Không khí là gì? Không khí gồm những thành phần nào?

0
không khí là gì
Không khí là gì? Không khí có ở đâu?
Không khí là gì? Không khí gồm những thành phần nào?
5 (100%) 1 vote

Không khí có mặt ở khắp mọi nơi trên Trái Đất và hiện diện ngay bên chúng ta. Thật khó để nói rằng vạn vật trên hành tinh sẽ ra sao nếu không có không khí. Trong bài viết dưới đây, bạn sẽ cùng thegioimay.org tìm hiểu xem không khí là gì? Thành phần của không khí, cũng như vai trò quan trọng mà nó mang tới cho chúng ta nhé!

Không khí là gì?

không khí là gì
Không khí là gì? Không khí có ở đâu?

Dưới góc nhìn khoa học, không khí là một hỗn hợp của nhiều chất khí khác nhau trong đó nitơ và oxy là hai chất chiếm thể tích lớn nhất. 

Còn nếu hiểu theo cách đơn giản nhất thì không khí là lượng chất bao quanh chúng ta, chúng có mặt ở mọi nơi và có vai trò quyết định tới sự sống của con người cũng như hầu hết loài thực vật, động vật trên Trái Đất.

Không khí có những tính chất gì?

Chúng ta đã biết khái niệm không khí là gì rồi, vậy thì sau đây hãy cùng khám phá những tính chất của không khí nhé.

Tính chất đầu tiên của không khí đó là không có màu, không có mùi và cũng không có vị. Thật vậy, chúng ta chỉ biết là không khí có tồn tại thôi chứ chưa có mấy ai “tận mắt” nhìn được không khí như thế nào cả, chúng vốn là vô hình, trong suốt.

Nếu như bạn thắc mắc rằng: Đôi khi bạn cũng ngửi được một số mùi hương trong không khí, vậy thì có phải không khí cũng có mùi riêng không? Câu trả lời là không. Những mùi hương mà bạn ngửi thấy đó là mùi tỏa ra từ những vật khác hòa quyện vào trong không khí. Hay nói cách khác, đây là hiện tượng khuếch tán.

Ví dụ: Khi bạn đi qua cánh đồng vào mùa thu hoạch thì bạn sẽ ngửi thấy mùi lúa chín dịu nhẹ mà dễ chịu. Đó là do mùi hương từ hạt lúa bay lên rồi khuếch tán trong không khí. Còn không khí khi ở dạng nguyên chất thì sẽ không có mùi gì cả.

Tính chất thứ hai của không khí đó là nó không có hình dạng nhất định. Tính chất này khá là giống với chất lỏng. Không khí có thể dễ dàng biến hóa để phù hợp với hình dạng của vật chứa nó. Những quả bóng bay với hình thù khác nhau, lốp xe, phao bơi được bơm căng chính là ví dụ tiêu biểu cho tính chất này.

Tiếp theo, không khí còn có khả năng co dãn, hay nén lại. Điều này sẽ phụ thuộc vào nhiệt độ, áp suất,… Ví dụ: Các máy nén khí có khả năng nén không khí dưới áp suất cao. Do đó, mặc dù những bình khí có thể tích rất nhỏ nhưng lượng không khí chứa bên trong nó lại lớn hơn rất nhiều. 

Hay những lần mà bạn thấy sấm sét xuất hiện trên bầu trời, vì nhiệt độ của tia sét rất cao nên khi nó tiếp xúc với không khí sẽ khiến không khí giãn nở đột ngột, gây ra tiếng âm thanh nổ lớn. 

Không khí gồm những thành phần nào?

không khí là gì
Thành phần chính trong không khí là gì? Là những chất nào?

Không khí có thành phần chính là khí nitơ và khí oxy. Trong đó, nitơ chiếm tới 78%, oxy chiếm 21% và chỉ có 1% là các loại khí khác (Cacbonic, Argon, khí gas,…).

Dù chiếm phần trăm rất nhỏ nhưng khí cacbonic, hơi nước và những khí khác lại có thể gây tác động tới đời sống của con người và sinh vật nếu ở mức quá nhiều. Thông thường, lượng khí cacbonic dao động từ 0,02 – 0,04% còn hơi nước thì dưới 4%. Khi khí hậu thay đổi hoặc theo mùa thì các con số trên sẽ tăng lên hoặc giảm xuống.

