Cấu tạo máy bơm mỡ

0
Máy bơm mỡ bằng điện
Cấu tạo máy bơm mỡ bằng điện
Cấu tạo máy bơm mỡ
5 (100%) 1 vote

Trên thị trường thiết bị công nghiệp hiện nay có rất nhiều loại máy bơm mỡ khác nhau. Mỗi loại có cấu tạo và nguyên lý hoạt động riêng. Nếu bạn đang quan tâm về cấu tạo máy bơm mỡ khí nén, bằng  điện, bằng tay chân thì hãy tham khảo ngay bài chia sẻ sau đây của chúng tôi.

Cấu tạo của máy bơm mỡ
Cấu tạo máy bơm mỡ

Máy bơm mỡ là gì?

Máy bơm mỡ là một loại máy móc có tính ứng dụng cao trong ngành sửa chữa ô tô. Đặc biệt khi số lượng ô tô tại Việt Nam ngày một tăng cao thì nhu cầu sử dụng máy bơm mỡ cũng nhiều hơn.

Máy bơm mỡ được hiệu là một loại máy chuyên sử dụng để bơm mỡ bò cho các động cơ xe ô tô, xe tải… giúp bôi trơn các chi tiết máy móc hoạt động êm ái và trơn tru hơn. Hiện nay trên thị trường có 3 loại máy bơm mỡ phổ biến như sau:

  • Máy bơm mỡ khí nén
  • Máy bơm mỡ bằng điện
  • Máy bơm mỡ bằng tay – chân

Mỗi loại máy bơm mỡ này lại có cấu tạo và nguyên tắc hoạt động hoàn toàn khác nhau. Tùy theo nhu cầu sử dụng mà bạn sẽ có sự lựa chọn chiếc máy bơm mỡ phù hợp.

Cấu tạo máy bơm mỡ bằng tay – chân

Việc nắm rõ cấu tạo của máy bơm mỡ sẽ giúp người sử dụng có những kiến thức cơ bản nhất và cách sử dụng đạt hiệu quả tốt nhất. Về cơ bản cấu tạo của máy bơm mỡ bằng tay và bằng chân khá giống nhau. Cụ thể cấu tạo của máy bơm mỡ bằng tay – chân gồm các bộ phận như sau:

Máy bơm mỡ bằng tay
Máy bơm mỡ bằng tay OKASU
  • Thùng chứa mỡ: Đây là bộ phận được thiết kế dùng để chứa mỡ bò. Thông thường mỗi dòng máy sẽ có thể tích thùng chứa khác nhau. Tuy nhiên máy bơm mỡ bằng tay – chân thường có dung tích thùng chứa khoảng 12l.
  • Dây bơm mỡ: Bộ phận này thường được làm từ nhựa dẻo, phần đầu được lắp vào đầu bơm mỡ.
  • Đầu bơm mỡ: đây là bộ phận được thiết kế đóng vai trò trực tiếp bơm mỡ vào các bộ phận của máy.

Tuy có cấu tạo khá giống nhau nhưng hai loại máy bơm mỡ này cũng có những điểm khác nhau cơ bản như:

  • Máy bơm mỡ bằng tay sẽ có thêm bộ phận tay cầm được lắp phía trên đầu máy. Đây là một bộ phận quan trọng giúp cho người mua có thể dựa vào nhu cầu sử dụng mà chọn mua máy bơm mỡ bằng chân hay bằng tay.
  • Đối với máy bơm mỡ bằng chân thì bộ phận dùng để hỗ trợ bơm mỡ ra được thiết kế dạng bàn đạp khác hẳn so với máy bơm mỡ bằng tay.

Cấu tạo máy bơm mỡ bằng điện

So với máy bơm mỡ bằng tay – chân thì cấu tạo máy bơm mỡ bằng điện được thiết kế phức tạp hơn. Cấu tạo các bộ phận của máy bơm mỡ bằng điện gồm có:

Máy bơm mỡ bằng điện
Cấu tạo máy bơm mỡ bằng điện

Thùng chứa mỡ

Đây là một bộ phận quan trọng trong cấu tạo của máy bơm mỡ. Thùng chứa mỡ có tác dụng tích trữ mỡ bò, cung cấp mỡ cho quá trình bơm của máy. Tùy từng dòng máy bơm mỡ bằng điện khác nhau mà dung tích chứa của thùng chứa mỡ sẽ được thiết kế khác nhau.

Ví dụ như: máy bơm mỡ bằng điện Palada PD6040 có sức chứa lên đến 40 lít.

