Từ “độ” được sử dụng nhiều trong đời sống hàng ngày nhưng thực ra mỗi một hoàn cảnh, một lĩnh vực thì từ này lại được hiểu theo ý nghĩa khác nhau. Hôm nay, bạn hãy cùng thegioimay.org thực hiện cuộc hành trình đi khám phá xem độ là gì và ý nghĩa của từ “độ” theo từng lĩnh vực nhé!
Nội dung chính
Độ là gì?
Độ là một từ có ứng dụng nhiều trong tiếng Việt. Độ thường có hai từ loại là động từ và danh từ. Tuy nhiên, nghĩa danh từ của độ hay gặp hơn, nhất là trong lĩnh vực toán học, đo lường, ước lượng như: Nhiệt độ, tung độ, hoành độ, độ dài, độ rộng,…
Còn động từ “độ” sẽ đi với vài từ khác để tạo nên cụm từ như: “phổ độ”, “cứu độ”.
Trong đời sống thường ngày, “độ” cũng xuất hiện nhiều khi đi cùng với từ khác như: cá độ, bắt độ, gài độ, độ xe,…
Như vậy, chúng ta có thể thấy, từ độ đi kèm với từ khác để tạo ra nhiều ngữ nghĩa khác nhau. Để hiểu rõ hơn độ là gì thì mời bạn hãy theo dõi ý nghĩa của từ “độ” trong từng lĩnh vực cụ thể như sau:
>>> Bài viết tham khảo: OMG là gì? Dùng OMG trong trường hợp nào? Từ đồng nghĩa với OMG
Tìm hiểu ý nghĩa của “độ” trong một số lĩnh vực
Trong địa lý, âm nhạc hay đo lường, độ đều có ý nghĩa khác nhau, tùy thuộc vào từ mà nó đi cùng:
“Độ” trong địa lý nghĩa là gì?
Vĩ độ và kinh độ là hai khái niệm ta thường gặp trong địa lý, chỉ sự xác định vị trí tại một điểm trên địa cầu.
* Vĩ độ là gì trong địa lý?
Vĩ độ là giá trị xác định vị trí của một địa điểm nào đó trên bề mặt Trái Đất, ở phía Bắc hoặc Nam của Xích Đạo. Theo bảng chữ cái của Hy Lạp, vĩ độ được kí hiệu là phi (Φ). Xét về mặt toán học, vĩ độ là giá trị góc được tính bằng đơn vị độ, phút hoặc giây, nằm trong khoảng từ 0° Xích Đạo cho tới 90° (Khu vực hai cực của Trái Đất).
Mọi vị trí có cùng vĩ độ được coi là nằm trên cùng một đường vĩ tuyến. Đây là các đường được vẽ nằm ngang trên bản đồ địa cầu. Vĩ tuyến được xác định bằng kinh tuyến.
Đặc điểm của đường vĩ tuyến đó là: Nó bao giờ cũng vuông góc với đường kinh tuyến tại điểm cắt. Đồng thời, càng kéo dài về phía cực, vĩ tuyến càng có độ dài nhỏ hơn.
Ví dụ: Đường vĩ tuyến gốc trên Trái Đất chỉ có duy nhất một đường và nó được gọi là Xích Đạo. Bất cứ điểm nào trên Thế Giới có đường này đi qua thì đều có vĩ độ = 0. Còn mọi điểm nằm trên đường vĩ tuyến 60 độ Bắc thì sẽ đều có vĩ độ là: 60°B.
* Kinh độ là gì? Kinh độ khác gì vĩ độ?
Kinh độ là giá trị tọa độ địa lý, xét theo hướng Đông – Tây, được kí hiệu là lamda (λ) trong tiếng Hy Lạp. Khác với vĩ độ và vĩ tuyến được biểu diễn bằng một đường nằm ngang thì kinh độ và kinh tuyến lại được biểu diễn bằng một đường dọc.
Kinh độ cũng được xem là một đường kinh tuyến. Đây là đường tạo thành nửa đường tròn trên bề mặt Trái Đất. Kinh tuyến nối liền hai cực Bắc – Nam của địa cầu và vuông góc với mỗi đường vĩ tuyến tại nơi mà chúng cắt nhau.
Kinh độ cùng với vĩ độ được tìm ra để xác định vị trí cụ thể của một điểm trên địa cầu.
