Critical thinking nghĩa là tư duy phản biện. Bạn đã từng nghe đến thuật ngữ Critical thinking này chưa? Bạn biết không, tư duy phản biện có vai trò quan trọng trong việc hình thành tư duy của mỗi người, mang đến những tác dụng không ngờ khiến cuộc sống của bạn trở nên dễ dàng hơn, bạn giải quyết mọi vấn đề trong cuộc sống thật nhẹ nhàng. Cùng chúng tôi tìm hiểu xem critical thinking là gì? Có những cuốn sách về critical thinking nào bổ ích buộc phải đọc ít nhất 1 lần trong đời nhé!
Nội dung chính
- Critical thinking là gì?
- Ví dụ về Critical thinking
- Tác dụng của Critical thinking là gì?
- Phân cấp độ của Critical thinking
- Làm thế nào để rèn luyện Critical thinking đơn giản nhất?
- 5 cuốn sách về critical thinking hay nhất bạn không nên bỏ qua
- Tư duy nhanh và chậm -Thinking fast & slow (Tác giả Daniel Kahneman)
- Predictably Irrational – Phi lý trí (Tác giả Dan Ariely)
- The Art of Thinking Clearly – Tác giả Rolf Dobelli
- Mistakes Were Made (But Not by Me): Why We Justify Foolish Beliefs, Bad Decisions, and Hurtful Acts (Carol Tavri)
- You Are Not So Smart – Tác giả David McRaney
Critical thinking là gì?
Critical thinking nghĩa là tư duy phản biện. Đây là quá trình phân tích, đánh giá, chất vấn các giả thiết để bộ não hình thành lối suy nghĩ, đưa ra quan điểm trước vấn đề nào đó và tìm cách chứng minh, bảo vệ luận điểm của mình một cách logic, nhất quán để phản bác lại những ý kiến trái chiều.
>>> Bài viết tham khảo: Mailchimp là gì? Cách sử dụng mailchimp đúng nhất
Ví dụ về Critical thinking
Critical thinking xuất hiện trong mọi tình huống của cuộc sống mà không bị giới hạn bởi bất kỳ quy tắc nào. Tư duy phản biện được hình thành dựa trên lập luận và kết quả của tư duy logic, ví dụ đơn giản về Critical thinking như sau:
Bạn A mách cô giáo là bạn B đã ăn trộm chiếc bút của mình trong giờ ra chơi nhưng bạn B đã đưa ra bằng chứng là vào giờ ra chơi, B đã đi mua đồ sách cùng C ở cổng trường. Đây là một tư duy phản biện vì B đã đưa ra được bằng chứng để bảo vệ quan điểm của mình và phản bác A.
Lưu ý: Trong ví dụ trường hợp người A nói “3×2=8”, bạn B đáp lại: “Sai, 3×2=6”. Thì đây không phải là tư duy phản biện mà là kiến thức toán học hiển nhiên.
Tác dụng của Critical thinking là gì?
Critical thinking là kỹ năng quan trọng không thể thiếu trong mọi lĩnh vực và ngành nghề trong cuộc sống, giúp con người nâng cao khả năng tư duy, lập luận đa chiều và rõ ràng.
Critical thinking đóng vai trò quan trọng duy trì sự phát triển và thay đổi của nền kinh tế tri thức mới. Xã hội hiện đại và phát triển nhanh chóng đồi hỏi mỗi người phải có tư duy linh hoạt, nhạy bén cùng khả năng phân tích, đánh giá, sáng tạo để tổng hợp thông tin cần thiết và giải quyết vấn đề.
Critical thinking tăng khả năng sáng tạo của con người, giúp đưa ra những ý tưởng mới và góp phần điều chỉnh chiến lược kinh doanh phù hợp với doanh nghiệp và thời cuộc khi cần thiết.
Con người cần Critical thinking để tự nhìn nhận và đánh giá bản thân để từ đó tự điều chỉnh và đưa ra những quyết định sáng suốt, đúng đắn, phù hợp công việc và cuộc sống của mình.
Critical thinking là nền móng của ngành khoa học, xã hội dân chủ. Tư duy phản biện giúp não bộ tinh anh, sáng suốt hơn trước những vấn đề của xã hội, vượt qua các định kiến và lan tỏa những thông điệp ý nghĩa đến toàn cộng đồng.
Phân cấp độ của Critical thinking
Critical thinking được chia thành 6 cấp độ theo thứ tự từ thấp đến cao:
Cấp độ 1: Trình bày nội dung
Kho trình bày một vấn đề, lỗi mà nhiều người mắc phải là không nói rõ nội dung, lan man, dài dòng khiến các cuộc họp và trao đổi mất nhiều thời gian mà vẫn không giải quyết được vấn đề. Vì vậy, cấp độ 1 của Critical thinking là trình bày rõ ràng nội dung vấn đề.
Cấp độ 2: Cấu trúc nói
Diễn đạt theo cấu trúc là điều cơ bản để người nghe hiểu được vấn đề, không mất nhiều thời gian giải thích. Ví dụ, khi phát biểu ý kiến, bạn có thể bắt đầu bằng cấu trúc: “Nội dung vấn đề hôm nay tôi muốn trình bày gồm 3 phần cơ bản…”
Cấp độ 3: Tranh luận cơ bản
Tranh luận có thể xảy ra từ hai hoặc nhiều phía với mục đích phản bác ý kiến ban đầu của bạn. Việc bạn cần làm lúc này là lập luận khoa học và đưa ra dẫn chứng xác đáng để bảo vệ quan điểm hoặc tiếp thu ý kiến của người khác nếu thấy đó là ý kiến tích cực.
