Động cơ tăng áp là gì? 5 điều không nên làm với động cơ tăng áp

0
Động cơ tăng áp là gì?
Động cơ tăng áp ở ô tô
Động cơ tăng áp là gì? 5 điều không nên làm với động cơ tăng áp
5 (100%) 1 vote

Việc sử dụng động cơ tăng áp cho xe hơi hiên nay đã trở nên khá phổ biến. Vậy thế nào là động cơ tăng áp và chúng có nhưng ưu, nhược điểm gì thì bài viết ngày hôm nay chúng tôi sẽ đi phân tích cụ thể về vấn đề này.

Tham khảo thêm: Mô men xoắn là gì? Những điều cần biết về đại lượng mô men xoắn

Động cơ tăng áp là gì?

Có thể hiểu một cách đơn giản, đây là hệ thống “hút khí cưỡng bức” hay sự gia tăng không khí vào buồng đốt giúp quá trình đốt nổ hiệu quả hơn ở động cơ của ô tô sử dụng động cơ đốt trong (xăng, dầu). Nguyên lý hoạt động của nó là tạo phản ứng hóa học gây nổ trong buồng đốt bằng cách: khi nhiên liệu được hòa trộn với không khí ở một điều kiện thích hợp. Nhờ đó, hệ thống tăng áp ra đời.

Hệ thống turbine nằm trong ống thoát khí thải, khi luồng khí thải đủ mạnh làm quay turbine và máy nén tạo ra luông không khí nóng, tiếp tục đi qua bộ phận làm mát rồi vào động cơ. Khi được tiếp thêm không khí, hiệu suất đốt cũng như hiệu suất động cơ sẽ tăng lên.

Động cơ tăng áp là gì?
Động cơ tăng áp ở ô tô

Ưu điểm của động cơ tăng áp

Nhiều người sử dụng hệ thống tăng áp động cơ cho xe của mình như vậy là bởi nó có những ưu điểm riêng biệt sau:

Ưu điểm của động cơ tăng áp
Xe sử dụng hệ thống động cơ tăng áp

– Tăng hiệu suất đốt mà không tăng lượng xăng, dầu.

– Động cơ nhỏ gọn, các mức đánh thuế cho xe cũng giảm.

Không giống những động cơ thông thường, chính sách đánh thuế vào các dòng xe có dung tích động cơ lớn. Cụ thể, từ ngày 1/7/2016, thuế suất tiêu thụ đặc biệt được áp dụng tại Việt Nam. Trong đó, các dòng xe có dung tích từ 3000 – 4000cc tăng 30% (từ 60% lên 90%), xe có dung tích từ 5000 – 6000cc tăng 70% (từ 60% lên 130%). Một số các nước láng giềng cũng đồng cảnh ngộ như Trung Quốc quyết định tăng 10% thuế đối với các dòng siêu xe,…

Do đó, việc sử dụng động cơ tăng áp giúp các hãng xe thay thế cho những động cơ dung tích lớn, có mức tiêu hao nhiên liệu cao là rất hợp lý. Bởi bản chất của quá trình cưỡng bức, nén thêm không khí vào buồng đốt giúp động cơ sản sinh ra công suất lớn hơn so với những động cơ thông thường.

– Việc sử dụng động cơ tăng áp góp phần đáp ứng được những quy định nghiêm ngặt về khí thải đang được thắt chặt tại mỗi quốc gia hiện nay.

5 điều không nên làm khi xe sử dụng động cơ tăng áp

Tắt máy đột ngột

5 điều không nên làm khi xe sử dụng động cơ tăng áp
Tắt máy đột ngột

Hệ thống tăng áp được vận hành dựa trên khí xả của động cơ. Bản chất của khí xả là có nhiệt độ cao và vận tốc quay lớn khiến nhiệt lượng sinh ra sau khi lái tại khu vực tăng áp rất cao. Điều này dẫn đến việc dầu động cơ bị đốt nhiều và giảm chất lượng. Khi tắt động cơ đột ngột sẽ khiến cho khí thải động cơ chưa được thoát hết ra ngoài và vẫn ở trong bộ tăng áp. Có thể ảnh hưởng bộ phận này theo thời gian.

