Có thực mới vực được đạo là gì? Cách áp dụng trong cuộc sống

0
Cần phải “có thực” thì mới vực được “đạo”
Cần phải “có thực” thì mới vực được “đạo”
Có thực mới vực được đạo là gì? Cách áp dụng trong cuộc sống
5 (100%) 1 vote

Ca dao, tục ngữ thường được ứng dụng rất nhiều trong cuộc sống để thể hiện một ý nghĩa nào đó. Vậy có thực mới vực được đạo là gì, bạn đã từng nghe tới câu này chưa? Cách áp dụng câu nói trên trong cuộc sống thế nào? Không để bạn chờ lâu, trong bài viết dưới đây, thegioimay.org sẽ giải thích chi tiết, dễ hiểu cho bạn.

Có thực mới vực được đạo là gì?

Cần phải “có thực” thì mới vực được “đạo”
Cần phải “có thực” thì mới vực được “đạo”

“Có thực mới vực được đạo” là một câu thành ngữ được lưu truyền trong dân gian từ lâu. Nếu xét theo ý nghĩa phổ biến nhất, được hiểu bởi đa số mọi người thì “thực” ở đây chính là ăn uống, “vực” là đạt tới, còn “đạo” là đạo lý. 

Như vậy, nghĩa của câu thành ngữ trên là là: Cần phải ăn uống đầy đủ để có sức khỏe trước tiên, rồi sau đó mới đạt theo Đạo được. Đời sống vật chất phải đầy đủ, đáp ứng trước rồi sau đó con người ta mới nghĩ tới đời sống tâm linh. Điều này cũng khá đúng, bởi vì nó tuân theo chủ nghĩa duy vật biện chứng: Vật chất quyết định ý thức.

Ngoài ra, câu tục ngữ trên còn mang một ý nghĩa khác sâu xa hơn: Chúng ta cần thiết phải quan tâm tới những điều căn bản, cốt lõi nhất rồi mới quan tâm tới những thứ cao siêu, ví dụ như ước mơ hay mộng tưởng mà ta đang hướng đến.

Có thực mới vực được đạo tiếng Anh là gì?

Trong tiếng Anh, có một câu có nghĩa khá tương đồng với “Có thực mới vực được đạo” là: Fine words butter no parsnips. Câu này có nghĩa rằng: Không nên quá tin những lời nói suông, ngon ngọt mà cần phải tin vào hành động, khả năng thực hiện vấn đề.

Điểm danh 4 cách ăn trong “có vực mới thực được đạo”

Có tới 4 cách ăn khác nhau, bạn có biết?
Có tới 4 cách ăn khác nhau, bạn có biết?

Như đã nói ở trên, nếu xét theo nghĩa phổ biến thì câu “Có thực mới vực được đạo” có ý nghĩa là: Cần quan tâm tới việc ăn uống, duy trì sự sống trước rồi quan tâm tới “công to việc lớn” sau. Vậy bạn có biết, ăn uống chia ra làm mấy loại không?

Theo quan niệm của Phật giáo thì con người có tới 4 cách ăn:

  • Đoàn thực: Thức ăn được vo tròn lại rồi mới đưa vào khoang miệng. Vì thế kích thước thức ăn vừa phải, không gây tình trạng nhai nhồm nhoàm, hại sức khỏe. Đoàn thực là một cách ăn hợp lý.
  • Xúc thực: Cách ăn uống này giúp ta cảm nhận thực tại một cách rõ nét thông qua ngũ quan. Trong đó, mắt nhìn nhận màu sắc của món ăn, tai là âm thanh, mũi ngửi mùi hương hấp dẫn từ đồ ăn, thân là cảm giác đụng chạm, tiếp xúc còn ý là pháp trần.
  • Tư niệm thực: Đây là những hoài bão to lớn, ước mơ sâu xa của bản thân vẫn đang được ấp ủ thực hiện.
  • Thức thực: Là những thứ ở ngoài môi trường sống, tác động trực tiếp vào tâm thức của mỗi người. Điều này khá giống với câu “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”. Nếu bạn ở trong một môi trường tích cực thì bạn cũng sẽ có tâm thức tốt. Còn nếu bạn ở trong môi trường tiêu cực, đ.ộ.c h.ạ.i thì tâm thức của bạn cũng sẽ bị ảnh hưởng.

