Cách chạy xe tay côn khi lên xuống dốc,tắc đường an toàn nhất

0
Cách chạy xe tay côn khi lên xuống dốc,tắc đường an toàn nhất
Đánh giá bài viết

Việc sở hữu và điều khiển một chiếc xe tay côn luôn là mong muốn của rất nhiều người. Tuy nhiên, không phải ai cũng có kinh nghiệm trong việc lái xe của mình lên xuống dốc sao cho an toàn. Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn các bạn cách chạy xe tay côn lên xuống dốc, tắc đường an toàn và hiệu quả nhất. 

Xe tay côn là gì?

Trước khi tìm hiểu về cách chạy xe tay côn, chúng ta phải biết định nghĩa xe tay côn là gì? Xe tay côn hay còn được gọi là Ambraya, là loại xe có hệ thống đóng ngắt ly hợp bằng tay. Loại xe này đòi hỏi người lái phải sử dụng linh hoạt cả hai chân và ăn khớp với nhau trong suốt quá trình di chuyển.

Xe tay côn hiện nay không còn xa lạ đối với mọi người

Xe tay côn hiện nay không còn xa lạ đối với mọi người

Chạy xe tay côn được coi là một môn nghệ thuật chơi xe, tiếng pô hay hơi xe sẽ mang lại những cảm nhận tuyệt vời cho những người yêu xe và đam mê tốc độ. Vậy làm sao để chạy xe tay côn luôn được êm và bền bỉ? Cùng theo dõi cách chạy xe tay côn lên dốc trong phần tiếp theo của bài viết. 

Bạn đọc quan tâm: Côn xe máy là gì – Những thông tin hữu ích nhất hiện nay

Kinh nghiệm khi chạy xe tay côn

So với xe tay ga thì xe tay côn không phải là một thị trường lớn, tuy vậy dòng xe này vẫn được rất nhiều bạn trẻ quan tâm bởi thiết kế đầy chất thể thao cùng với động cơ mạnh mẽ gây phấn khích.

Khác với các loại xe số thông thường, xe tay côn yêu cầu người lái phải sử dụng số phù hợp với tốc độ, đồng thời phải kết hợp với tay côn một cách hài hòa. Để hiểu hơn về các kỹ thuật xe tay côn, các bạn có thể áp dụng các nguyên tắc dưới đây: 

Nguyên tắc 1: Ngắt côn nhanh – nhả côn từ từ

Khi ngắt côn, bạn nên làm dứt khoát, nhanh chóng và khi thả tay côn thì người lái cần phải từ từ để cảm nhận được các bố ly hợp ép sát vào nhau. Chỉ nên tăng ga khi xe bắt đầu di chuyển, tránh tăng ga trước rồi mới nhả côn.

Kinh nghiệm chạy xe tay côn không phải ai cũng biết?

Kinh nghiệm chạy xe tay côn không phải ai cũng biết?

Việc này sẽ giúp xe không bị giật, bốc đầu hoặc chết máy trong quá trình di chuyển. Bạn nên nhớ nguyên tắc hoạt động của xe tay côn đó là “côn ra thì ga vào”, tức là khi tay trái nhả côn từ từ thì tay phải đồng thời mở ga.

Nguyên tắc 2: Chạy xe với vận tốc phù hợp với số 

Từ 0 – 10 km/h đi số 1.

Từ 10 – 30 km/h đi số 2.

Từ 30 – 50 km/h đi số 3.

Từ 50 – 80 km/h đi số 4.

Cuối cùng, trên 80 km/h đi số 5 hoặc số 6.

Nguyên tắc 3: Khi chạy xe trong thành phố hoặc những nơi đông đúc

Khi bạn chạy ở những nơi đông đúc thì rất dễ bị mỏi tay bởi phải thực hiện thao tác bóp và nhả côn liên tục. Những người mới tập lái xe tay côn thường hay để xe bị chết mới bởi khi phối hợp giữa côn và ga không đều.

Bên cạnh đó, để chuyển số, bạn phải đảm bảo côn được ngắt hoàn toàn, có nghĩa là tay phải bóp côn hết vào. Khi nhả côn để xe chuyển động, phải phối hợp nhịp nhàng giữa tay ga và tay côn để việc sang số diễn ra an toàn.