Ý nghĩa của “độ” trong toán học
Độ trong toán học có nghĩa là gì? Hãy theo dõi một vài khái niệm sau:
* Hoành độ là sao?
Ngay từ cái tên, chúng ta đã hiểu một phần ý nghĩa của hoành độ. “Hoành” là từ Hán – Việt có nghĩa là ngang. Như vậy, hoành độ là độ ngang.
Trong toán học, ở hệ tọa độ Oxy, trục Ox nằm ngang được gọi là trục hoành. Người ta gọi độ ngang của một điểm bất kỳ là hoành độ. Để xác định hoành độ của một điểm, ta thực hiện gióng điểm đó xuống trục Ox, nếu tương ứng với giá trị bao nhiêu trên trục, thì đó chính là hoành độ.
Ví dụ: Điểm P trên hệ trục Oxy có vị trí như hình vẽ. Để xác định hoành độ của điểm P, ta gióng một đoạn thẳng vuông góc tới trục Ox, rồi sau đó thể hiện bằng nét gạch đứt. Trong hình này, khi gióng xuống, điểm P rơi vào số 2. Vậy hoành độ của điểm P là 2.
* Tung độ là gì?
Ngược lại với hoành độ, tung độ có nghĩa là độ dọc. (Do từ “tung” trong từ Hán – Việt nghĩa là dọc).
Ở trục tọa độ Oxy thì trục Oy chính là trục tung. Để xác định tung độ của một điểm bất kì, ta chỉ cần gióng điểm đó sang ngang rồi xem nó rơi vào vị trí nào trên trục Oy thì đó chính là tung độ.
Cũng với ví dụ ở hình trên, gióng điểm P sang ngang, ta thấy giá trị của P trùng với giá trị 3 trên trục Oy. Như vậy, tung độ của P là 3.
Kết hợp cả hai số liệu đã tìm được, ta kết luận rằng: Tọa độ của P là (2;3). Lưu ý cách viết: Hoành độ trước, tung độ sau, giữa hai giá trị cách nhau bởi dấu chấm phẩy.
* Mật độ là gì?
Trong đo lường, mật độ là đại lượng được sử dụng khá nhiều. Nó thể hiện số lượng vật chất trên từng đơn vị đo (Có thể là chiều dài, diện tích hoặc thể tích).
Ví dụ: Mật độ dân số trung bình tại Việt Nam là: 319 người/km2 (Số liệu tính tới 23/5/2022). Điều này có nghĩa rằng, cứ 1 km2 diện tích tại Việt Nam thì sẽ có trung bình 319 người sinh sống tại đó.
Hay mật độ quần thể là số lượng cá thể sinh sống trên một đơn vị diện tích hoặc thể tích. Mật độ này có ảnh hưởng tới sự sinh tồn và phát triển của cả quần thể. Có thể lấy ví dụ như: Mật độ quần thể rong đuôi chó trên 1 m3 nước ao là 3 gram/m3.
* Mật độ hay được dùng trong lĩnh vực nào?
Mật độ được sử dụng trong lĩnh vực vật lý, địa lý và sinh học. Trong vật lý, chúng ta thường thấy các từ như: Mật độ khối lượng, mật độ hạt, mật độ diện tích, mật độ điện tử, mật độ năng lượng,…
Trong lĩnh vực địa lý thì mật độ dân số, mật độ phân bố dân cư,… là từ mà ta hay bắt gặp.
Cuối cùng, trong lĩnh vực sinh học thì các từ mật độ quần thể, mật độ cá thể của từng loài trong quần xã,… chúng ta được gặp trong chương trình sách giáo khoa ở bậc THPT.
Trường độ là gì trong âm nhạc?
Trong âm nhạc, trường độ thể hiện cho một khoảng thời gian cụ thể. Hay nói cách khác, nó thể hiện độ dài, ngắn của một nốt nhạc tùy vào thời gian tồn tại của sóng âm trong không khí. Trường độ là một đặc tính của nốt nhạc và là cơ sở để tạo nên nhịp điệu.
“Độ” là gì trong tâm linh, tôn giáo?
Trong tâm linh, tôn giáo, từ “độ” chủ yếu được sử dụng dưới dạng động từ, thể hiện sự cứu giúp, ban ơn của các bậc bề trên với người đang gặp khổ nạn, cần sự giúp đỡ. Hoặc là sự chỉ dạy của bề trên về những điều mà chúng ta nên làm để giải thoát, giác ngộ.