Trong 4 cách ăn trên thì chỉ có “đoàn thực” là cách ăn liên quan tới vật chất, tức ăn no, ăn đủ, 3 cách ăn còn lại chỉ về mặt tinh thần, tâm thức.

Ý nghĩa đằng sau của có thực mới vực được đạo 

Không chỉ có một nghĩa duy nhất mà “Có thực mới vực được đạo” còn được hiểu theo những cách khác nhau, tùy theo từng khía cạnh cụ thể:

Theo khía cạnh của tôn giáo, triết học

Chỉ khi đã no đủ thì chúng ta mới hăng hái tìm hiểu về tâm linh
Chỉ khi đã no đủ thì chúng ta mới hăng hái tìm hiểu về tâm linh

Nếu như hiểu theo khía cạnh tôn giáo thì câu thành ngữ trên sẽ mang ý nghĩa là: Nhu cầu vật chất là cái cần thiết trước tiên của cuộc sống. 

Bạn sẽ không thể hăng hái đi tới nhà thờ, chùa chiền để theo học đạo nếu sức khỏe không được đảm bảo, ăn không no, ngủ không đủ. Ví dụ: Bạn có để ý rằng những người vô gia cư hay ăn xin họ rất ít khi có nhu cầu hướng tới đời sống tâm linh không? Bởi họ còn đang lo từng bữa cơm hàng ngày thì làm sao có thời gian để thấu hiểu đạo lý được.

Theo triết học, câu thành ngữ trên thể hiện mối quan hệ giữa vật chất và nhu cầu. Trong đó, vật chất quyết định ý thức: 

Một khi nhu cầu vật chất được đáp ứng thì con người mới hướng tới đời sống tâm linh, mới hành đạo được.

Theo khía cạnh mục tiêu, đích đến

Theo khía cạnh mục tiêu, đích đến thì câu tục ngữ “Có thực mới vực được đạo” nhấn mạnh rằng: Chúng ta cần có sức khỏe, phải ăn uống đầy đủ thì mới tới được đích đến mà mình đặt ra. Trong đó, “thực” là lương thực, đồ ăn, còn “đạo” ở đây không phải là đạo lý, mà là con đường, đích đến.

Nghĩa này của câu tục ngữ cũng rất có lý. Thực tế, trong cuộc sống của chúng ta, để làm một việc gì đó thì bạn cần có sức khỏe tốt. Mà bụng phải no, cơ thể đầy đủ dinh dưỡng thì mới có thể làm việc hiệu quả, lâu dài.

Người xưa có câu “Dĩ thực vi tiên” nghĩa là: Dân lấy ăn làm trời, xem trọng miếng ăn. Các vị vua thời xưa muốn trị nước tốt thì điều đầu tiên cần làm là phải lo cho dân ăn no, mặc ấm trước đã. Ngoài ra, còn có câu “Trời đánh tránh miếng ăn”: Cha mẹ không nên mắng hay quát con cái vào bữa ăn vì sẽ ảnh hưởng tới tâm lý, sức khỏe của con. Như vậy, có thể thấy, bữa cơm đối với mỗi người là rất quan trọng.

Theo lòng tin giữa con người với nhau

Những người giàu, nhiều kinh nghiệm thực chiến mới có thể dễ dàng thuyết phục người khác
Những người giàu, nhiều kinh nghiệm thực chiến mới có thể dễ dàng thuyết phục người khác

Có một câu nói rất hay: “Bụng đói nói hay cũng không có ai nghe” để chỉ về niềm tin giữa con người với nhau. Cụ thể, nếu một người còn nghèo đói, chưa lo nổi bữa cơm cho mình thì lời nói của người đó sẽ không có trọng lực. Bởi người ta sẽ tin rằng người này đang “chém gió”, nói huyên thuyên mà thôi. Điều này hoàn toàn trái với việc “Người giàu nói gì cũng đúng”.