Vai trò của không khí đối với sự sống muôn loài

không khí là gì
Không khí duy trì sự sống cho muôn loài trên hành tinh

Không khí có vai trò rất lớn không chỉ trong cuộc sống của con người mà còn của nhiều loài sinh vật. Nếu như không khí mất đi thì có lẽ chúng ta cũng không thể tồn tại được. Dưới đây là vai trò quan trọng của không khí mà chúng ta cần biết:

Không khí mang tới sự sống cho muôn loài: Như chúng ta đã biết, trong không khí, lượng khí oxy chiếm tới trên 20%. Oxy sẽ tham gia vào quá trình trao đổi chất dinh dưỡng, nuôi sống các t.ế b.à.o trong cơ thể con người nói riêng và động vật nói chung. Còn ở thực vật, oxy tham gia vào quá trình hô hấp, giúp chúng giải phóng năng lượng để cung cấp cho quá trình hoạt động.

Không khí cũng giúp tạo ra một lớp dày bao quanh bề mặt Trái Đất, nhờ vậy mà nó có tác dụng làm gia tăng lực cản, ngăn chặn một số tảng thiên thạch khi chúng va vào hành tinh chúng ta. 

Bạn có thể thấy rằng: Thiên thạch khi rơi thường xuyên bị bốc cháy dữ dội. Đó là vì chúng đã tiếp xúc với lớp không khí dày, lực ma sát xuất hiện khiến tảng đá bị nóng lên. Khi điều này xảy ra thì tốc độ rơi của thiên thạch đã chậm hơn nhiều so với lúc mới vào đến bầu khí quyển rồi đó.

Ngoài vai trò chính như trên thì không khí còn giúp con người thư giãn sau những giờ căng thẳng, cải thiện tâm trạng rất tốt. Nếu như bạn muốn giảm stress hiệu quả thì có thể sử dụng liệu pháp mùi hương. Đó là dùng tinh dầu thơm rồi khuếch tán trong không khí. Một số loại tinh dầu sẽ mang tới hiệu quả tích cực như: Cam ngọt, bạc hà, oải hương,…

Không khí và sự cháy có mối quan hệ ra sao?

Mối quan hệ của không khí và sự cháy là rất mật thiết. Ngọn lửa sẽ không thể nào bùng lên nếu ở đó không có không khí. Bởi trong không khí có chứa khí oxy – Loại khí duy nhất giúp duy trì ngọn lửa. Có thể nói rằng, không khí cần cho sự cháy. 

Không khí sạch là không khí như thế nào?

Không khí sạch là loại không khí có lượng tạp chất và các khí khác ở mức rất thấp. Theo tiêu chuẩn từ Bộ tài nguyên và môi trường thì một luồng không khí sạch sẽ đáp ứng đầy đủ về thông số của các loại chất khí hay gặp như: Ôzôn, lưu huỳnh đioxit, cacbon oxit, tổng số lượng hạt bụi trong trạng thái lơ lửng, bụi PM 2.5, bụi PM 10 và chì. 

Cụ thể, thông số được thể hiện qua bảng dưới đây:

không khí là gì
Tiêu chuẩn về các chất trong không khí sạch (Đơn vị: µg/m3)

Nguyên nhân gây ra ô nhiễm không khí và hậu quả đằng sau

Trước khi tìm hiểu nguyên nhân và hậu quả của ô nhiễm không khí thì chúng ta cần biết rõ ô nhiễm không khí là gì trước.

Ô nhiễm không khí là gì? 

Hiểu đơn giản thì ô nhiễm không khí là sự thay đổi đáng kể thành phần của các chất khí có trong không khí hoặc xuất hiện những chất khí đ.ộ.c h.ạ.i khác gây giảm tầm nhìn, phát sinh mùi khó chịu,…

không khí là gì
Nguyên nhân gây nên tình trạng ô nhiễm không khí là gì?

Ví dụ: Ô nhiễm không khí khi đốt rơm rạ gây giảm tầm nhìn, ô nhiễm không khí do khí thải của phương tiện giao thông tạo ra mùi xăng dầu khó chịu,…

Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí là gì?

Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí xuất phát từ hai nguồn chính. Thứ nhất là do tác động của con người. Thứ hai là do tác động của thiên nhiên như: Đ.ộ.n.g đ.ấ.t, núi lửa phun,…

* Con người gây ô nhiễm không khí qua hành động nào?

Đầu tiên là hoạt động sản xuất công nghiệp: Lượng khói bụi, chất thải dưới dạng khí của các nhà máy thải ra hàng ngày, hàng giờ là rất lớn. Chúng bao gồm: khí CO2, CO, SO2 cùng với nhiều chất đ.ộ.c h.ạ.i khác với nồng độ cao.

Những chất khí này dễ dàng len lỏi, khuếch tán trong không khí, để rồi khi chúng ta chẳng may hít vào thì sẽ gây ra tác hại nghiêm trọng với sức khỏe. Đây cũng là lý do mà nhiều ngôi làng “u.n.g t.h.ư” hình thành ở gần khu công nghiệp, khu chế xuất.

Không những tác động tiêu cực lên sức khỏe mà lượng khí thải ở trên còn góp phần tạo ra mưa a.x.i.t. Hạt nước mưa rơi xuống đe dọa tới t.í.n.h m.ạ.n.g của nhiều loài động vật thủy sinh và làm tăng độ chua của đất.

Tiếp theo, không khí ô n.h.i.ễ.m một phần là do khí thải từ các phương tiện giao thông. Nhiều phương tiện cũ kỹ, không được sửa chữa thải ra lớp khói đen đặc ra ngoài môi trường. Không chỉ xe tải cỡ lớn mà cả xe máy hay ô tô nhỏ cũng đều góp phần gây nên ô nhiễm.

Hoạt động xây dựng là nguyên nhân thứ ba khiến cho không khí bị ô n.h.i.ễ.m. Trong quá trình vận chuyển vật liệu, mặc dù đã được che chắn khá kỹ nhưng vẫn có nhiều bụi phát tán ra ngoài môi trường. Ngoài ra, các vật liệu xây dựng như đất, cát bị nghiền nhỏ cũng là nguyên nhân chính gây ra bụi mịn ở thành phố.

Cuối cùng là khí thải đến từ quá trình sinh hoạt. Mặc dù lượng không khí gây hại “đóng góp” cho sự ô nhiễm không lớn như từ hoạt động xây dựng, sản xuất hay giao thông nhưng với số lượng dân số đông thì lượng khí phát ra môi trường cũng không phải là ít. Phần lớn luồng khí ô nhiễm này đến từ hoạt động đốt than, củi, khí gas để đun nấu hay sưởi ấm.

* Tác động của thiên nhiên gây ô nhiễm không khí

núi lửa phun trào
Cột tro bụi n.ú.i l.ử.a có chiều cao lên tới cả hàng chục nghìn mét

Nếu như nhắc tới nguyên nhân gây ô nhiễm khí quyển đến từ thiên nhiên thì có lẽ hai t.h.i.ê.n t.a.i như: N.ú.i l.ử.a hay đ.ộ.n.g đ.ấ.t là tác nhân hàng đầu.

Tro bụi núi lửa là hỗn hợp của đá, khoáng chất và hạt thủy tinh với kích thước rất nhỏ, đường kính của chúng chỉ dưới 2mm. Mỗi lần phun trào thì tro núi lửa được bắn đi với một quãng đường rất xa, trọng lượng lớn, lên tới hàng chục triệu tấn. Chúng lơ lửng trong không khí nhiều năm và gây ô n.h.i.ễ.m tầng khí quyển mà chúng ta đang sinh sống – tầng đối lưu. Nó còn có khả năng vươn tới tầng bình lưu, vốn là tầng nằm ở độ cao 50km.

Chưa dừng lại ở đó, núi lửa còn phun trào ra rất nhiều lưu huỳnh dioxide (SO2) và nitơ oxide (N2O). Từ đó gây nên hiện tượng mưa axit, tác động lớn tới thảm thực vật và động vật.