Súng bơm mỡ

Súng bơm mỡ là một bộ phận dùng để tra mỡ trực tiếp vào các chi tiết máy. Đây được xem là bộ phận cơ bản của máy bơm mỡ bò. Theo nguyên lý hoạt động thì mỡ sẽ từ thùng chứa qua dây dẫn truyền đến súng bơm để bôi trơn cho chi tiết máy.

Động cơ điện

Đây là bộ phận có nhiệm vụ vô cùng quan trọng trong cấu tạo máy bơm mỡ điện. Bộ phận này tạo nên sự khác biệt giữa máy bơm mỡ điện với các loại máy khác. Nó giúp cho quá trình bơm mỡ từ thùng chứa mỡ đến súng điện được nhanh hơn. Từ đó năng suất lao động được nâng cao, tiết kiệm thời gian và chi phí làm việc.

Dây dẫn

Dây dẫn của máy bơm mỡ bằng điện được thiết kế một đầu nối với hộp động cơ điện, đầu còn lại nối với súng bơm mỡ. Chất liệu sử dụng để sản xuất dây dẫn này thường là nhựa dẻo có độ bền cao, chịu được những tác nhân xấu từ môi trường bên ngoài.

Cấu tạo máy bơm mỡ khí nén

Cấu tạo của máy bơm mỡ khí nén khá phức tạp. Cụ thể cấu tạo của loại máy này gồm các bộ phận như sau:

Máy bơm mỡ khí nén
Cấu tạo máy bơm mỡ khí nén

Đồng hồ đo áp lực khí

Bộ phận này được thiết kế để đo áp suất giúp người dùng có thể kiểm tra và xác định mức áp suất phù hợp trong quá trình sử dụng máy. Đi kèm với đồng hồ đo áp lực còn có cụm điều chỉnh giúp người dùng có thể tăng giảm áp lực khí dễ dàng.

Cụm cấp hơi

Đây là một bộ quan trọng kết nối nguồn cung cấp khí nén và máy với nhau. Khí nén được cung cấp vào bên trung máy bơm mỡ nhờ bộ phận này và hình thành áp suất đẩy, bơm mỡ một cách nhịp nhàng từ thùng chứa ra các chi tiết máy.

Tấm ép mỡ

Bộ phận này được thiết kế lắp đặt trên bề mặt thùng chứa. Nó có tác dụng đẩy mỡ đi xuống ống hút mỡ, cung cấp lượng mỡ ra trong suốt thời gian máy hoạt động.

Dây dẫn mỡ áp lực cao

Bộ phận này được chế tạo từ nhựa dẻo, cao su, có độ bền chắc cao, chịu được va đập ít bào mòn. Lớp giữa ống được gia cố bằng dây thép xoắn có thể chịu được áp suất lên đến 60Mpa. Thiết kế đầu dây dẫn được lắp đặt nối với máy bơm mỡ, còn một đầu được lắp với bộ phận súng bơm mỡ.

Bộ phận súng bơm mỡ

Đây là bộ phận quan trọng dùng để bơm mỡ vào các chi tiết máy. Cụ thể dưới tác dụng của áp lực mỡ sẽ đi từ thùng chứa mỡ qua dây dẫn mỡ áp lực cao đến súng bơm mỡ. Khi sử dụng bạn chỉ cần điều khiển súng và bóp cò. Sau đó mỡ bò sẽ được phun vào vị trí các chi tiết máy mà bạn muốn bôi trơn.

Thùng chứa mỡ bò

Đây là bộ phận đóng vai trò lưu trữ mỡ trong quá trình thực hiện bơm mỡ. Thùng chứa mỡ của máy bơm mỡ khí nén được thiết kế với dung tích chứa rất đa dạng. Dựa vào nhu cầu sử dụng khách hàng có thể lựa chọn được loại máy có dung tích thùng chứa mỡ phù hợp.

Trên đây là những thông tin cơ bản về cấu tạo của máy bơm mỡ bằng tay – chân, máy bơm mỡ bằng khí nén, máy bơm mỡ bằng điện. Hy vọng bài viết đã đem lại những thông tin hữu ích đến với bạn đọc.

SHARE
Previous article[Hỏi đáp] Mã lực là gì? 1 mã lực bằng bao nhiêu cc
Next articleCách sử dụng máy bơm mỡ khí nén
Tôi là Tiến. Tôi sẽ chia sẻ đến các bạn những bài viết hữu ích nhất bằng những kinh nghiệm mà tôi có được. Mong rằng mọi người đọc bài viết thấy hữu ích hãy để lại 5 sao và chia sẻ bài viết cho mọi người cùng đọc, cùng tìm hiểu.