Kiểm tra tần số bộ đàm bằng máy dò RF

0
Các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình kiểm tra tần số
Các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình kiểm tra tần số
Kiểm tra tần số bộ đàm bằng máy dò RF
5 (100%) 1 vote

Kiểm tra tần số bộ đàm là công đoạn quan trọng khi sử dụng thiết bị, đòi hỏi người thực hiện phải có kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm. Hiện này, để hỗ trợ tối đa công đoạn này, có nhiều công cụ hỗ trợ ra đời, trong đó có máy dò RF. Cùng tìm hiểu kỹ hơn về sản phẩm nhé!

Kiểm tra tần số bộ đàm bằng máy dò RF
Kiểm tra tần số bộ đàm bằng máy dò RF

Tại sao cần thực hiện kiểm tra tần số bộ đàm?

Mỗi bộ đàm sẽ bao gồm bộ phận thu và bộ phận phát để truyền tín hiệu âm thanh. Trong đó, bộ phận thu được trang bị cường độ tín hiệu nhằm duy trì thông tin liên lạc, còn bộ phận phát sẽ có lượng điện truyền giúp duy trì phạm vi và độ tin cậy của liên kết radio. Việc đo tần số sẽ có vai trò:

  • Đối với máy phát: đo công suất đầu ra. Bởi trên thực tế, công suất thường được chỉ định và chỉ mang giá trị tối đa, không được phép vượt quá quy định của Ủy ban Truyền thông Liên bang. Do đó để điều chỉnh giá trị này, cần đo đạc và so sánh với chỉ số trên để điều chỉnh công suất phu fhopwj.
  • Đối với máy thu: việc đo công suất được gọi là chỉ báo cường độ tín hiệu nhận được (RSSI). RSSI sẽ kiểm soát độ lợi của chuỗi tín hiệu với mạch điều khiển tự động AGC hoặc mạch điều khiển tự động ALC, từ đó duy trì mức tín hiệu phù hợp và ổn định.
Tại sao cần kiểm tra tần số bộ đàm
Tại sao cần kiểm tra tần số bộ đàm

Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình kiểm tra tần số bộ đàm

Yếu tố ảnh hưởng tới quá trình kiểm tra tần số bộ đàm của máy dò RF chính là nhiệt độ. Thông thường, độ ổn định nhiệt độ sẽ được biểu thị bằng dB. Độ ổn định tiêu chuẩn là 0 dB và cho phép tối đa chênh lệch ± 0.5 dB trên toàn bộ dải công suất của thiết bị.

Để tận dụng lợi thế của điểm giao nhau 0dB, đầu ra của bộ khuếch đại công suất (PA) sẽ được lấy mẫu với bộ ghép định hướng, đầu ra bộ ghép sẽ suy giảm xuống điểm giao nhau 0dB của máy dò. Giá trị đầu ra máy dò sau đó được số hóa sang số (ADC) và được gửi tới bộ điều khiển nhúng để tính toán mức công suất.

Công suất được so sánh với giá trị điểm đặt, nếu cao hơn hoặc thấp hơn điểm đặt, bộ điều khiển sẽ dùng bộ chuyển đổi kỹ thuật số to analog (DAC) để điều khiển bộ khuếch đại thu được biến (VGA). Điều này sẽ dẫn đến sự thay đổi công suất ở đầu ra PA. Độ trễ gần 0dB của máy dò sẽ cho phép vòng lặp ALC kiểm soát rất chính xác công suất ra của PA.

Các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình kiểm tra tần số
Các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình kiểm tra tần số

Các loại thiết bị kiểm tra tần số bộ đàm RF được sử dụng nhiều nhất

Trên thị trường hiện hay, có 2 loại máy dò RF 2 loại cơ bản: Logarit và RMS. Khi công suất RF đầu vào được chuyển đổi thành điện áp tỷ lệ thuận với công suất đầu ra, máy dò RMS sẽ tạo thành một đầu ra tỷ lệ thuận với giá trị RMS của tín hiệu, từ đó dẫn đến các hệ quả:

  • Đo và kiểm soát tỷ số sóng đứng (VSWR): ứng dụng phổ biến của RF công suất cao. Lúc này, trở kháng không tương thích với VSWR cao sẽ gây lên phản xạ và làm mất công suất phát.
  • Việc sử dụng cùng lúc 2 thiết bị dò Logarit giúp công suất được đo bằng cách trừ đầu vào và đọc từ đầu ra.

Trên đây là những thông tin về phương pháp kiểm tra tần số bộ đàm bằng máy dò RF. Mong rằng bài viết hữu ích với bạn trong quá trình sử dụng thiết bị.

=> Bộ đàm Kenwood đang Up Sale tới 35% xem chi tiết giá TẠI ĐÂY