Tiếp theo là đ.ộ.n.g đ.ấ.t. Bạn còn nhớ tới t.h.ả.m h.ọ.a Fukushima ở Nhật Bản năm 2011 chứ? Đ.ộ.n.g đ.ấ.t không chỉ gây thiệt hại lớn tới t.í.n.h m.ạ.n.g, tài sản của hàng triệu người ở Nhật mà còn gây nên sự cố rò rỉ h.ạ.t n.h.â.n lớn nhất trong lịch sử. Lượng chất p.h.ó.n.g x.ạ này có thể rò rỉ vào bầu khí quyển và bay đi rất xa tới tận biển Thái Bình Dương, gây ô n.h.i.ễ.m không khí nặng, đe dọa tới sức khỏe của nhiều người.

Ô nhiễm không khí gây ra hậu quả gì?

tác hại của ô nhiễm không khí
Hậu quả khôn lường của ô nhiễm không khí là gì?

Cơ thể chúng ta hấp thu khí oxi từ không khí từng giờ, từng giây, từng phút. Vì thế, nếu hít phải không khí ô nhiễm thì chắc chắn hậu quả mà nó để lại cho cơ thể là rất nghiêm trọng, nhất là đối với hệ hô hấp.

Ô nhiễm không khí khiến cho hệ hô hấp của chúng ta bị tăng nguy cơ n.h.i.ễ.m t.r.ù.n.g, gây nên b.ệ.n.h t.i.m m.ạ.c.h, đ.ộ.t q.ụ.y và u.n.g t.h.ư phổi. Đó là còn chưa kể đến những b.ệ.n.h mãn tính khác như: v.i.ê.m p.h.ổ.i t.ắ.c n.g.h.ẽ.n COPD, h.e.n s.u.y.ễ.n, b.ụ.i p.h.ổ.i,… Nhất là đối với trẻ em, người già, phụ nữ mang t.h.a.i hay người có sức đề kháng yếu.

Những việc chúng ta cần làm để bảo vệ không khí trong lành

Chúng ta đã biết được không khí là gì, vai trò to lớn của không khí đối với sự sống và tác hại nghiêm trọng của ô nhiễm không khí đối với sức khỏe. Vì vậy, bảo vệ không khí trong lành chính là bảo vệ cuộc sống của chính chúng ta.

Để giữ không khí sạch hơn, hãy theo dõi những biện pháp dưới đây:

  • Trồng nhiều cây xanh, trồng rừng ở khắp nơi: Có lẽ bạn đã quen với câu nói “Cây xanh là lá phổi của Trái Đất” rồi đúng chứ? Thật vậy, cây xanh không chỉ tạo ra lượng lớn khí oxy từ quá trình quang hợp mà một số loại cây còn có khả năng lọc bụi hay diệt khuẩn hiệu quả. Ví dụ như: Cây thường xuân, cây lan chi, lưỡi hổ, dừa cảnh, kim tiền, cây thông (Diệt khuẩn),…
  • Hạn chế sử dụng vật liệu khó phân hủy, không thân thiện với môi trường: Vì không thể phân hủy nên vật liệu này sẽ bị đốt để xử lý. Nhưng việc đốt rác này lại ô n.h.i.ễ.m không khí nghiêm trọng.
  • Nên ưu tiên sử dụng phương tiện giao thông chạy năng lượng điện thay vì xăng dầu: Những phương tiện này dùng năng lượng sạch nên không có ống xả khí thải. Từ đó giúp hạn chế ô nhiễm đáng kể.
  • Tuyên truyền cho mọi người biết về tác hại của ô nhiễm môi trường: “Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao”. Việc bảo vệ môi trường không khí không phải là hành động của riêng ai mà cần có sự chung tay giúp sức của tất cả mọi người để tạo ra sức mạnh to lớn. Mỗi người thực hiện vài hành động nhỏ sẽ tạo nên một làn sóng lớn.
  • Chia sẻ thông tin, tham gia vào các hoạt động của tổ chức phi lợi nhuận về môi trường, chống biến đổi khí hậu, ô nhiễm không khí,…
trồng cây xanh bảo vệ môi trường
Trồng cây xanh là cách để bảo vệ không khí trong lành hơn

Còn rất nhiều biện pháp nữa mà chúng ta – đóng vai trò là một công dân có thể thực hiện. Nếu bạn biết thêm biện pháp hữu ích khác thì hãy comment dưới bài viết để mọi người cùng biết tới nhé!