Như vậy, muốn thuyết phục người khác thì cần có một chiếc đòn bẩy thì mới buộc được họ làm theo nguyên tắc của mình. Đừng hô hào lý thuyết suông, “mở miệng ra là nói chân lý” trong khi bạn không có ví dụ thực tế nào để kiểm chứng lời nói của mình cả.

Theo mối quan hệ thực tiễn – lý luận

“Thực” không chỉ được hiểu là bữa ăn mà còn là “thực hành”. Nếu như xét trên phương diện cuộc sống thì ta sẽ thấy câu nói “Có thực mới vực được đạo” mang nghĩa là: Cần phải có thực hành, kiểm chứng thì hiểu rõ, hiểu sâu đạo lý, lý thuyết.

Thực tiễn và lý luận bao giờ cũng có mối quan hệ gắn chặt với nhau. Từ thực tiễn mà người ta đúc kết thành lý luận chung, chuẩn chỉnh cho nhiều người tiếp cận. Rồi những người học theo ấy lại sử dụng lý luận, kiến thức để áp dụng vào thực tiễn của chính họ.

Vì vậy, học luôn phải đi đôi với hành. Ví dụ: Khi bạn học toán hay các môn khác thì bao giờ cũng cần phải làm bài tập để vận dụng lý thuyết đó vào thực tế. Rồi chính việc làm bài tập lại giúp bạn hiểu sâu về lý thuyết hơn.

Áp dụng “có thực mới vực được đạo” vào cuộc sống

Áp dụng “Có thực mới vực được đạo” vào cuộc sống như thế nào?
Áp dụng “Có thực mới vực được đạo” vào cuộc sống như thế nào?

Có thể thấy, chỉ với một câu nói ngắn gọn mà “Có thực mới vực được đạo” mang rất nhiều ý nghĩa khác nhau. Vậy chúng ta học được gì từ câu nói này và làm sao để áp dụng vào cuộc sống?

Dưới đây, thegioimay.org sẽ tổng kết lại những điều ý nghĩa đến từ câu tục ngữ trên:

  • Ăn uống là nhu cầu cơ bản của mỗi con người và có tầm quan trọng rất lớn. “Ăn” giúp chúng ta đảm bảo sức khỏe, thể lực. Từ đó mới có thể hoàn thành mục tiêu mà bản thân đã đề ra hay làm bất cứ thứ gì khác.
  • Theo chủ nghĩa duy vật, vật chất quyết định ý thức: Khi chúng ta đảm bảo những thứ vật chất cơ bản cho bản thân rồi (Như ăn, ngủ, nghỉ) thì mới có sức để quan tâm tới ý thức, tinh thần (Đạo lý, tâm linh,…).
  • Chỉ có người đã có kinh nghiệm thực tiễn, đã trải qua thực tế rồi thì mới dễ dàng thuyết phục người khác. Không ai thích nghe lời nói suông, đạo lý “sáo rỗng” hay “bánh vẽ”.
  • Học phải đi đôi với hành, cần trải nghiệm thực tế nhiều thì mới áp dụng được kiến thức đã học. Thậm chí, bạn còn có thể phát hiện ra lỗ hổng lý thuyết hay phát triển ra kiến thức mới từ sự trải nghiệm thực tiễn ấy.

Lời kết

Đọc đến đây, chắc hẳn bạn đã hiểu: Có thực mới vực được đạo là gì rồi đúng chứ? Có thể nói, đây là câu thành ngữ ngắn gọn nhưng lại ẩn chứa trong đó nhiều ý nghĩa về triết học theo các khía cạnh khác nhau mà chúng ta có thể học hỏi được. Bạn hãy nhớ ghé thăm thegioimay.org hàng ngày để cập nhật những tin tức mới mẻ từ chúng mình nhé!