Trộm vía là gì? Các cách trộm vía cho trẻ sơ sinh đơn giản nhất

0
trộm vía là gì
Có nhiều bạn muốn tìm câu trả lời cho “Trộm vía là j?”, “Trộm vía có nghĩa là gì?”
Trộm vía là gì? Các cách trộm vía cho trẻ sơ sinh đơn giản nhất
5 (100%) 3 votes

Bạn có thắc mắc “Trộm vía là gì” mà được mọi người sử dụng rất nhiều khi khen một em bé không? Nghe có vẻ như liên quan gì đó tới tâm linh vậy. Ngay bây giờ, hãy cùng thegioimay.org vén màn bí mật đằng sau từ trộm vía qua bài viết dưới đây nhé!

Trộm vía là gì?

trộm vía là gì
Có nhiều bạn muốn tìm câu trả lời cho “Trộm vía là j?”, “Trộm vía có nghĩa là gì?”

Trộm vía là từ được dùng phổ biến ở miền Bắc dùng để khen một đứa trẻ, nhất là đối với trẻ sơ sinh. Bên cạnh việc đặt tên xấu cho con với mục đích xua đuổi m.a q.u.ỷ thì trộm vía cũng là một cách nói mang đậm nét văn hóa tâm linh của Việt Nam nói riêng và phương Đông nói chung.

Để hiểu trọn vẹn nghĩa của từ trộm vía là gì, trộm vía là sao thì chúng ta sẽ phân tích từng từ một cách chi tiết.

>>> Bài viết tham khảo: Chạn vương là gì? Những người như thế nào thì gọi là chạn vương?

Vía là gì? Trộm là gì?

Vía là một dạng của tinh thần. Nhờ năng lượng đến từ vía mà con người ta mới có thể sống một cách khỏe mạnh. Trong cổ âm chuyển thể sang tiếng Việt, vía chính là phách.

Sau khi m.ấ.t, vía của con người sẽ tồn tại được thêm trong thời gian ngắn. Theo Phật giáo, đây là hiện tượng “Nhân trung ấm”, sau đó vía sẽ dần tan biến vào hư vô.

Trong chúng ta, ai cũng đều có vía cả. Trẻ em cũng vậy. Thông thường, theo quan niệm dân gian, nam sẽ có ba hồn bảy vía, còn nữ thì có ba hồn chín vía.

Còn trộm là một hành vi lén lút nhằm lấy cắp thứ gì đó của người khác. “Trộm” trong trộm vía không có ý nghĩa như vậy, nó chỉ là một cách nói của người Việt để xin phép không đụng chạm tới vía của bé sơ sinh mà thôi.

Trộm vía nghĩa là gì?

Trộm vía nghĩa là cách nói để khen một đứa trẻ là bụ bẫm, đáng yêu, đẹp đẽ là do thần linh phù hộ. Trộm vía thường được đặt ở đầu câu để tránh việc lời khen bị chuyển thành điềm gở, phản tác dụng.

Ví dụ như: Trộm vía bé nhà chị xinh ghê, trộm vía bé thật dễ thương, trộm vía con bụ bẫm quá,…

Nếu như bạn đã hiểu trộm vía là gì thì hãy nhớ đặt từ này lên trước khi khen một em bé nào đó nhé. Bạn không nên nói trực tiếp là: “Bé cưng xỉu á” hay “Bé thật xinh xắn”,… bởi bố mẹ của đứa trẻ sẽ không thích điều này.

Nguồn gốc của từ trộm vía là gì?

trộm vía là gì
Nguồn gốc của trộm vía là gì? Do đâu mà có?

Như đã nói ở trên, trộm vía có nguồn gốc là từ quan niệm dân gian của người xưa. Theo đó, mỗi người đều có hồn và vía. Tùy theo giới tính mà số lượng hồn và vía sẽ khác nhau. Nam thì là 3 hồn 7 vía, còn nữ thì 3 hồn 9 vía.

Khi một vía nào đó trong cơ thể bị phạm thì người đó sẽ bị suy yếu về sức khỏe, tinh thần. Ngoài ra, người Việt chúng ta tin rằng khi tác động vào bộ phận mắt, miệng, mũi, lưỡi thì sẽ khiến cho vía bị lay động, ảnh hưởng.

Mà trẻ sơ sinh thì có vía rất yếu do bé mới chào đời không lâu. Vì vậy mà khi dành lời khen hay cưng nựng bé thì người ta sẽ phải dùng từ “trộm vía” để không đụng chạm tới vía của bé. Cách nói này cũng nhằm mục đích xin phép thần linh, mong thánh thần phù hộ và bảo vệ cho bé.