Một số câu hỏi khác liên quan tới không khí

Dưới đây là một số câu hỏi xoay quanh về chủ đề “Không khí là gì?” mà thegioimay.org nhận được từ nhiều bạn gửi về. Cùng theo dõi xem đó là câu hỏi gì nha:

Không khí tiếng Anh là gì?

Trong tiếng Anh, không khí được viết là atmosphere. Cách đọc: Át muh spheer. Ngoài ra, không khí cũng được gọi với cái tên là air.

Không khí ở điều kiện bình thường có gì?

Không khí ở điều kiện bình thường chính là ở điều kiện tiêu chuẩn (Điều kiện để thực hiện đo lường trong thí nghiệm vật lý). Điều kiện tiêu chuẩn quy định áp suất không khí nằm ở mức 1 atm tương đương với 100 kPa hay 1 bar.

Còn về nhiệt độ tiêu chuẩn, có nhiều định nghĩa khác nhau được đưa ra. Theo EPA thì nhiệt độ tiêu chuẩn phải ở mức 25 độ C trong khi IUPAC lại cho rằng con số này là 0 độ C.

Trong điều kiện bình thường, không khí ở trạng thái trung hòa về điện (Tức là không mang điện tích).

Không khí có dẫn điện không?

Như đã nói ở trên, nếu ở điều kiện bình thường (Hay tiêu chuẩn), không khí không chứa các hạt mang điện. Vì thế, nó KHÔNG có khả năng dẫn điện.

Lấy minh chứng đơn giản cho điều này, bạn hãy để ý tới các ổ điện trên tường, vì không khí không dẫn điện (Là chất cách điện) nên luồng điện bên trong ổ mới không bị dẫn ra ngoài, phóng lung tung, đe dọa tới sự an toàn của chúng ta.

Không khí dẫn nhiệt tốt hay kém?

Không khí là chất dẫn nhiệt kém, thay vì giúp nhiệt được truyền đi nhanh chóng từ vật này sang vật khác thì không khí lại giúp giữ nhiệt lâu hơn.

Nếu ta đem ra so sánh thì khả năng dẫn nhiệt của không khí kém hơn rất nhiều so với kim loại.

Không khí nặng bao nhiêu?

Thông thường, 1 m3 không khí sẽ có cân nặng là 1,3kg. Đến đây bạn đã biết không khí nặng bao nhiêu rồi chứ. Để tính được khối lượng không khí thì chúng ta cần phải có số liệu về thể tích cho trước.

Không khí khô là gì?

Có nhiều định nghĩa quy định về không khí khô. Định nghĩa thứ nhất, không khí khô là không khí mà không chứa hơi nước. Thực ra điều này khá khó vì ngay cả không khí lạnh (Vốn hơi nước đã bị ngưng tụ bớt) còn có dấu hiệu của hơi nước thì việc không khí có % hơi nước là 0% thì rất khó xảy ra.

Ở định nghĩa tiếp theo, người ta nói rằng, không khí khô là không khí có hàm lượng không khí thấp, khi độ ẩm tương đối giảm xuống còn 40%. Lúc này, da của chúng ta sẽ cảm thấy rất khô và có dấu hiệu bong tróc.

Cũng có một định nghĩa khác quy định về không khí khô. Theo đó, không khí mà có điểm sương thấp (Xuống dưới 32F) thì đã được coi là không khí khô, ngay cả khi chúng có độ ẩm bên ngoài cao.

>>> Bài viết tham khảo: M là gì? ý nghĩa của “M” trong các lĩnh vực đời sống

Lời kết

Qua bài viết trên của thegioimay.org, bạn đã biết không khí là gì và những vấn đề liên quan tới không khí. Có thể thấy rằng, không khí đóng vai trò rất quan trọng trong cuộc sống của tất cả sinh vật trên trái đất, bao gồm cả con người. Vì vậy, chúng ta cần chung tay bảo vệ bầu không khí trong lành ấy. Hãy theo dõi website thường xuyên và hẹn gặp lại bạn ở các bài viết tiếp theo!