắng đĩa xe máy. Có thể nói, thắng đĩa chính là một trong những loại phanh có lực hãm tốt nhất trong các loại phanh. Chúng có những ưu điểm rất nổi bật như lâu bị mòn; ít bị hư hỏng và có thể tự điều chỉnh, làm sạch.

Cấu tạo của thắng đĩa xe máy

Về cơ bản, cấu tạo thắng đĩa xe gắn máy bao gồm các bộ phận sau:

Đĩa phanh

Đĩa phanh hay còn được gọi là Roto, được gắn trực tiếp lên cụm may ơ của bánh xe. Bộ phận này được đục lỗ hoặc xẻ rãnh để giúp gia tăng khả năng tản nhiệt và làm giảm thiểu tối đa khả năng mài mòn của đĩa phanh. Đặc biệt, chúng được làm từ những vật liệu có khả năng chịu lực tốt; có độ bền cao và ít hư hỏng. Tuy nhiên, đĩa phanh cũng có thể bị cong, vênh hoặc nứt vỡ nếu chịu tác động của lực lớn như va chạm, tai nạn xe cộ,…

Má phanh

Bộ phận này còn có tên gọi tiếng anh là Brake pads. Hệ thống má phanh là một khối thống nhất; bao gồm 2 má phanh kẹp 2 bên mặt của đĩa phanh và khi sử dụng thì chúng sẽ kẹp chặt lấy đĩa phanh. 

Trên má phanh được xẻ rãnh, giúp thoát nhiệt và bụi trong quá trình hoạt động. Chất liệu cấu thành lên má phanh thường là gốm, hợp kim, kevlar,…

Piston

Thông thường, phanh đĩa sẽ sử dụng piston (dầu) để truyền lực cho má phanh. Dầu phanh thường là loại chuyên dụng. Khi piston hoạt động, má phanh sẽ bị ép vào đĩa phanh; có tác động trực tiếp giúp xe dừng lại. 

cach tang giam thang dia
Cấu tạo thắng đĩa của xe máy

Những triệu chứng thắng đĩa xe máy hay mắc phải

Thắng đĩa xe máy bị kêu

Đây là trường hợp khá phổ biến; khi đi xe hay dắt xe người dùng vẫn hay nghe được ở thắng đĩa phát ra tiếng kêu xẹt xẹt. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do thắng đĩa nằm ở vị trí “lộ thiên” nên rất dễ dính bụi bẩn trong quá trình hoạt động. Hoặc có thể do một số nguyên nhân khác như đĩa phanh bị cong, vênh nên làm cho một số bộ phận khi phanh cọ sát vào má phanh; từ đó gây ra tiếng kêu khó chịu.
Để khắc phục sự cố trên, nên dùng vòi nước và xả mạnh vào thắng xe để làm trôi toàn bộ đất cát. Đối với trường hợp phanh bị cong, vênh thì tốt nhất là đem xe ra tiệm để thay hệ thống phanh mới. Hiện nay, có rất nhiều trung tâm sửa thắng đĩa xe máy tại TPHCM, HN;… bạn nên tìm tới các đơn vị có uy tín để được đảm bảo về chất lượng.

Thắng đĩa xe máy bị bó

Trường hợp này cũng thường xuyên xảy ra do:
– Khi đĩa phanh bị vênh, cong khiến cho phần má phanh bị chật làm cho xe đi chậm và khi bóp phanh có cảm giác không được thật.
– Bộ phận phớt chắn bụi, dầu ở piston trên và dưới sử dụng quá lâu sẽ nở ra hoặc piston bị kẹt do nước lọt vào dầu phanh.
– Lò xo hồi vị yếu nên không thể đẩy tay phanh về vị trí ban đầu, khiến dầu không hồi về được nên thắng đĩa sau bị bó cứng.
– Piston bị rỗ khiến thắng đĩa sau bị bó và dễ bị kẹt. Hoặc do chất lượng má phanh kém nên khí điều khiển xe việc rà phanh liên tục khiến má và đĩa phanh dính chặt với nhau.

cach khac phuc thang dia vị bo
Cách khắc phục thắng đĩa xe máy bị bó cứng

Tùy thuộc vào từng nguyên nhân mà chúng ta có cách xử lý khác nhau như: thay đĩa phanh nếu bị cong, vênh, làm sạch phớt chắn bụi của xe, thay lò xo và hệ thống piston mới.