Chỉ khi thực hiện đúng thao tác nhả côn lên ga, côn mới không bị nhanh mài mòn, động cơ mới luôn khỏe và tránh bị ì. Nếu bạn áp dụng tốt nguyên tắc 1 thì bạn có thể yên tâm đi xe trong những nơi đông đúc.

Bạn đọc quan tâm: Ic xe máy có tác dụng gì đối với xe máy?

Hướng dẫn cách chạy xe tay côn an toàn

Cách chạy xe tay côn khi lên dốc

Nếu bạn muốn chạy xe tay côn lên dốc, việc đầu tiên bạn cần làm đó là điều chỉnh tốc độ. Chuyển hết sang số rồi mới buông hết tay côn, làm như vậy xe sẽ chạy được bền hơn. Khi muốn đề ga, bạn phải thả côn hết cỡ đến khi nào hết tốc độ thì mới được nhả côn ra.

Đặc biệt là không được lạm dụng việc về số quá nhiều, điều này sẽ dễ gây ảnh hưởng tới tay côn. Khi chạy xe lên dốc, bạn có thể bắt gặp một trong số những trường hợp sau:

– Xe chở 2 người: Giảm tốc độ, bạn đang điều khiển xe ở tốc độ nào thì nên về số đó. Lên dốc càng cao thì về số càng thấp nhưng không được điều chỉnh quá mạnh hoặc quá nhẹ để tránh gặp những sự cố.

– Xe không lấy được đà và bị dừng ở chân dốc: Ở một số trường hợp, khi bạn vào số 1 sau khi khởi động và ga mạnh để vượt dốc nhưng khi đã vượt qua dốc rồi thì nên nhả ga ngay. Cần chú ý dốc là đường lớn hay hẻm để tìm cách xử lý cho tốt.

– Xe chết máy giữa dốc: Bạn cần nhanh chóng bóp phanh tay và chống chân rồi mới khởi động lại máy để đi tiếp. Sau đó, về ga số 1 và cố gắng giữ thăng bằng, nhả côn và ga xe khi xe khởi động.

Lưu ý: Không được nhả hết côn thì có thể khiến xe chết máy, tuyệt đối không nhả phanh chân khi chưa đủ tốc độ để tránh tránh hợp bị trôi ngược xe về phía sau.

Cách chạy xe tay côn khi xuống dốc

Ngoài đảm bảo an toàn khi chạy lên dốc thì xuống dốc cũng là một trong những vẫn đề được nhiều người quan tâm. Rất nhiều người khi mới tập chạy xe tay côn thường để xe tự trôi, để âm côn và rà phanh đẻ hãm xe lại. Khi chạy xe tay côn xuống dốc, bạn phải để máy nổ, vào số và không được để âm côn.

Dốc càng cao số càng thấp và động cơ có thể ghì số lại để rà thêm phanh. Nếu xe bị khựng lại có nghĩa là bạn đang ở số cao, phải xuống thêm một số để đảm bảo an toàn cho suốt quá trình di chuyển.

Chạy xe tay côn xuống dốc cần phải cẩn thận

Chạy xe tay côn xuống dốc cần phải cẩn thận

Thực hiện theo quy tắc lên số nào thì xuống số đó, bạn nên áp dụng khi chạy đường đốc. Nguyên tắc này giúp bạn duy trì được tốc độ và cấp số hợp lý với đoạn dốc đang đi.

Nếu bạn đang đi lên dốc mà gặp nhiều xe tải, xe đầu kéo,…thì bạn cần phải hết sức cẩn thận vì xe máy có thể là nạn nhân của các xe lớn nếu bị tụt dốc, mất phanh.

Cách chạy xe tay côn khi tắc đường

Khi tắc đường, xe tay côn rất dễ bị tắt máy hoặc chết máy nên bạn cần phải chú ý kết hợp khéo léo, nhẹ nhàng giữa côn và tay ga. Bạn thả nhẹ tay côn khi vào số 1 thì xe sẽ tự động chạy mà không cần ga và khi chạy với tốc độ dưới 5km/h thì bạn bắt buộc phải đi số này.

Bài viết dưới đây đã hướng dẫn bạn một số cách chạy xe tay côn lên dốc và xuống dốc cho người mới. Với những kỹ năng này, hy vọng bạn có thể điều khiển chiếc xe của mình một cách an toàn nhất. Còn nếu bạn chưa chắc chắn về khả năng chạy xe tay côn của mình thì không lên vượt dốc hay đổ đèo quá cao vì an toàn là trên hết.