Cách tốt nhất để đảm bảo bộ tăng áp hoạt động hiệu quả và không còn lưu giữ khí thải thì việc tập thói quen chạy xe chậm, tua máy thấp ở những kilomet cuối của hành trình hoặc để động cơ chạy không tải trước khi tắt máy hẳn.

Chạy xe làm động cơ quá tải

Cũng gần giống như trường hợp tắt máy đột ngột, nếu lái xe ở số cao với tốc độ chậm là một trong những nguyên nhân gây hại nghiêm trọng cho bộ tăng áp động cơ. Trong quá trình này động cơ được đặt ở mức thấp nên tạo nhầm lẫn về việc tiết kiện nhiên liệu hơn. Bên cạnh đó, đối với động cơ tăng áp, việc chạy xe ở tua máy thấp không tương đồng với vệc tiết kiệm nhiên liệu.

Cơ chế hoạt động của bộ tăng áp là sử dụng khí thải để đạt tốc độ cao, giúp tăng lượng khí nạp vào động cơ. Nếu như bộ tăng áp không đạt ngưỡng vòng quay nhất định sẽ  dẫn đến tình trạng động cơ hoạt động năng suất thấp. Điều này có nghĩa là xe không đạt ngưỡng công suất tối ưu mà động cơ có thể sinh ra.

Đối với xe chạy động cơ diesel, nhiên liệu được cung cấp theo cách đạp chân ga. Khi lái xe ở số cao mà vận tốc thấp, người dùng phải đạp ga nhiều hơn để giữ động cơ hoạt động. Do đó, dẫn tới tình trạng lượng nhiên liệu tiêu thụ bị thừa mà lại thiếu không khống khí trong khoang đốt và khiến nhiên liệu không thể cháy hết. Nếu tình trạng này kéo dài có thể gây hư hỏng một số bộ phận của xe

Không khởi động vận hành ở tua máy cao

Thông thường động cơ đang ở trạng thái nghỉ đến khi khởi động trở lại sẽ rất nhạy cảm. Người dùng nên tăng ga một cách từ từ  để dầu động cơ đủ thời gian bôi trơn các chi tiết máy vả giúp động cơ bền hơn. Chỉ khi nào đạt tới nhiệt độ nhất định, dầu mới đủ sức len lỏi vào những chi tiết máy bên trong động cơ. Nếu tăng ga đột ngột, điều này làm cho dầu không đủ thời gian bôi trơn động cơ mà đã phải đi vào hoạt động, một thời gian sau xe có thể bị trục trặc động cơ.

5 điều không nên làm khi xe sử dụng động cơ tăng áp
Nên để động cơ không tải sau một thời gian sử dụng

Dùng nhiên liệu kém chất lượng

5 điều không nên làm khi xe sử dụng động cơ tăng áp
Nhiên liệu có chứa tạp chất

Đối với động cơ nạp khí tự nhiên không yêu cầu phải sử dụng một loại đâu có chất lượng quá cao. Tuy nhiên, việc sử dụng các loại nhiên liệu kém chất lượng, có lẫn tạp chất là nguyên nhân dẫn đến làm hư hỏng các động cơ tăng áp. Vì vậy, để đảm bảo cho động cơ xe, người dùng nên chọn mua nhiên liệu ở những trung tâm uy tín.

Tăng ga ngay sau khi ra khỏi vòng cua

Những xe dùng động cơ tăng áp thường có độ trễ  hay độ lag bởi công suất tăng lên ngay sau khi chúng làm việc. Điều này rất dễ gây ra hiện tượng mất lái, mất kiểm soát. Có thể gây ra nguy hiểm cho người điều khiển. Vì vậy, không nên đạp chân ga sát ván khi vừa thoát khỏi khúc cua.

Trên đây là những thông tin chúng tôi thu thập được về động cơ này. Mong rằng nó sẽ mang lại nhiều hữu ích đối với người đọc.