Để tránh khỏi sự quấy nhiễu của tà ma, người ta không chỉ nói “trộm vía” để xin thần linh che chở cho em bé mà còn đặt tên xấu cho con với hy vọng ma quỷ sẽ đỡ nhòm ngó.

Ví dụ như thời xưa chúng ta rất hay thấy bố mẹ đặt tên cho con bằng những cái tên rất xấu, ít ý nghĩa như: thằng Cò, cái Cả, cái Út, cái Đỏ, thằng Đỏ, cái Hĩm, Cún, Chó, Tí, Tẹo,… để bé khỏe mạnh, dễ nuôi.

Vì sao phải trộm vía mà không trộm thứ khác

Cùng là chỉ yếu tố về tinh thần, người Việt còn có nhiều khái niệm khác như: hồn, phách, bóng, hình,… Vậy bạn có thắc mắc tại sao người ta lại trộm vía chứ không trộm hồn hay trộm bóng, trộm hình hay không?

Theo tiếng Hán cổ, từ hồn và phía lần lượt chỉ hai từ trong “hồn phách”. Hồn và phách là khác nhau. Trong khi hồn thể hiện sự linh thiêng của con người, kể cả sau khi đã qua đời thì phách (Hay vía) lại đề cập tới mặt khí chất, tức là lúc con người còn sống.

Vì thế, người ta mới nói là trộm vía chứ không trộm hồn vì từ trộm hồn chỉ dùng cho người quá cố mà thôi.

Vậy là bạn đã biết trộm vía là gì và lý do tại sao chúng ta cứ phải sử dụng trộm vía mà không phải là các từ khác rồi đúng chứ?

Các cách trộm vía em bé đơn giản nhất

em bé sơ sinh
Những cách đơn giản, dễ làm để trộm vía là gì?

Trộm vía trẻ sơ sinh thực ra rất đơn giản, dưới đây là một số cách được nhiều người áp dụng:

Thêm từ “trộm vía” vào phía trước câu nói

Không khen trực tiếp các đặc điểm tốt đẹp của bé mà bạn nên thêm từ “trộm vía” vào đằng trước để tránh mang lại điềm gở hoặc phản tác dụng của câu nói. Ví dụ như: Thay vì nói “Bé yêu dễ thương, cute quá” thì bạn nói thành “Trộm vía bé yêu dễ thương, cute quá”.

Nói ngược lại với ý nghĩa muốn truyền tải

Nếu như bạn không sử dụng từ trộm vía thì nên nói ngược lại với hàm ý của mình. Nghĩa là nếu bạn muốn khen em bé thật bụ bẫm, đáng yêu thì hãy nói thành “Trông em bé ghét quá”. Nhưng hãy nhớ, khi đổi cách nói này thì bạn nên lưu ý biểu hiện và cơ mặt nhé. Kẻo ba mẹ bé lại hiểu lầm rằng bạn ghét bé thực sự đó. Cách nói ngược lại này thường được áp dụng bởi người miền Trung và miền Nam.

Đặt tên xấu cho con để tránh tà ma

Một cách trộm vía khác là đặt tên thật xấu cho bé để dễ nuôi, giúp bé hay ăn chóng lớn, tránh được sự dòm ngó, trêu ghẹo của ma quỷ. Bởi những cái tên tầm thường, có phần “xấu xí” sẽ không khiến ma quỷ quan tâm hay chú ý đặc biệt.

Một số cách khác để tránh phải vía cho bé

Bên cạnh những cách trộm vía trên thì đốt vía hay một số cách sau cũng được nhiều người sử dụng:

  • Đốt hạt bồ kết: Hạt bồ kết có tác dụng tẩy uế, thanh lọc môi trường, loại đi luồng khí tà ma rất tốt. Nếu dùng cách này, bạn hãy chuẩn bị một chậu than nhỏ rồi cho vào vài hạt bồ kết để đốt. Sau đó, chòe khoảng 5 phút để mùi hương bay khắp phòng rồi mới bế bé vào.
  • Treo tỏi ở cửa ra vào, để tỏi đầu giường hoặc cho bé mang theo tỏi mỗi khi ra ngoài ban đêm: Theo quan niệm người xưa, ma quỷ rất sợ mùi tỏi nên cách này có thể dùng để tránh cho bé bị phải vía.
  • Treo cành dâu tằm trước cửa: Cành dâu có khả năng xua đuổi tà ma. Cho nên nếu ban đêm bé bỗng quấy khóc hay bị “phải vía” thì bạn hãy lấy cành dâu đó vụt vào không khí gần chỗ bé nằm. Cần thực hiện nhiều lần cho đến khi bé giảm khóc.
  • Đặt dao kéo nơi đầu giường: Không chỉ trẻ nhỏ mà người lớn áp dụng cách này cũng rất hiệu quả. Dao sẽ giúp bé hạn chế gặp phải ác mộng, không bị giật mình hay sợ hãi. Tuy nhiên, trước khi đặt dao, bạn cần đảm bảo an toàn cho bé bằng cách bọc kín đầu nhọn.