Cấp độ 4: Tranh luận hiệu quả
Cuộc tranh luận sẽ diễn ra tích cực và mang tính xây dựng nếu bạn nhận định rõ các giả thuyết ngầm được đặt ra đằng sau ý kiến phản bác và có tư duy phản biện nhất quán, logic.
Cấp độ 5: Thực hành thường xuyên
Thực hàng thường xuyên, mọi lúc mọi nơi Critical thinking sẽ giúp bạn tư duy logic hơn khi đánh giá hay nhận định về một lĩnh vực, vấn đề nào đó.
Cấp độ 6: Tư duy hiệu quả
Kỹ năng Critical thinking đạt tới cấp độ 5 đã hoàn toàn đáp ứng đầy đủ các yếu tố về sự công bằng, chính trực, dũng cảm, khiêm tốn, bền bỉ và cảm thông.
Làm thế nào để rèn luyện Critical thinking đơn giản nhất?
Critical thinking skills là gì? Đó chính là mẹo để rèn luyện Critical thinking hiệu quả. Mỗi người sẽ có khả năng đánh giá và phân tích không giống nhau. Nếu muốn Critical thinking, bạn cần tích cực làm những điều sau:
Trau dồi kiến thức
Kiến thức giúp bạn tự tin trong mỗi cuộc tranh luận. Việc ttrau dồi và hoàn thiện kiến thức thông qua các câu hỏi trắc nghiệm tự duy phản biện (test IQ) là điều rất cần thiết.
Có tầm nhìn khách quan
Hiểu rõ Critical thinking là gì không có nghĩa là bạn trở nên bảo thủ, nhất quyết bảo vệ ý kiến của mình bất chấp đúng, sai. Hãy là một người khách quan, phân định rạch ròi điều nào đúng điều nào sai để tiếp thu, hoàn thiện và phát triển bản thân.
Không ngừng thắc mắc
Không ngừng đặt ra các câu hỏi trước mọi vấn đề của cuộc sống hay còn gọi là critical thinking test sẽ giúp bộ não của bạn nhạy bén và linh hoạt hơn. Người ta cũng sẽ đánh giá năng lực của bạn qua những câu hỏi mà bạn đặt ra, do đó nếu không hiểu hoặc có thắc mắc về một vấn đề nào đó, bạn nên mạnh dạn nói ra.
5 cuốn sách về critical thinking hay nhất bạn không nên bỏ qua
Tư duy nhanh và chậm -Thinking fast & slow (Tác giả Daniel Kahneman)
Đây là cuốn sách sẽ cung cấp những hiểu biết thực tế và định hướng về cách chúng ta nên lựa chọn trong công việc và cuộc sống cá nhân, sử dụng các kỹ thuật thông minh để chống lại những vấn đề tinh thần thường khiến chúng ta gặp rắc rối. Cuốn sách Thinking fast & slow hứa hẹn sẽ biến đổi cách bạn suy nghĩ về tư duy.
Predictably Irrational – Phi lý trí (Tác giả Dan Ariely)
Chúng ta không biết được những ảnh hưởng sâu sắc của cảm xúc đối với những gì chúng ta muốn và chúng ta đánh giá cao những gì chúng ta đã sở hữu, tất cả tạo thành những suy nghĩ có hệ thống. Cuốn sách Predictably Irrational sẽ giúp bạn biết cách vượt qua những suy nghĩ có hệ thống này để đưa ra quyết định tốt hơn cho cuộc sống của chính mình
The Art of Thinking Clearly – Tác giả Rolf Dobelli
Trong cuộc sống, chúng ta sẽ mắc những sai lầm cơ bản và cố hữu và cứ liên tục lặp lại những sai lầm ấy. Cuốn sách The Art of Thinking Clearly sẽ giúp chúng ta nhận ra những sai lầm phổ biến nhất, cách để tránh mắc phải những sai lầm ấy, thay đổi cách suy nghĩ và đưa ra các quyết định tốt nhất cho mình.
Mistakes Were Made (But Not by Me): Why We Justify Foolish Beliefs, Bad Decisions, and Hurtful Acts (Carol Tavri)
Mistakes Were Made đưa ra một lời giải thích đầy hấp dẫn về sự tự lừa dối, về cách bộ não được nối dây để tự biện minh, chối bỏ trách nhiệm của mình, tác hại mà nó có thể gây ra và cách chúng ta có thể vượt qua được điều này.
You Are Not So Smart – Tác giả David McRaney
Mỗi chương ngắn của You Are Not So Smart giống như một khóa học tâm lý, nhưng không hề nhàm chán mà tràn đầy sự hài hước và hóm hỉnh, giúp mỗi người có thể tự nhìn nhận những hành vi phi lý, những niềm tin ngu ngốcủa con người chúng ta và rút kinh nghiệm để trở nên khôn ngoan hơn.
>>> Bài viết tham khảo: Quotes là gì? Tổng hợp những quotes hay – chất nhất
Critical thinking là gì cũng không quá khó đúng không nào? Để cuộc sống thuận lợi hơn, các bạn hãy tích cực rèn luyện và hoàn thiện kỹ năng tư duy phản biện của mình nhé!