Nếu bạn đang lo lắng việc phải lái xe đường đèo thì đừng ngần ngại mà không kéo xuống đọc tiếp. Đối với những người có nhiều kinh nghiệm thì tâm lý đỡ hơn tuy nhiên với những người chưa có kinh nghiệm gì thì bạn bắt buộc phải đọc bài này để đảm bảo an toàn cho bản thân khi lái ô tô đường đèo. Bài viết sẽ cung cấp cho bạn 15 kinh nghiệm lái ô tô đường đèo mà bạn phải biết.
Nếu là người hay đọc báo thì chắc hẳn bạn đã bắt gặp nhiều tin liên quan đến tai nạn khi xe đi đường đèo rồi. Chính bởi vậy, khi lái xe đường đèo, bạn cần phải nắm được kỹ thuật cơ bản để không gặp nguy hiểm.
Nội dung chính
- Đừng bỏ qua 15 kinh nghiệm lái ô tô đường đèo mà chúng tôi sẽ trình bày sau đây nhé.
- 1. Cần phải tiến hành kiểm tra phanh xe và lốp an toàn, nhiên liệu đầy đủ
- 2. Hãy luôn nhớ nhường đường cho xe khác
- 3. Lái xe khi lên dốc
- 4. Nguyên tắc khi lái xe xuống dốc
- 5. Hãy chạy chậm
- 6. Đừng bao giờ ôm vạch chia đường
- 7. Nếu đường đèo dốc không rải nhựa:
- 8. Nếu lái xe trong điều kiện thời tiết xấu như sương mù, mưa gió:
- 9. Hãy nghỉ giữa chặng thường xuyên:
- 10. Hãy luôn mang theo nước uống:
- 11. Hãy cảnh giác với những đoạn trơn trượt
- 12. Hãy chú ý với những cảnh báo nguy hiểm:
- 13. Hãy giữ tốc độ hợp lý
- 14. Kỹ thuật phanh
- 15. Hãy luôn đi bám vào phần đường bên phải
Đừng bỏ qua 15 kinh nghiệm lái ô tô đường đèo mà chúng tôi sẽ trình bày sau đây nhé.
1. Cần phải tiến hành kiểm tra phanh xe và lốp an toàn, nhiên liệu đầy đủ
Dù bạn có chuyên nghiệp đến đâu thì cũng không tránh được tình trạng xe bị nổ lốp giữa đường. Chính bởi vậy, trước khi đi, bạn cần phải kiểm tra lốp xem có đủ áp suất không, hệ thống phanh có được đảm bảo không. Nếu lâu chưa thay dầu nhớt thì bạn cũng nên tiến hành thay dầu nhớt đi nhé.
Việc thứ 2, nếu gặp tình trạng nổ hoặc xịt lốp giữa đường thì sao? Phòng còn hơn chữa, bạn hãy chuẩn bị lốp dự phòng, một vài miếng vá lốp và máy nén hơi mini để bơm lốp xe trong trường hợp không gọi được cứu hộ nhé.
Phần nhiên liệu bạn cũng nên cung cấp đầy đủ vì đường đèo thường sẽ không có trạm đổ xăng cho bạn đâu.
2. Hãy luôn nhớ nhường đường cho xe khác
Không như khi bạn lái xe trên đường bằng phẳng, bạn có thể xin vượt một cách dễ dàng. Đối với việc bạn lái xe trên đường đèo mà muốn vượt thì bạn cần phải nhường đường khi cảm thấy an toàn và dành một khoảng thời gian đủ để xe đó trở lại đúng với làn đường của xe khi vượt. Đường đèo có độ dốc sẽ làm hạn chế hiệu suất làm việc của động cơ. Do đó thì thời gian vượt cũng sẽ lâu hơn so với đường bằng phẳng.
3. Lái xe khi lên dốc
Nếu như bạn cần phải làm mát động cơ, thì bạn cần phải tìm nơi đỗ an toàn ngoài đường di chuyển. Bạn không được tắt máy mà phải để cho xe chạy không tải và không bao giờ mở nắp két nước. Nếu muốn động cơ nhanh mát hơn thì bạn hãy bật chế độ sưởi. Tuy nhiên chế độ này lại gây khó chịu cho lái xe, nhất là vào mùa nóng bức
4. Nguyên tắc khi lái xe xuống dốc
Đừng sử dụng phanh hãm xe liên tục. Muốn làm được điều này thì bạn không nên lái xe nhanh khi mà xuống dốc. Đối với loại xe số sàn thì bạn có thể sử dụng số 2, số 3 tùy thuộc vào độ dài và dốc của đèo. Đối với xe số tự động thì bạn hãy trả về chế độ S, L hoặc D1, D2, D3 hoặc là chế độ tự động “+, -”.
Khi bạn bắt đầu đổ đèo thì hãy thiết lập số và tốc độ phù hợp với độ dốc của đèo. Khi thả dốc, bạn chỉ cần dùng phanh thôi nhé. Không được nhấn côn hoặc ga. Khi trôi xuống dốc thì xe sẽ trôi nhanh dần. Lúc này, bạn hãy nhấn phanh khoảng 3 giây sau đó nhả ra để xe tự trôi. Áp dụng như vậy cho đến khi xe đổ đèo xong.
5. Hãy chạy chậm
Hãy chạy chậm vì an toàn của bạn. Nếu như tốc độ của bạn làm ảnh hưởng đến các xe phía sau thì bạn hãy lùi vào một bên để cho các xe đó vượt. Đừng vì các xe phía sau mà bạn chạy tốc độ nhanh nếu như chưa quen đường hoặc không tự tin vào việc lái trên đường đèo.