Một số câu hỏi liên quan tới trộm vía 

trộm vía là gì
Câu hỏi xoay quanh liên quan tới trộm vía em bé

Trộm vía là gì, các cách trộm vía đơn giản đã được nêu ở phía trên nhưng chắc hẳn bạn vẫn còn câu hỏi thắc mắc. Vậy thì hãy theo dõi một số câu hỏi thường gặp về trộm vía dưới đây nhé:

Trộm vía bỏ bụng là gì?

Trộm vía bỏ bụng là câu nói hay gặp của các bà bầu đang mang thai. Khi sử dụng câu nói này, các bà mẹ thường mong muốn con mình sau này sinh ra sẽ có được những đặc điểm giống với đứa trẻ mà họ đang khen trộm vía.

Ví dụ: Bạn là người đang mang bầu, bạn thấy đứa bé nhà chị hàng xóm rất dễ thương, thông minh, lanh lợi. Lúc này bạn muốn đứa bé trong bụng cũng sở hữu những đặc điểm như vậy thì câu nói phù hợp sẽ là “Trộm vía bỏ bụng”.

Trộm vía bán hàng là sao?

Trộm vía bán hàng là câu nói bạn sử dụng để mong muốn tình hình kinh doanh của cửa hàng nhà mình cũng được tốt giống như người khác. Ví dụ: Nền kinh tế ảm đạm, người dân thắt chặt chi tiêu khiến cho việc buôn bán của bạn cũng không mấy khá khẩm. 

Lúc này, cửa hàng đối diện vẫn có khách khứa ra vào nườm nượp. Để giải vía xấu, bạn có thể mời người hàng xóm đó tới để mở hàng.

Hoặc bạn dùng cách đốt vía cũng sẽ giúp tình hình khả quan hơn. Cụ thể, bạn hãy đứng ngoài cửa tiệm, sau đó đốt một tờ giấy rồi vứt xuống đất. Nếu bạn là nam thì nhảy qua nhảy lại 7 lần, còn nếu là nữ thì con số này là 9 lần. Trong lúc nhảy hãy nói: “Đốt vía đốt vang, vía lành ở lại, vía dữ dời đi” để tăng thêm tính hiệu quả nhé.

Nên viết là trộm vía hay chộm vía?

Theo chính tả, giữa “trộm vía” và “chộm vía” thì từ “trộm” mới là từ viết đúng. Đây là động từ thể hiện sự lén lút lấy đi thứ gì đó của người khác mà không thuộc về mình.

Còn nếu bạn vẫn muốn sử dụng từ “chộm” thì hãy bỏ dấu nặng ở dưới đi, bạn sẽ có một từ đúng chính tả. “Chôm vía” thực chất có nghĩa giống với “trộm vía”. Dựa theo từ điển, chôm là một động từ chỉ sự lấy cắp những vật nhỏ.

Trộm vía là gì trong tiếng Anh?

Vì nước ngoài, phương Tây không có quan niệm giống như chúng ta về hồn và vía nên từ trộm vía khá khó để dịch sang tiếng Anh. Tuy nhiên có một từ khá tương đồng về mặt ý nghĩa là touch wood. Từ này nói tới sự trộm vía, phỉ phui và được người ta dùng mỗi khi muốn tránh điều gì đó không mong muốn xảy ra.

Ví dụ: I have studied traffic rules quite carefully, so I don’t get caught wrong – Touch wood. Tạm dịch: Tôi đã học khá kỹ luật giao thông nên không bị bắt lỗi – Trộm vía.

Lời kết

Vừa rồi bạn đã cùng với thegioimay.org tìm hiểu trộm vía là gì cũng như các cách trộm vía cho trẻ sơ sinh đơn giản, dễ làm nhất. Hy vọng, qua bài viết, bạn đã hiểu thêm được về những từ mà được sử dụng thường ngày và nét văn hóa tâm linh độc đáo của Việt Nam chúng ta. Hãy nhớ theo dõi website thường xuyên, hàng ngày để cập nhật nhiều tin tức mới nhất, bạn nhé!