Sơ đồ đấu nối máy phát điện với ATS 1 pha và 3 pha

0
Tủ điện ATS là thiết bị tự động chuyền tải nguồn điện từ nguồn điện lưới sang máy phát
Tủ điện ATS là thiết bị tự động chuyền tải nguồn điện từ nguồn điện lưới sang máy phát
Sơ đồ đấu nối máy phát điện với ATS 1 pha và 3 pha
5 (100%) 1 vote

Khi bạn lắp đặt ATS cho máy phát điện thì sẽ giúp duy trì nguồn điện ổn định khi gặp sự cố. Nhưng có không ít bạn chưa nắm rõ sơ đồ đấu ATS với máy phát điện để lắp đặt cho đúng. Đừng lo, hãy theo dõi bài viết dưới đây của thegioimay.org để có câu trả lời cụ thể bạn nhé!

Tìm hiểu tủ điện ATS là gì?

Tủ điện ATS là thiết bị tự động chuyền tải nguồn điện từ nguồn điện lưới sang máy phát
Tủ điện ATS là thiết bị tự động chuyền tải nguồn điện từ nguồn điện lưới sang máy phát

ATS là tên viết tắt của Automatic Transfer Switch, đây là một thiết bị có khả năng tự động chuyền tải nguồn điện từ nguồn điện lưới sang nguồn dự phòng. Nhờ đó giúp đảm bảo duy trì hệ thống điện ổn định, liên tục, ngay cả khi có sự cố mất điện xảy ra.

Những nơi thường được lắp đặt tủ ATS là: Các khu chung cư, khu công nghiệp, nhà máy sản xuất, trường học, tòa nhà, văn phòng, trung tâm thương mại hay bệnh viện,…

Cấu tạo tủ điện ATS có bộ phận nào?

Các bộ phận thường thấy của tủ điện ATS
Các bộ phận thường thấy của tủ điện ATS

Một thiết bị ATS thường có những bộ phận chính như sau:

  • Vỏ tủ điện ATS: Chất liệu làm nên vỏ tủ điện ATS chính là thép mạ kẽm, dày từ 2 – 3 mm. Bên ngoài vỏ tủ được phủ thêm một lớp sơn tĩnh điện để hạn chế quá trình oxy hóa, gây han gỉ bề mặt. Vỏ tủ điện có nhiều kích cỡ đa dạng, tùy thuộc vào từng nhu cầu của người sử dụng và công suất của tủ.
  • Thiết bị chuyển mạch tự động: Đây là bộ phận được thiết kế để có thể chuyển mạch tự động hoặc chuyển bằng tay thủ công.
  • Bộ điều khiển tủ điện: Có nhiệm vụ điều khiển thiết bị chuyển mạch theo thời gian.
  • Hệ thanh cái đồng phân phối điện: Nó sẽ được tính toán tùy theo dòng điện định mức của hệ thống.
  • Các nút nhấn, màn hình hiển thị, hệ thống đèn: Giúp người dùng có thể dễ dàng theo dõi chế độ hoạt động của tủ.

Một số loại ATS còn được tích hợp thêm chức năng cho phép người dùng có thể giám sát và điều khiển tủ từ xa.

Nguyên lý hoạt động của tủ ATS ra sao?

Nguyên lý hoạt động tủ ATS diễn ra thế nào?
Nguyên lý hoạt động tủ ATS diễn ra thế nào?

Vì ATS luôn bao gồm hệ thống chuyển đổi nguồn điện và máy phát điện nên nó có thể theo dõi các nguồn điện, đồng thời chuyển tín hiệu tới máy phát điện nếu chẳng may xảy ra sự cố. 

Trong đó, thiết bị này sẽ cung cấp nguồn điện dự phòng khi nguồn điện chính bị mất pha, mất áp, mất điện hoàn toàn, tần số ở trên hoặc dưới mức cho phép.

Khi điện lưới có điện trở lại thì tủ điện ATS lại thực hiện kết nối phụ tải với nguồn điện chính và ngắt máy phát điện dự phòng.

Ở những dòng tủ ATS cao cấp thì chúng còn có chức năng đồng bộ nhiều máy phát điện cùng lúc để đảm bảo nguồn điện được duy trì và không bị gián đoạn.

Ưu và nhược điểm của tủ điện ATS là gì?

Ưu điểm nổi bật của tủ điện ATS

  • Thường sử dụng đơn giản với một nguồn điện lưới và một nguồn điện dự phòng.
  • Hệ thống có khả năng tùy biến cao với nhiều chế độ hoạt động khác nhau. Nó cũng có thể kết nối với hệ thống cao cấp hơn.
  • Giá thành sản phẩm thường hợp lý.
  • Hệ thống cơ cấu gọn nhẹ, đơn giản, dễ sử dụng, đồng thời có thể tích hợp thêm một số chức năng hiện đại.

Nhược điểm của tủ chuyển đổi tự động ATS là gì?

