Độ phì nhiêu của đất là gì? Độ phì nhiêu được hình thành do đâu?

0
độ phì nhiêu của đất là gì
Độ phì nhiêu của đất là khả năng cung cấp các dưỡng chất đầy đủ cho cây
Độ phì nhiêu của đất là gì? Độ phì nhiêu được hình thành do đâu?
5 (100%) 1 vote

Độ phì nhiêu của đất là yếu tố vô cùng quan trọng, tác động trực tiếp đến năng suất và sản lượng thu hoạch cây trồng của nông dân. Độ phì nhiêu của đất là gì? Theo bạn, độ phì nhiêu của đất gồm có mấy loại? Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về độ phì nhiêu của đất nhé!

Độ phì nhiêu của đất là gì?

độ phì nhiêu của đất là gì
Độ phì nhiêu của đất là khả năng cung cấp các dưỡng chất đầy đủ cho cây

Độ phì nhiêu là gì? Độ phì nhiêu của đất hay còn gọi là độ màu mỡ đề cập đến khả năng cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu, giúp duy trì được sự phát triển và sinh trưởng của cây nông nghiệp. 

Tức là độ phì nhiêu cung cấp môi trường sống cho thực vật, dẫn đến hiệu quả ổn định và năng suất chất lượng cao. Độ phì nhiêu là yếu tố vô cùng quan trọng quyết định trực tiếp đến hiệu quả trồng trọt trong nông nghiệp.

Một số yếu tố góp phần tạo nên độ phì nhiêu của đất: 

  • Các chất dinh dưỡng thiết yếu cung cấp một cách đầy đủ cho cây trồng.
  • Độ ẩm phù hợp.
  • Nhiệt độ phù hợp.
  • Không chứa những chất gây hại cho cây trồng.
  • Đất có độ tơi xốp, đảm bảo cho cây trồng phát triển toàn diện.
  • Độ sâu của đất đạt chuẩn, giúp rễ cây bám chắc và giữ nước cho cây phát triển.
  • Hệ thống thoát nước hoạt động tốt, có khả năng sục khí giúp cho rễ cây phát triển tốt nhất.
  • Lớp đất trên bề mặt có đầy đủ các chất hữu cơ.
  • Có sự hoạt động của một số loại vi sinh vật có lợi (ví dụ như giun đất), hỗ trợ cho sự phát triển của cây trồng.
  • Nồng độ pH trong đất luôn duy trì trong ngưỡng an toàn (dao động khoảng từ 5.5 – 7.0)

Có mấy loại độ phì nhiêu của đất?

Hiện nay, độ phì nhiêu của đất được chia thành 2 loại, bao gồm độ phì nhiêu tự nhiên và nhân tạo. Trong đó, độ phì nhiêu tự nhiên được hình thành nhờ thảm thực vật tự nhiên, không có sự tác động của con người. Bên cạnh đó, độ phì nhiêu nhân tạo lại được hình thành do sự tác động trực tiếp của con người, ví dụ như canh tác đất, bón phân, xới đất,…

>>> Bài viết tham khảo: Vì sao lá cây lạ có màu xanh lục? Có phải tất cả lá cây đều màu xanh?

Độ phì nhiêu của đất gồm những đặc điểm gì?

  • Thực tế, mỗi loại đất khác nhau thì độ phì nhiêu tự nhiên cũng khác nhau, tuy nhiên quá trình hình thành nên rất chậm.
độ phì nhiêu của đất là gì
Mỗi loại đất sẽ có độ phì nhiêu khác nhau
  • Quá trình quản lý và canh tác đất đai không tốt sẽ khiến độ phì nhiêu của đất bị suy giảm nhanh chóng.
  • Phần lớn độ phì nhiêu của đất canh tác hiện nay rất thấp, một số ít còn lại ở mức trung bình.
  • Nếu sử dụng phân bón trên đất có độ phì nhiêu cao sẽ mang lại hiệu quả và năng suất cao.
  • Nếu độ phì nhiêu của đất được cải thiện thì hiệu quả sử dụng phân bón cũng sẽ tăng cao.

Độ phì nhiêu của đất cao có những đặc điểm gì?

