Vô tri là gì? Nguồn gốc và ý nghĩa của từ vô tri

0
Vô tri là người có những hành động vô nghĩa
Vô tri là người có những hành động vô nghĩa
Vô tri là gì? Nguồn gốc và ý nghĩa của từ vô tri
Đánh giá bài viết

Vô tri là thuật ngữ thường hay được gen Z sử dụng nhiều trên các trang mạng xã hội hiện nay. Vậy vô tri là gì? Nguồn gốc của vô tri từ đâu? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết về thuật ngữ gen Z này trong bài nhé.

Vô tri là gì?

Vô tri đã xuất hiện từ rất lâu về trước trong các câu ca dao tục ngữ của Việt Nam, nhưng đến thời gian gần đây, nó mới lan rộng và trở nên nổi tiếng hơn bao giờ hết. Để hiểu rõ nghĩa của cụm từ này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu nghĩa của từng từ như sau: 

  • Vô là không.
  • Tri là hiểu biết.

Như vậy, vô tri có nghĩa là không hiểu biết. Người vô tri tức là người không có suy nghĩ, suy xét và giải quyết vấn đề. 

Vô tri là người có những hành động vô nghĩa
Vô tri là người có những hành động vô nghĩa

Giới trẻ genZ ngày nay thường sử dụng tính từ “vô tri” để ám chỉ, trêu đùa những người có những câu nói, câu hỏi và hành động vô nghĩa mà không biết hành động mình làm có ý nghĩa gì. 

Vô tri xuất hiện ngày càng phổ biến 1 cách vui vẻ và hài hước. Chẳng hạn như: “nụ cười vô tri”, “làm việc 1 cách vô tri”, “ăn nói vô tri”,…. Ý nghĩa trong các tình huống này là những hành động không có ý nghĩa gì mà cũng cười, nói hay gương mặt thất thần, vô hồn khiến cho người khác không thể hiểu được.

Nguồn gốc của vô tri

Từ “vô tri” đã trở nên phổ biến hơn trong thời gian gần đây là do xuất phát từ chương trình truyền hình thực tế “2 Ngày 1 Đêm”. Trong chương trình, có một diễn viên luôn cười mỗi khi có một tình huống xảy ra, kể cả khi không có gì đáng để cười. 

Cụm từ vô tri trở nên phổ biến hơn nhờ chương trình 2 ngày 1 đêm
Cụm từ vô tri trở nên phổ biến hơn nhờ chương trình 2 ngày 1 đêm

Vì vậy, người xem đã nhận xét rằng nụ cười của anh ấy đúng là vô tri. Từ đó, tính từ này đã được lan truyền rộng rãi trên các trang mạng xã hội và được thế hệ gen Z sử dụng để trêu đùa nhau trong một vài tình huống cụ thể. Sau khi từ “vô tri” trở nên viral trên các nền tảng mạng xã hội, nhiều page và kênh đã tạo ra những video, hình ảnh vô cùng hài hước và thú vị. 

Tại sao từ vô tri lại được sử dụng phổ biến như hiện nay?

Vô tri là cụm từ được rất nhiều bạn trẻ sử dụng trong các cuộc nói chuyện thường ngày. Vậy lý do nào đã khiến cho cụm từ này được sử dụng phổ biến như vậy? 

  • Mang đến sự hài hước và thú vị: Cụm từ này giống như 1 luồng gió mới đem đến sự hài hước và thú vị trong các cuộc nói chuyện. Cả người nói và người nghe đều sẽ cảm thấy vui nhộn, thoải mái. 
  • Sự phản ánh của xã hội: Tuy chỉ mang tính giải trí cao, nhưng cụm từ “vô tri” này còn cho chúng ta thấy được 1 phần của suy nghĩ, lời nói, hành động thiếu ý nghĩa, mất định hướng và không biết mình đang làm gì. Điều này đã phản ánh được thực trạng của 1 bộ phận giới trẻ hiện nay.
  • Hiệu ứng đám đông khiến cụm từ trở nên “viral”: Khi cụm từ vô tri ngày càng trở nên nổi tiếng thì nhiều người đã sử dụng và lan rộng trở thành một trào lưu ngôn ngữ. Gen Z rất thích sử dụng cụm từ này trong cách nói chuyện để tạo nên sự vui nhộn và hài hước.
Cụm từ vô tri trở nên viral do hiệu ứng đám đông có nhiều người sử dụng
Cụm từ vô tri trở nên viral do hiệu ứng đám đông có nhiều người sử dụng

Tổng hợp những câu nói vô tri mang đến nụ cười sảng

Qua các thông tin trên, chắc chắn các bạn đã hiểu rõ vô tri nghĩa là gì rồi. Tiếp theo là những câu nói vô tri mang đến “cười không thể ngậm mồm” được.

  • Tại sao hành tinh của chúng ta lại được gọi là “Trái đất” khi có đến 3/4 bề mặt là nước?
  • Tại sao thức ăn cho mèo lại không có hương vị giống như chuột?
  • Nếu quả dưa hấu và quả dừa cùng rơi vào đầu, quả nào sẽ đau hơn? =? Câu trả lời là quả đầu đau.
  • Tôi đi mua chả và hỏi cô bán chả rằng “chả ngon không cô?”. Cô trả lời “chả ngon”. Vậy là ngon hay không ngon ạ?
  • Đứng lại, đừng chạy. Tên trộm kia nói: “ngu gì đứng lại cho bị bắt”.
  • Khi đi tiêm, bác sĩ nói: “Không đau đâu, chỉ như là kiến cắn thôi”.
  • Khi vào nhà hàng xóm và thấy đàn chó dữ, hàng xóm nói rằng: “Đừng sợ, vào đi cháu. Nó không cắn đâu”.
  • Đi ngủ lúc 4h sáng thì được coi là đi ngủ sớm hay đi ngủ trễ?
  • Giả sử thuốc độc đã hết hạn sử dụng thì nó còn độc hay không còn độc?
  • Nếu ta cho thuốc ngủ vào ly cà phê rồi uống thì sẽ thức hay ngủ?
  • Keo dính có thể dính được mọi thứ, nhưng tại sao nó không dính được cái chai đựng chính nó?
  • Chúng ta ăn rau để bảo vệ động vật, nhưng động vật ăn rau là để sống. Vậy chúng ta ăn rau có bảo vệ được động vật không?

Có thể bạn quan tâm:

Bên trên là các thông tin chi tiết chúng tôi chia sẻ cho các bạn về vô tri là gì? Ý nghĩa và nguồn gốc của cụm từ vô tri. Hy vọng bài viết giúp các bạn hiểu rõ hơn về cụm từ của gen Z này và không bị bỡ ngỡ khi bắt gặp.