IQ & EQ là gì? Làm thế nào để cải thiện chỉ số IQ và EQ?

0
eq là gì
EQ là khả năng kiểm soát, kiềm chế cảm xúc
IQ & EQ là gì? Làm thế nào để cải thiện chỉ số IQ và EQ?
5 (100%) 1 vote

Nhiều bậc phụ huynh thường chỉ quan tâm đến chỉ số mà không biết rằng, EQ là một chỉ số trí tuệ quan trọng khác. Vậy IQ và EQ là gì? Làm thế nào để cải thiện chỉ số IQ và EQ. Cùng Thegioimay tìm hiểu bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn nhé!

Chỉ số IQ là gì?

Có thể bạn đã nghe qua chỉ số IQ nhưng chưa hiểu IQ là j? IQ được hiểu là chỉ số thông minh, chỉ số trí tuệ, viết tắt của cụm từ “Intelligence Quotient”. Đây là điểm số được sử dụng rộng rãi nhất nhằm đánh giá mức độ thông minh của não bộ con người.

Chỉ số IQ được đo lường bằng nhiều kỹ năng từ ngôn ngữ đến không gian, cho thấy khả năng tư duy và phản xạ của con người. Đây được xem là thước đo tổng thể của nhiều kỹ năng khác nhau, thông qua các bài test IQ. 

IQ là gì
IQ là gì? Tìm hiểu về IQ

Thông thường, chỉ số IQ của con người sẽ dao động trong khoảng 85 – 115. Ở Việt Nam, chỉ số IQ trung bình là khoảng 100. Chỉ số này được biết đến là “động cơ tinh thần” của não bộ. Tuy nhiên vẫn có một số người có IQ vượt trội hơn. Những người này có trí tuệ siêu phàm, rất thông minh và vô cùng nhạy bén.

Người sở hữu chỉ số IQ cao có thể giải quyết được mọi vấn đề hóc búa mà không phải ai cũng làm được. Họ rất dễ gặt hái được những thành công lớn bởi họ luôn nhạy bén và đi trước người khác. Những người này luôn tìm những hướng đi mới, đặc biệt có thể phát minh ra những thứ mà người thường chưa bao giờ nghĩ đến.

Nói cách khác, IQ càng cao, não bộ của người đó sẽ làm được nhiều thứ hơn, nhạy bén hơn rất nhiều. Ví dụ như người có IQ 120 sẽ đọc và hiểu một cuốn sách nhanh hơn, sâu sắc hơn người có IQ 80. Thực tế đã chứng minh rất nhiều nhà khoa học, bác học, nhà vật lý, … đều có chỉ số IQ cao hơn người thường.

EQ là gì? 

eq là gì
EQ là khả năng kiểm soát, kiềm chế cảm xúc

Bên cạnh khái niệm IQ, nhiều người vẫn thắc mắc EQ là j? EQ là viết tắt cho cụm từ “Emotional Quotient”, là chỉ số cảm xúc của con người. Chỉ số EQ  cho biết khả năng kiểm soát và kiềm chế cảm xúc của con người trong mỗi hoàn cảnh. Để đánh giá đúng được chỉ số EQ, bạn cần phải thực các bài test EQ.

Khả năng đồng cảm với người khác là đặc điểm chính của con người khi tương tác xã hội. Chỉ số cảm xúc liên quan đến khả năng chia sẻ cảm xúc với người khác, khả năng phản hồi cảm xúc  theo các nguyên nhân cơ bản. Đồng thời, đây cũng là khả năng nhận ra những suy nghĩ, cảm xúc của người khác, khả năng đáp ứng lại những điều đó bằng một cảm xúc khác.

Theo các chuyên gia, chỉ số EQ của con người sẽ được biểu hiện qua 5 đặc tính quan trọng này:

  • Tự nhận thức: Đây là những kiến thức về trạng thái bên trong, về nguồn lực, sở thích, trực giác, … của bản thân. Những người có EQ cao sẽ tự nhận thức được suy nghĩ và cảm xúc hiện tại của mình.
  • Khả năng tự kiểm soát: Khả năng này được thể hiện ở những khía cạnh như quản lý cảm xúc cá nhân tốt, duy trì tốt tính cách, có tinh thần trách nhiệm hoặc thích ứng dễ dàng với môi trường,… Người có EQ cao có thể tự điều chỉnh được hành xử của bản thân trong các tình huống, sao cho nó phù hợp và tích cực nhất.
  • Động lực: Đây là những cảm xúc dẫn dắt hoặc hỗ trợ con người cố đạt được mục tiêu.
  • Sự đồng cảm: Là khả năng tự nhận biết, thấu hiểu cảm xúc cũng như nhu cầu của những người xung quanh. Nhờ vậy, bạn có thể hiểu được đối phương nghĩ gì, mong muốn gì và giúp bạn nhận được sự yêu quý của mọi người, gặt hái được nhiều thành công. Những người EQ càng cao sẽ thấu hiểu được cảm xúc của người khác.
  • Kỹ năng xã hội: Là sự nhạy bén trong việc dẫn dắt các vấn đề, gợi ra những phản ứng mà bản thân mong muốn người khác đạt được từ bên trong. Người có chỉ số EQ cao sẽ dễ dàng giao tiếp, có thể truyền cảm hứng cũng như thuyết phục người khác.

Ví dụ như khi đang tranh luận, một người đồng nghiệp bỗng dưng tranh cãi với bạn. Nếu bạn có số EQ thấp, bạn sẽ không nhường nhịn mã tranh cãi lại. Tuy nhiên, nếu bạn là người có EQ cao, lúc này bạn sẽ cố gắng kiểm soát phản ứng của bản thân bằng với những lời mà đồng nghiệp đó nói. Bạn sẽ phân tích suy nghĩ và cảm xúc của họ, từ đó đưa ra cách xử sự trên tinh thần xây dựng, góp ý.

Đã có một nghiên cứu chỉ ra rằng những người có chỉ số EQ cao sẽ có khả năng chịu áp lực tốt, luôn bình tĩnh và đưa ra cách xử lý, giải quyết tình huống một cách đúng đắn nhất. Những người này rất giàu tình cảm, biết cách điều tiết cảm xúc của mình trong mọi hoàn cảnh, luôn chia sẻ, đồng cảm với người khác. Vì thế, dù trong bất kỳ môi trường nào, họ đều biết cách dung hòa cảm xúc với mọi người nên nhận được sự yêu quý, hỗ trợ từ người khác.

Bên cạnh đó, những người có chỉ số EQ cao thường tỷ lệ thành công sẽ rất cao.  Bởi vì họ luôn suy nghĩ, xem xét thấu đáo mọi vấn đề rồi mới đưa ra những quyết định đúng đắn. Đặc biệt, những người có nhiều khả năng, tố chất trở thành lãnh đạo. 

Mối quan hệ giữa IQ và EQ là gì? 

Nếu bạn đã hiểu rõ chỉ số IQ và EQ là gì, cùng tìm hiểu về mối quan hệ giữa IQ và EQ. Tuy là 2 khái niệm khác biệt nhau nhưng cả 2 chỉ số đều có vai trò quan trọng đối với mỗi người, đặc biệt là sự thành công của con người trong tương lai.

Với những người thông minh, trí tuệ siêu phàm, phản ứng nhanh nhạy và khả năng tư duy tốt sẽ nhận được sự quan tâm của các nhà tuyển dụng. Bên cạnh đó, các nhà tuyển dụng cũng rất chú trọng đến thái độ làm việc của nhân viên. Vì thế, bên cạnh IQ cao, những người EQ cao cũng nhận được sự quan tâm đặc biệt. Bởi họ có tinh thần làm việc, luôn cố gắng hoàn thiện mọi công việc thật tốt, đặc biệt họ có thể dùng 200% năng lượng để làm việc đạt hiệu suất cao.

mối liên hệ giứa chỉ số IQ và EQ là gì
EQ và IQ có mối quan hệ mật thiết với nhau

Theo đánh giá của chuyên gia, nếu một người thành công sẽ cần đến 80% EQ và chỉ cần 20% IQ. Chỉ số IQ sẽ giúp bạn có khả năng tư duy, lập luận trong công việc tốt. Trong khi đó, chỉ số EQ sẽ giúp bạn trở nên bình tĩnh hơn, đưa ra những quyết định đúng đắn và tầm nhìn xa hơn.