  • Tủ thường được sử dụng cho các nguồn điện đơn giản với cường độ dòng điện tối đa từ 1600 – 3200 A.
  • Dòng cắt ngắn mạch không chịu được áp lực cao.
  • Nếu sử dụng tủ điện ATS cho hệ thống phức tạp có nhiều nguồn điện lưới và nguồn dự phòng thì sẽ cần phải có bộ điều khiển ATS để xử lý thích hợp cho cả hệ thống.
  • Nếu sử dụng tủ điện ATS cho hệ thống phức tạp thì sẽ tốn nhiều chi phí và diện tích hơn, tùy theo nhu cầu cụ thể.

Các dạng sơ đồ đấu ATS với máy phát điện

Đấu nối máy phát điện với tủ ATS - Sơ đồ mạch ATS
Đấu nối máy phát điện với tủ ATS – Sơ đồ mạch ATS

Nếu ATS và máy phát điện có bảng điều khiển là bộ điện tử thì sẽ có 3 dạng sơ đồ đấu ATS với máy phát điện như sau:

  • Kiểu đấu nối 1: Kết nối tủ ATS với máy phát điện thông qua cổng truyền thông hiện đại.
  • Kiểu đấu nối 2: Kết nối tủ điện ATS với máy phát điện nhờ cổng điều khiển từ bên ngoài.
  • Kiểu đấu nối 3: Kết nối trực tiếp điện lưới vào các bảng điều khiển của máy phát điện.

Cách đấu ATS với máy phát điện chi tiết

Sơ đồ đấu nối máy phát điện với tủ điện chi tiết
Sơ đồ đấu nối máy phát điện với tủ điện chi tiết

Kiểu đấu nối 1 –  Kết nối ATS với máy phát điện qua cổng truyền thông hiện đại: Có khá ít các đơn vị sử dụng kiểu đấu nối này vì bạn cần phải có một khả năng lập trình và chỉ nên kết nối khi nhà máy của bạn có mạng điều khiển nội bộ.

Kiểu đấu nối 2 – Kết nối ATS với máy phát điện nhờ cổng điều khiển bên ngoài: Phần lớn các bảng điều khiển của thiết bị đều có chức năng này. Không chỉ riêng máy phát điện mà các thiết bị khác như máy nén khí, máy làm lạnh nước,… cũng sở hữu.

Nếu bạn sử dụng chức năng điều khiển từ xa cho máy phát điện thì sẽ cần đặt lại kiểu kết nối này cho chức năng chậm tiến độ.

Kiểu đấu nối 3 – Kết nối trực tiếp điện lưới vào bảng điều khiển của máy phát điện: Kiểu kết nối này sẽ chỉ được hỗ trợ nếu máy phát điện của bạn có chức năng ATS Control.

Khi đấu ATS với máy phát điện theo kiểu số 3 này thì bạn sẽ không cần bất kỳ bộ lập trình, nguồn nuôi hay phần tử điều khiển nào trong tủ ATS. 

Điều duy nhất bạn cần đó là hai MCCB (Cầu dao khối – Một loại thiết bị bảo vệ điện) cùng với một khóa chéo về điện cộng sở hữu cơ khí 2 cuộn hút của MCCB. Như vậy thì nó sẽ có thể cấp nguồn nuôi trong khoang của bảng điều khiển xuống.

Lưu ý: Đối với các tủ điện ATS có vị trí đặt xa máy phát điện hoặc các thiết bị MCCB quá lớn thì không nên cho dòng điện MCCB đi qua các tiếp điểm của bảng điều khiển mà bạn nên đặt chúng qua một rơ le trung gian để đảm bảo an toàn.

Lưu ý cần nhớ khi đấu ATS với máy phát điện

  • Bạn vẫn có thể áp dụng 3 kiểu kết nối trên khi tủ ATS sử dụng phần động lực là ATS nguyên khối hoặc máy cắt.
  • Lưu ý tới các ATS có dạng khối, ví dụ như ATS Osung. Mặc dù tủ điện dạng này có sẵn trung tâm điều khiển nhưng bạn vẫn nên sử dụng trung tâm điều khiển của máy phát điện để giúp cho việc đóng cắt ATS khớp hoàn toàn với hệ thống nói chung.
  • Cần lưu ý tới bảo vệ đầu dây phát điện khí đấu nối ATS.
  • Một số nhà sản xuất máy phát điện có tích hợp cầu dao khối MCCB để bảo vệ đầu phát nhưng cũng có một số hãng chỉ đề tên là “Options”. Do đó, bạn cần lưu ý tới việc bảo vệ ngắn mạch cho đầu phát để tránh xảy ra rủi ro cháy đầu máy phát điện.

Lời kết

Trên đây là nội dung về sơ đồ đấu ATS với máy phát điệnthegioimay.org chia sẻ với bạn. Mặc dù việc đấu nối tủ điện với máy phát điện khá đơn giản nếu như bạn đã quen với các thao tác nhưng vẫn có một số cần lưu ý khi thực hiện để tránh rủi ro xảy ra. Nếu như bạn còn có câu hỏi thắc mắc nào thì hãy để lại một comment bên dưới để chúng tôi cố gắng giải đáp giúp bạn nhé!