Con người được ưu ái với khá nhiều nguồn năng lượng để khai thác và sử dụng ví dụ như nhiệt năng, điện năng, quang năng. Cùng với sự phát triển của nhân loại, năng lượng gió và năng lượng mặt trời cũng đã và đang được con người khai thác sử dụng một cách hiệu quả. Trong tất cả các nguồn năng lượng trên thì điện năng là nguồn năng lượng được khai thác sớm nhất, cơ bản nhất. Hãy cùng tìm hiểu những thông tin về điện năng, điện năng tiêu thụ thông qua bài viết dưới đây.
Nội dung chính
Điện năng là gì?
Điện năng được hiểu đơn giản là năng lượng của dòng điện. Đây là nguồn năng lượng để máy móc thiết bị có thể hoạt động được.
Từ khi điện năng được phát hiện và hình thành nhờ các nhà khoa học từ thế kỉ trước, con người mới có thể phát minh ra đèn điện và những vật dụng phục vụ cuộc sống như hiện nay.
>>> Có thể bạn quan tâm: Hiệu điện thế là gì? công thức tính hiệu điện thế
Điện năng tiêu thụ là gì?
Vậy điện năng tiêu thụ là gì? Năng lượng tiêu thụ là phần điện tích được chuyển hóa thành công để có thể dịch chuyển các điện tích trong mạch. Hiểu một cách đơn giản năng lượng tiêu thụ là năng lượng điện mà chúng ta sử dụng để hoạt động máy móc, thiết bị.
Công thức tính điện năng tiêu thụ
Công thức tính điện năng tiêu thụ của đoạn mạch
Để tính được điện năng tiêu thụ của cả đoạn mạch chúng ta có công thức sau:
A= U.|q| =U.I.t
Trong đó:
A là điện năng tiêu thụ của đoạn mạch (J)
U là hiệu điện thế đoạn mạch( V)
I là cường độ dòng điện trong mạch( A)
T là thời gian sử dụng điện( s)
Q là lượng điện tích chạy trong mạch (C)
Ví dụ : Cho đoạn mạch AB có mắc một tụ điện C và một điện trở R biết U= 220 V, I= 5A thời gian t=10 s. Tính điện năng tiêu thụ của AB.
Giải: Điện năng tiêu thụ của đoạn mạch AB bằng: U.I.t =220.5.10= 11000 (j)
Vậy điện năng tiêu thụ của đoạn mạch trên là 11000 J
>>> Có thể bạn quan tâm: [Tìm hiểu] cường độ dòng điện – công thức tính cường độ dòng điện
Công thức tính điện năng tiêu thụ của thiết bị
Để tính điện năng tiêu thụ của 1 thiết bị điện ta có công thức như sau:
A = P.t
Trong đó:
A: điện năng của thiết bị tiêu thụ của thiết bị (số điện)
P: công suất định mức (đã được ghi trên thiết bị điện) (W)
t: thời gian sử dụng (s)
1 số điện = 1KWh = 1000(W). 3600(s) = 3600000(J)
Cách xem công suất trên các thiết bị điện
Để có thể tính được điện năng tiêu thụ của các thiết bị điện bạn cần nắm được công suất (W) mà thiết bị đó tiêu thụ là bao nhiêu. Hầu hết các thiết bị điện ngày nay đã được in công suất ngay trên phần bao bì hoặc nhãn mác.
Trong trường hợp thiết bị của bạn bị mờ hoặc mất phần in công suất bạn có thể tìm kiếm thông tin trên website chính thức của nhãn hàng hoặc trên các trang internet khác. Sau đây sẽ là mức công suất của một số thiết bị gia dụng thường gặp trong gia đình.
Tên thiết bị | Mức công suất tiêu thụ (W) |
Máy pha cà phê | 900-1200 |
Lò vi sóng | 750-1100 |
Máy nướng bánh mì | 800-1400 |
Máy rửa bát | 1200-2400 |
Máy giặt | 350-500 |
Máy sấy | 1800-5000 |
Bàn là | 100-1800 |
Quạt trần | 65-175 |
Máy sấy tóc | 1000-1875 |
Laptop | 50 |
TV 19″-36″ | 65-133 |
TV 53″-61″ | 170 |
Điện năng tiêu thụ được đo bằng gì?
Đơn vị đo quy định của điện năng tiêu thụ là Jun hay còn được viết tắt là J.
Đây là đại lượng phản ánh phần năng lượng được chuyển hóa thành công của cả đoạn mạch. Đây cũng là một trong những đại lượng phản ánh lượng điện nhà bạn đã sử dụng, nó tỉ lệ thuận với khoản tiền mà bạn phải trả hàng tháng.
Vậy làm thế nào để sử dụng điện hiệu quả
Hãy cùng tham khảo một số cách tiết kiệm điện dưới đây:
Đầu tiên cần kể đến một vấn đề khá nhiều người mắc phải. Đó là những thiết bị, ổ cắm không sử dụng đến nhưng vẫn được cắm vào ổ điện. Ví dụ như sạc điện thoại, sạc máy tính, quạt… dù không dùng đến nhưng nếu chúng vẫn được cắm trên ổ điện nhà bạn chúng vẫn sẽ tiêu hao một lượng điện dù không sử dụng. Bên cạnh đó việc cắm sạc vào những thiết bị không dùng đến sẽ ảnh hưởng đến tuổi thọ của các thiết bị đấy nhé!
Hãy tận dụng ánh sáng và những làn gió mát lạnh từ tự nhiên qua các cửa sổ lớn trong nhà. Điều này sẽ giúp ngôi nhà của bạn thông thoáng hơn, đẹp hơn lại có thể tiết kiệm điện khá hiệu quả phải không nào.
Ưu tiên sử dụng những thiết bị tiết kiệm điện như bóng đèn, máy giặt, tủ lạnh… tích góp lại chúng ta có thể tiết kiệm kha khá điện năng đấy.
Lưu ý việc tắt đèn, tắt quạt và điều hòa khi ra khỏi phòng nhé. Có khá nhiều người quên tắt đèn và quạt trước khi ra khỏi nhà hay các thiết bị đèn trong nhà tắm, nhà vệ sinh điều này sẽ tạo thành thói quen không tốt cho bạn cũng như ảnh hưởng đến tuổi thọ các thiết bị và điện năng sử dụng trong ngôi nhà của bạn.
Tủ lạnh cần phải được đặt cách tường từ 5cm cũng như đặt xa các nguồn nhiệt để giảm thiểu năng lượng lãng phí cho làm lạnh. Đừng quên kiểm tra miếng cao su tại cửa tủ tránh làm hở cửa tủ mà làm giảm hơi lạnh của tủ.
Việc sử dụng điều hòa những khi thời tiết quá nóng cũng tiêu thụ kha khá lượng điện năng. Bạn chỉ nên sử dụng điều hòa ban ngày ở nhiệt độ 25 độ C và 27 độ C vào buổi tối. Điều này vừa giúp bảo vệ sức khỏe gia đình bạn vừa đảm bảo lượng điện năng tiêu thụ không quá cao.
Việc vệ sinh các thiết bị làm mát như điều hòa hay tủ lạnh bên cạnh việc bảo vệ sức khỏe cũng sẽ giúp bạn giảm thiểu năng lượng điện lãng phí đấy nhé!
>>>Có thể bạn quan tâm: Bật mí cách kiểm tra công tơ điện tránh bị mất tiền oan
Trên đây là một số thông tin về điện năng tiêu thụ cũng như một số cách sử dụng điện hiệu quả tiết kiệm. Mong rằng những thông tin trên đây có thể giúp ích cho bạn.