Một số loại đất có độ màu mỡ cao sẽ mang những tính chất như:

  • Các chất dinh dưỡng thiết yếu cho cây trồng dễ dàng được giải phóng ra dung dịch đất từ những nguồn dự trữ.
  • Các chất dinh dưỡng có trong phân bón dễ bị chuyển hóa thành dạng hữu dụng đối với cây trồng.
  • Giữ cho các chất dinh dưỡng hòa tan dưới dạng hữu dụng, bên cạnh đó hạn chế sự rửa trôi chất dinh dưỡng có trong đất.
  • Cung cấp các chất dinh dưỡng một cách cân bằng phù hợp với nhu cầu của cây trồng. Nguyên nhân do đất có khả năng tự điều chỉnh.
độ phì nhiêu của đất là gì
Đặc điểm của độ phì nhiêu trong đất cao
  • Giữ và cung cấp đầy đủ nước cho cây trồng.
  • Duy trì độ thoáng trong đất, thỏa mãn nhu cầu oxygen cho rễ cây.
  • Không giữ (cố định) các chất dinh dưỡng như kết tủa, khiến cho chất dinh dưỡng trở nên không hữu dụng.

Những loại đất có độ phì nhiêu tự nhiên, không bón phân giúp đem lại năng suất cao cho cây trồng, tuy nhiên năng suất sẽ không thể tăng hơn nữa nếu nông dân không bổ sung thêm các chất dinh dưỡng thiết yếu. Độ phì nhiêu trong đất cao chính là nền tảng cho tất cả các biện pháp kỹ thuật khác phát huy tối đa công dụng.

Những thành phần trong độ phì nhiêu của đất là gì?

Thuật ngữ độ phì nhiêu của đất là tập hợp các tính chất vật lý, sinh học và hóa học. Các thành phần này luôn vận hành và có mối quan hệ hữu cơ với nhau, bao gồm:

độ phì nhiêu của đất là gì
Thành phần có trong độ phì nhiêu của đất là gì?
  • Độ sâu tầng đất thực: Quyết định trực tiếp đến khả năng phát triển thể tích đất của rễ cây. Phần lớn đất canh tác yêu cầu độ sâu tiêu chuẩn của tầng đất thực là 1m, trong đó không có lớp đất nào bị nén chặt.
  • Cấu trúc đất: Dựa theo sa cấu và sự sắp xếp của hạt mà quyết định đến độ rỗng của đất. Vì vậy, cấu trúc đất ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng cung cấp nước và thoát khí cho rễ.
  • Phản ứng của đất: Là khả năng chỉ thị và điều hòa các tiến trình, cân bằng các chất hóa học trong đất.
  • Hàm lượng các chất dinh dưỡng: Mỗi chất dinh dưỡng sẽ có mức độ hữu dụng khác nhau, ảnh hưởng đến chất lượng của cây trồng.
  • Khả năng giữ chất dinh dưỡng hòa tan có trong đất và phân bón.
  • Hàm lượng, chất lượng của mùn đất: Bao gồm cả thành phần chất hữu cơ có khả năng khoáng hóa.
  • Mật độ và hoạt động của sinh vật đất: Là tác nhân tham gia vào các tiến trình chuyển hóa thành chất dinh dưỡng có lợi trong đất.
  • Hàm lượng các chất ức chế, độc hại: Bao gồm những chất hình thành trong tự nhiên như muối khi đất nhiễm mặn, nhôm trong đất chua, phèn hoặc một số chất độc do con người tạo ra (ô nhiễm),…

Tiêu chí để đánh giá độ phì nhiêu của đất là gì?

Để đánh giá mức độ phù nhiêu có trong đất, bạn có thể dựa vào một số tiêu chí như:

  • Độ tơi xốp của đất cao: Nếu 50% thể tích của đất là các kẽ hở thì khu vực đất đó có phì nhiêu cao. Bởi nhờ đó mới có khả năng chứa nước và không khí, cung cấp đủ cho rễ cây và các vi sinh vật có lợi sinh trưởng, phát triển hơn.
  • Giàu chất dinh dưỡng: Bao gồm những nguyên tố đa lượng, trung lượng và cả vi lượng.
độ pH trong đất
Độ pH trong đất dao động trong khoảng 5.5 – 7.0
  • Giàu chất hữu cơ: Ước tính, độ hữu cơ trong đất đạt trên 5% mới có khả năng cung cấp đủ thức ăn cho cây trồng và các loại vi sinh vật đất. Đồng thời tạo được độ tơi xốp, tăng tính đệm và khả năng hấp thu của đất, tránh hiện tượng rửa trôi các chất dinh dưỡng.
  • Khả năng trao đổi ion cao: Điều này giúp tăng khả năng giữ các chất chất dinh dưỡng có lợi để cây hấp thu.
  • Giàu vi sinh vật có lợi, bao gồm cả những loài tạo ra chất dinh dưỡng và vi sinh vật đối kháng, giúp chống lại các loại vi sinh vật gây bệnh cho cây.

Trong số các tiêu chí trên, giàu chất hữu cơ trong đất được xem là yếu tố quan trọng nhất bởi nhờ nó thì các tiêu chí khác mới xuất hiện.