6. Đừng bao giờ ôm vạch chia đường
Có khá nhiều lái xe có tâm lý bám vạch chia đường để chạy cho dễ. Tuy nhiên, nếu có nhiều xe chạy trên đường thì không nên dùng phương pháp này. Đối với xe đi ngược chiều vào cua rất dễ đâm vào nhau.
7. Nếu đường đèo dốc không rải nhựa:
Có 3 nguyên tắc khi đi vào đường đèo dốc xấu:
- Thứ nhất, bạn cần phải theo dõi tình hình thời tiết ở nơi sắp đến. Mưa lớn sẽ ảnh hưởng đến chất lượng đường và sự an toàn của bạn.
- Thứ hai, bạn cần phải đi chậm và cua rộng hơn so với mặt đường rải nhựa.
- Thứ ba, hãy báo cho người khác biết nơi bạn đi đến để có thể ứng cứu trong trường hợp bất chắc.
=>> Bạn cần biết: Doanh thu là gì? Phân biệt doanh thu thuần và doanh thu ròng
8. Nếu lái xe trong điều kiện thời tiết xấu như sương mù, mưa gió:
Trong trường hợp này, bạn cần phải đi chậm, quan sát nhiều hơn, tiến hành bật đèn sương mù và hãy bám vào vạch kẻ đường. Thời tiết xấu khiến cho độ bám của xe giảm, và xấu hơn là đường đèo có thể bị sạt lở. Chính bởi vậy bạn cần phải cẩn thận trong quá trình lái xe.
Nếu được thì tốt nhất, khi trời sương mù và mưa gió, bạn không nên lái xe đường đèo nếu không có nhiều kinh nghiệm.
9. Hãy nghỉ giữa chặng thường xuyên:
Khi lái xe ô tô đường đèo đòi hỏi bạn phải tập trung cao độ. Điều này sẽ khiến cho bạn dễ bị mệt mỏi. Chính bởi vậy mà bạn cần phải nghỉ giữa chặng thường xuyên. Điều này giúp bạn tỉnh táo để lái xe an toàn.
10. Hãy luôn mang theo nước uống:
Khi bạn lái xe đường đèo có độ dốc cao sẽ khiến cho bạn cảm thấy mệt mỏi. Chính bởi vậy, bạn hãy cung cấp cho cơ thể đủ nước để đỡ mệt.
11. Hãy cảnh giác với những đoạn trơn trượt
Nếu như bạn di chuyển với tốc độ cao qua những đoạn đường bị ướt hoặc ngập nước (đặc biệt là đối với những khúc cua) thì sẽ khiến cho xe bị văng và mất lái rất nguy hiểm.
12. Hãy chú ý với những cảnh báo nguy hiểm:
Đường đèo ẩn chứa nhiều nguy hiểm so với đường đồng bằng. Do đó, đối với những lái xe quen lái ở đường đồng bằng thì bạn cần phải chú ý đến những cảnh báo nguy hiểm để giữ được an toàn cho bản thân mình.
Những tấm biển mà bạn cần phải chú ý đó là cua liên tục, độ dốc lớn, đá rơi hay là những nơi mà hay có súc vật chạy qua đường,…Điều này giúp cho bạn chuyển số chủ động khi đi qua những đoạn đường này.
13. Hãy giữ tốc độ hợp lý
Nếu như bạn lái xe theo đoàn thì cũng đừng vì chuyện thấy xe đằng trước lao vun vút với những pha ôm cua ngọt lịm mà cũng hùa theo. Bạn hãy nên nhớ rằng họ có kỹ năng tốt và kinh nghiệm đổ đèo dày dặn. Nếu bạn không có kinh nghiệm nhiều thì đừng làm theo vì điều này sẽ gây nguy hiểm cho bạn đó.
Hãy lái với một tốc độ an toàn, có thể xử lý vào cua được và chủ động giảm tốc nếu như thấy có cảm giác chiếc xe lao hơi nhanh.
Tốc độ phù hợp là tốc độ mà bạn có thể xử lý được những góc cua. Xe sẽ lao theo quan tính và ít khi phải sử dụng đến chân ga.
Bạn hãy luôn đi đúng làm đường của mình. Đặc biệt là những khúc cua có vạch liền vì vị trí này là vị trí mất tầm nhìn, dễ xảy ra tai nạn.
14. Kỹ thuật phanh
Sử dụng phanh đúng là một vấn đề quan trọng khi bạn đi đường đèo. Trước mỗi chuyến đi thì bạn hãy dành thời gian kiểm tra lại hệ thống phanh của xe như đai an toàn, má phanh hoặc những bộ phận hỗ trợ giảm tốc.
Bạn không được dà phanh liên tục. Vì khi bạn tiến rà phanh liên tục và nhiều, thì phần má phanh của xe bị ma sát, từ đó mà hệ thống phanh nóng lên, dầu của phanh sẽ sôi lên gây ra nhiều nguy hiểm cho xe.
15. Hãy luôn đi bám vào phần đường bên phải
Hãy luôn đi đúng làn đường của mình
Khi xe xuống dốc khúc quanh thì bạn hãy đi theo phần đường bên phải và đừng chạy nhanh để hạn chế lực ly tâm đẩy xe ra hoặc hạn chế những sự cố sẽ xảy ra mà bạn không xử lý kịp.