Hướng dẫn cách lắp đặt tháp giải nhiệt đơn giản, đúng chuẩn

0
lắp đặt tháp giải nhiệt
Hướng dẫn cách lắp đặt tháp giải nhiệt đơn giản, đúng chuẩn
5 (100%) 1 vote

Để quá trình vận hành tháp diễn ra ổn định và hiệu quả thì ngoài việc nắm chắc quy trình vận hành người dùng cũng cần tìm hiểu về cách lắp đặt tháp giải nhiệt nước. Tuy nhiên có khá nhiều người dùng còn nhầm lẫn về các vị trí, quy trình lắp đặt tháp giảm nhiệt. Vì vậy, hãy theo dõi ngay những thông tin hữu ích dưới đây của chúng tôi, chắc chắn sẽ không làm bạn thất vọng

Tháp giải nhiệt là thiết bị công nghiệp, được sử dụng để làm giảm nhiệt độ của dòng nước đầu vào bằng cách trích nhiệt từ nước và thải ra môi trường bên ngoài thông qua hình thức bay hơi. Nhờ nhiệt lượng cao được trích xuất ra bên ngoài, lượng nước còn lại bên trong tháp được làm mát đáng kể nên được ứng dụng nhiều trong các nhà xưởng công nghiệp hiện nay.

Lắp đặt tháp giải nhiệt
Nắm rõ quy trình lắp đặt tháp giải nhiệt tùy thuộc vào từng dòng tháp

Cấu tạo của tháp giải nhiệt công nghiệp

Đa số, các sản phẩm tháp làm mát công nghiệp được cấu thành từ nhiều linh – phụ kiện tháp giải nhiệt khác nhau, về cơ bản có các bộ phận chính đó là:

– Thiết bị chống ồn: Là thiết bị giảm âm, có tác dụng làm giảm âm thanh của tiếng nước rơi nhỏ giọt trong quá trình vận hành tháp giải nhiệt.

– Hệ thống phân nước: Với thiết kế hiện đại theo dạng đầu phun lỗ áp thấp, có lỗ ống phun lớn nên hạn chế được tình trạng ứ đọng nước, giúp cho khả năng phân nước trên tấm tản nhiệt đều hơn.

– Tấm tải nhiệt: Được làm từ PVC, thiết kế dạng gợn sóng thực hiện chức năng phân chia nước, giải nhiệt cho nguồn nước nóng là giải pháp tối ưu hiệu quả làm mát từ nước.

– Tấm tản nước: Thực hiện chức năng cản lực gió, giảm thiểu tình trạng thất thoát nước cũng như hạn chế được số lần thêm nước cho tháp.

– Hệ thống động cơ: Hệ thống động cơ bên trong tháp được thiết kế đặc biệt với khả năng chống thấm nước cực cao. Được thiết kế gọn gàng, chuyển động bằng bánh răng, các chỉ số an toàn cao nên người dùng dễ dàng thực hiện thao tác để lắp đặt, bảo dưỡng tháp.

– Đế bồn: Là nơi được dùng để chứa nước nên thường xuyên bị cặn bẩn, rong rêu mọc. Chính vì thế, người dùng cần thường xuyên vệ sinh định kỳ đế bồn để hạn chế vi sinh vật phát triển, gây hại cho tháp.

– Cánh quạt: Được thiết kế bằng chất liệu hợp kim nhôm. Hệ thống cánh và mâm quạt được thiết kế cân bằng với nhau; động cơ quạt hút gió theo ống thoát gió để tạo hướng gió theo chiều thuận để điều chỉnh được lượng gió theo nhu cầu của tháp. Điều này, giúp tháp hoạt động êm ái, độ ồn thấp, tiết kiệm tối đa năng lượng sử dụng.

Cấu tạo của tháp giải nhiệt công nghiệp
Cấu tạo của tháp giải nhiệt công nghiệp

– Vỏ tháp: Được làm từ sợi thủy tinh nên khả năng chống ăn mòn, han gỉ cao. Các thanh sắt cố định được xi măng tráng kẽm giúp người dùng tiết kiệm được chi phí bảo trì.