Vì sao độ phì nhiêu của đất bị giảm?

Sau một thời gian dài sử dụng và canh tác đất, độ phì nhiêu có trong đất có thể bị suy giảm. Nguyên nhân là do:

  • Canh tác quá nhiều: Để có thể phát triển tốt nhất, cây trồng sẽ lấy đi các chất dinh dưỡng từ đất nhưng hiếm khi chúng nhận lại được các chất có lợi từ cây. Ngoài ra, các hoạt động tiêu cực của con người như phun thu.ốc t.r.ừ s.â.u, thải túi nilon, … đã khiến cho đất bị ô nhiễm trầm trọng, làm giảm độ màu mỡ của đất.
  • Đất bị xói mòn, rửa trôi: Các hiện tiện thiên nhiên như mưa bão, lũ lụt, thiên tai, .. đã gây ra hiện tượng xói mòn, rửa trôi ở đất. Kèm theo đó là một lượng lớn các chất dinh dưỡng bị trôi theo nước mưa, điều này đã làm giảm đi độ phì nhiêu của đất.
  • Sử dụng quá nhiều phân bón hóa học: Thực tế, phân bón hóa học sẽ giúp cho cây trồng phát triển nhanh hơn. Tuy nhiên, nếu bón quá nhiều phân hóa học cho đất, nhưng đất lại không thể hấp thụ hết sẽ dẫn đến tình trạng khó chuyển hóa. Điều này làm giảm mật độ thông thoáng trên bề mặt đất, trực tiếp làm suy giảm độ phì nhiêu của đất.

Một số giải pháp tăng cường độ phì nhiêu của đất

Độ phì nhiêu của đất tác động trực tiếp đến sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Sau mỗi mùa vụ, độ màu mỡ của đất thường bị giảm sút, chính vì thế cần có hoạt động cải tạo lại đất để tăng độ phì nhiêu trở lại. Dưới đây là một số biện pháp mà nông dân có thể sử dụng để cải tạo đất:

  • Trồng xen canh, luân canh: Đây là một trong những giải pháp mang lại công dụng cao, được nông dân sử dụng phổ biến. Cách làm này giúp hạn chế tình trạng xói mòn, rửa trôi các chất dinh dưỡng trong đất. Các loại cây thường sử dụng cách xen canh nổi trội như cây họ quả đậu, đay là loại cây tồn tại tính năng giữ và cố định nitơ vào đất, cung cấp nguồn đạm và chất hữu cơ cho cây trồng ở mùa vụ sau.
  • Bón phân hợp lý: Người dân có thể sử dụng các loại phân bón hữu cơ hoặc phân hữu cơ vi sinh để cải tạo cho đất thay vì bón phân hóa học. Một số loại phân hữu cơ như phân chuồng, phân xanh, phân vi sinh, phân trùn quế, rơm, rạ, … có thể được ứng dụng để cải tạo độ phì nhiêu cho đất.
  • Cày, xới đất trước mùa vụ:  Trước khi bắt đầu vào mùa vụ tiếp theo, nông dân cần cày, xới đất giúp cho chúng được thông thoáng, các chất dinh dưỡng thừa lại từ mùa vụ trước chưa được hấp thụ có thể được sử dụng cho mùa vụ sau.
cày, xới đất
Cày, xới đất trước mỗi mùa vụ
  • Đảm bảo nguồn nước tưới đầy đủ, sạch sẽ: Từ xưa đã có câu “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”, vì thế nước là yếu tố không thể thiếu cho quá trình sinh trưởng và phát triển của cây xanh. Nguồn nước tới cần phải đảm bảo đầy đủ và sạch sẽ, không bị nhiễm các chất gây hại, giúp bảo vệ và cải tạo độ phì nhiêu trên đất bị bạc màu.
  • Hạn chế lạm dụng thuốc trừ sâu: Sử dụng quá nhiều thuốc trừ sâu có thể khiến đất bị mất màu, đồng thời gây ô nhiễm môi trường nặng nề. Chính vì thế, nông dân cần hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu cho cây để bảo vệ độ phì nhiêu của đất.

>>> Bài viết tham khảo: Truyền thuyết là gì? Truyền thuyết có đặc trưng nổi bật gì?

Trên đây là những thông tin tổng hợp, giải đáp câu hỏi “độ phì nhiêu của đất là gì?” Hy vọng, qua bài viết này, bạn đọc đã có thêm những kiến thức về đất để có thể bảo vệ và cải tạo lại độ màu mỡ, mang lại chất dinh dưỡng cho cây trồng.