Phật độ là gì?
Hiện nay, có nhiều người lầm tưởng rằng Phật độ là chúng ta phải van vái, cầu xin về điều gì thì Phật sẽ cho điều ấy.
Thưc ra, Phật độ ở đây không phải như vậy mà là việc Phật dạy cho chúng ta con đường để giác ngộ, tu tập. Tùy theo tâm nguyên, căn cơ và hoàn cảnh mà chúng ta sẽ tự giải quyết được rắc rối của đời mình mà thoát ra khỏi phiền não, ưu tư.
“Độ ta không độ nàng” là gì? Vì sao hot đến thế?
Câu nói “Độ ta không độ nàng” đã từng trở thành một trend hot trên facebook và mạng xã hội nói chung. Trend này bắt nguồn từ một bài hát Trung Quốc có tên là “Độ tôi, không độ cô ấy” do Tô Đàm Đàm và Giai Bằng trình bày. Về sau, bài hát được du nhập vào Việt Nam.
Lời bài hát Việt được cho là phù hợp là của nhạc sĩ Hamlet Trương và của ca sĩ Phương Thanh kết hợp với sư thầy Thích Đồng Hoàng phỏng lời. Với tiết tấu hay cùng nội dung mới lạ, bài hát đã nhanh chóng lấy được sự ưa thích cũng như ủng hộ lớn từ đông đảo người xem.
Bài hát kể về một câu chuyện tình buồn, đầy bi thương giữa một hòa thượng và một cô quận chúa xinh đẹp. Họ đã quen biết nhau từ nhỏ, lớn lên cùng nhau. Vì vậy mà cô gái đã dành tình cảm đặc biệt cho vị hòa thượng này. Nhưng hòa thượng đã quy y nơi cửa Phật, đã nhìn thấu hồng trần nên đã không đáp lại tình cảm ấy.
Cho đến một ngày, quận chúa bị một tên hoàng tử xấu xa nước láng giềng để ý tới và hỏi cưới, nàng đã không chịu. Quận chúa tới hỏi hoàng thượng rằng: Hoà thượng có dành chút tình cảm nào cho cô ấy không thì vị sư trẻ tuổi đã không trả lời. Nàng đã đáp lại: “Ta hiểu rồi”, sau đó quay mặt đi.
Ngay trước đêm ngày thành thân, tên hoàng tử kia giở thói xấu, hắn ta uống say mèm rồi đòi động phòng, cướp đi mất sự trong trắng của nàng. Vì không chịu nổi sự uất ức, cô quận chúa đã t.ự v.ẫ.n sau đó. Khi hòa thượng biết chuyện thì cũng là lúc nhận ra rằng mình cũng có tình cảm với nàng nhưng đã không chịu thừa nhận. Cuối cùng, vị sư đã đến tìm và k.ế.t l.i.ễ.u tên hoàng tử xấu xa chỉ bằng một nhát kiếm.
Trong cơn đau đớn tận cùng, hòa thượng đã ngước nhìn lên trời cao mà hỏi Phật, rằng vì sao Phật phổ độ cho chúng sinh mà lại không độ nàng? Để nàng phải sống khổ như vậy?
Như vậy, từ “độ” trong câu “Độ ta không độ nàng” cũng có nghĩa là Phật độ, chỉ sự soi sáng, giúp đỡ của Phật cho chúng sinh để thoát khỏi sự khốn khổ, nỗi đau về tinh thần.
Độ là gì trên facebook?
Từ “độ” trên facebook phần lớn là để chỉ trend bài hát “Độ ta không độ nàng” như thegioimay.org đã phân tích ở trên. Vì đây là bài hay, lại gắn với câu chuyện tình yêu ngang trái, đầy tiếc nuối nên mọi người mới thường xuyên nhắc tới và bàn luận về nó nhiều như vậy.
Lời kết
Qua bài viết, chúng ta có thể thấy từ “độ” được sử dụng phổ biến trong nhiều lĩnh vực khác nhau, tùy theo từ mà nó đi kèm hay đứng độc lập. Hy vọng rằng bạn đã biết nghĩa của từ độ là gì và cách sử dụng của nó trong từng trường hợp cụ thể. Đừng quên theo dõi website thegioimay.org thường xuyên để cập nhật bài đăng mới nhất, bạn nhé!