Hướng dẫn cách lắp đặt tháp tản nhiệt đơn giản

Tùy thuộc vào từng model sẽ có cách lắp đặt tháp giải nhiệt riêng. Tựu chung, dù là tháp giải nhiệt vuông hay tháp giải nhiệt tròn thì chúng sẽ có các bước lắp đặt cơ bản sau:

Bước 1: Người dùng cần chuẩn bị đầy đủ các thiết bị cũng như dụng cụ lắp đặt như vỏ bồn, đế bồn, ống phun,…

Bước 2: Thực hiện thao tác lắp đế bồn; với những loại tháp làm mát cỡ lớn trước khi lắp đặt người dùng cần bôi keo để ghép các mảnh đế bồn với nhau. Đối với các tháp nhỏ thì đế bồn được sản xuất thành 1 khối hoàn chỉnh nên bạn không cần dán chúng lại với nhau.

Bước 3: Lắp đặt hệ thống thanh đỡ cho tấm tản nhiệt.

Bước 4: Lắp tấm tản nhiệt nước và màng PVC lên tháp giải nhiệt

Bước 5: Lắp phần vỏ đế bồn cho tháp. Đối với tháp giải nhiệt Tashin, Liang chi cỡ nhỏ thì bạn nên thể lắp vỏ bồn bên ngoài rồi đặt chúng lên, còn tháp có kích thước lớn hơn thì người dùng nên ghép từng mảnh vỏ bồn lại với nhau rồi bắt vít các mảnh vỏ tháp với đáy và các thanh ngang motor với tháp cho chắc chắn.

Bước 6: Lắp lưới chắn nước để nước không bị văng ra ngoài trong quá trình vận hành của tháp.

Dựa vào những phân tích, hướng dẫn lắp đặt tháp giải nhiệt để giúp bạn đưa ra những gợi ý, nhận định riêng phù hợp với yêu cầu đặt ra, tối ưu quá trình thực thi, vận hành.

Một số lưu ý khi lắp đặt tháp hạ nhiệt

Khi tiến hành lắp đặt tháp giải nhiệt, người dùng cần lưu ý những yếu tố sau:

– Lựa chọn vị trí lắp đặt rộng, thoáng để hạn chế hiện tượng vọng âm

– Nên để lối đi riêng cho việc lắp đặt đường ống và bảo trì

– Chú ý kiểm tra đường ống dẫn nước hoặc phía chậu tháp để hạn chế tình trạng nứt.

– Cân bằng vị trí tháp để tránh hiện tượng phân tán nước không đều

– Chân đế nên đặt đặt thiết bị chống ồn để hạn chế hiện tượng chấn động đồng loạt.

Ứng dụng trong đời sống của tháp giải nhiệt công nghiệp

ứng dụng của tháp giải nhiệt trong công nghiệp
Tháp giải nhiệt ứng dụng trong nhiều lĩnh vực công nghiệp khác nhau

Với nhiều ưu điểm nổi bật, tháp giải nhiệt được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, phải kể đến như:

– Ngành điện lạnh: Được sử dụng để phục vụ nhu cầu sản xuất và hoạt động của điều hòa, hỗ trợ sản xuất nước đá

– Ngành thủy sản: Hỗ trợ công việc chế biến, đông lạnh và bảo quản hải sản

– Ngành nhựa: Làm mát cho máy ép nhựa, sản xuất bao bì nhựa hạn chế motor bị tăng nhiệt gây hỏng hóc.

– Các ngành khác như luyện kim, dược phẩm, cáp điện, chế biến rượu bia,…

Hy vọng, những thông tin trên đây về lắp đặt tháp giải nhiệt sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích đối với quý khách hàng; từ đó giúp người dùng và kỹ thuật viên lắp đặt tháp một cách nhanh chóng và hiệu quả.