Thắng đĩa xe máy bị nóng

Khi thắng đĩa bị nóng sẽ dẫn đến lực phanh bị giảm và nguy hiểm hơn là làm mất phanh nếu đĩa và bố thắng bị chai hoặc cháy. Một số nguyên do dẫn đến hiện tượng này ví như:
– Hư phốt cao su: Những hệ thống thắng đĩa đã sử dụng lâu ngày, trong trường hợp  này có thể các phốt cao su bên trong heo phanh đã bị chai cứng. Từ đó dẫn đến dù đã nhả thắng tay a nhưng lá bố vẫn còn ép vào đĩa phanh và tạo ra ma sát không cần thiết. Do đó, bạn cần phải vệ sinh lại heo phanh hoặc phải mang xe đến các trung tâm chuyên sửa thắng đĩa xe máy để thay lại các phốt cao su bên trong.
– Khu trục trượt: trong quá trình sử dụng, nước và đất lọt vào trong phần trục trượt của heo phanh làm trục bị khô mỡ và dẫn đến hiện tượng kẹt phanh. Với lỗi này, bạn cần tháo heo phanh để vệ sinh; sau đó bôi mỡ lại phần trục trượt của heo phanh để khắc phục.
Nếu đĩa sau xe máy bị nóng một cách bất thường thì các bạn nên kiểm tra lại các lỗi ở trên để sớm được khắc phục.
Ngoài những lỗi thường gặp trên, thắng đĩa xe máy cũng rất sẽ gặp phải một số lỗi như thắng đĩa bị cạ, thắng đĩa bóp cứng, cupen thắng đĩa bị lật hoặc hở,…

Hướng dẫn cách tăng giảm thắng đĩa xe máy?

cach khac phuc thang dia
Cách khắc phục thắng đĩa xe máy bị bó cứng

Thông thường, sau một khoảng thời gian sử dụng, bạn đạp phanh hay bóp phanh mà cảm thấy quá chân hoặc bóp chặt tay thì rất có thể dây phanh đã bị nhão và thắng đĩa cũng mòn đi. Lúc này, bạn nên tiến hành các bước tăng giảm thắng đĩa xe máy ngay.
Cụ thể cách tăng thắng đĩa xe máy như sau:
Bước 1: Tăng chỉnh phanh trước
– Đưa tuốc nơ vít vào vị trí cần giữ phanh, sau đó đẩy nhẹ tuốc nơ vít xuống phía dưới để cà phanh đi về trước. Khi ấy, ốc chỉnh phanh sẽ lồi ra bên ngoài.
– Tiến hành vặn ốc theo chiều kim đồng hồ sau cho phù hợp, bóp thử tay phanh; nếu chưa ưng ý thì có thể căn chỉnh thêm.
Bước 2: Tăng chỉnh phanh sau
– Chỉnh phanh bánh sau cũng được làm tương tự như bánh trước, đưa tuốc nơ vít vào vị trí cần giữ phanh và ấn nhẹ xuống, chỉnh ốc sao cho phù hợp nhất. 

– Cuối cùng, đạp chân phanh để kiểm tra xem đạt chưa.

Trên đây là những thông tin liên quan đến hệ thống thắng đĩa xe máy cũng như cách tăng giảm thắng đĩa sao cho phù hợp. Mong rằng những thông tin này sẽ giúp người đọc có thêm những kinh nghiệm xử lý khi sử dụng xe phanh đĩa.