Trong công việc, người có IQ cao sẽ giúp giải quyết các vấn đề một cách dễ dàng. Tuy nhiên, để có thể tiến xa hơn thì cần có chỉ số EQ cao. Vì thế, thay vì lựa chọn IQ hay EQ quan trọng hơn, chúng ta cần cố gắng để cân bằng cả 2 chỉ số trên. Một người có chỉ số IQ và EQ đều cao sẽ có lợi thế phát triển và gặt hái được nhiều thành công hơn trong công việc và cuộc sống.

Bên cạnh đó, nhiều chuyên gia cho rằng, việc xác định chỉ số IQ sẽ khách quan và có độ chính xác cao hơn khi kiểm tra EQ. Đối với kết quả của bài test EQ, thường chúng sẽ mang tính chủ quan hơn bởi có nhiều người không trả lời trung thực.

So sánh sự khác biệt giữa IQ và EQ là gì?

Chỉ số IQ

IQ được xem là thước đo của trí thông minh, chỉ số IQ càng cao thì chứng tỏ người đó có khả năng sáng tạo và logic tốt, trí nhớ vượt trội. Họ có thể tiếp thu và ghi nhớ mọi thứ nhanh chóng, Các lĩnh vực khó như khoa học, toán học, y học, lập trình,… đều phù hợp với những người này bởi họ có IQ cao, khả năng tư duy logic.

Những khả năng mà IQ thể hiện gồm:

  • Xử lý không gian và thị giác
  • Kiến thức về thế giới
  • Dòng suy nghĩ
  • Trí nhớ ngắn hạn và dài hạn
  • Tư duy định lượng

Chỉ số EQ

Khác với IQ, EQ là thước đo về cảm xúc. Những người có chỉ số EQ cao thường biết cách tiết chế cảm xúc cá nhân, bình tĩnh giải quyết vấn đề, thường được người xung quanh yêu mến bởi giàu tình cảm và thấu hiểu.

eq là gì
EQ thể hiện qua khả năng nhận thức, kiểm soát và xử lý vấn đề

Thông thường, người EQ cao sẽ phù hợp với những công việc như nhà thơ văn, triết gia, giáo sư, bác sĩ, quản lý nhân sự hoặc lãnh đạo,… Bên cạnh đó, EQ là chỉ số về trí tuệ cảm xúc của một người. Chỉ số này thể hiện qua khả năng nhận thức, kiểm soát, đánh giá và thể hiện cảm xúc cá nhân. 

Một số nhà nghiên cứu như John Mayer, Peter Salovey hoặc nhà văn Daniel Goleman đều là người có chỉ số EQ cao. Họ tập trung vào trí tuệ cảm xúc, khiến nó trở thành một chủ đề nóng cả trong kinh doanh quản lý và giáo dục.

EQ thể hiện qua các kỹ năng như:

  • Xác định cảm xúc cá nhân (Tự nhận thức)
  • Đánh giá cảm xúc của người khác (Đồng cảm)
  • Kiểm soát cảm xúc của chính mình (Tự kiểm soát)
  • Nhận biết, thiếu hiểu cảm xúc của người khác (Sự đồng cảm)
  • Sử dụng cảm xúc của bản thân để hòa nhập với xã hội (Kỹ năng xã hội)
  • Kết nối với mọi người

Các cách để cải thiện IQ và EQ

Cách để cải thiện chỉ số IQ

  • Tập thể dục: Bạn có thể tập các bài aerobic, vừa có thể tăng cường cơ bắp vừa giúp trí não sắc bén hơn. Hoặc đi bộ 30 phút mỗi ngày sẽ giúp cơ thể sản sinh ra BDNF, một phân tử dẫn đến sự hình thành nên các tế bào thần kinh và khớp thần kinh mới trong não bộ.
  • Bổ sung nghệ cho cơ thể: Đây là loại gia vị chứa các chất curcumin, có tác dụng giảm nguy cơ suy giảm trí tuệ.
  •  Bổ sung vitamin D: Vitamin D có vai trò trong sự phát triển sức khỏe và trí nhớ của não bộ. Theo các nhà khoa học, vitamin D khi vào cơ thể có sự chuyển hoá ở vùng hải mã và tiểu não, những khu vực liên quan đến tiếp nhận, xử lý và hình thành thông tin. Đặc biệt, phụ nữ có thai cần bổ sung vitamin D để não bộ của trẻ được phát triển một cách toàn diện. Với người cao tuổi, nghiên cứu đã chỉ ra rằng do mức vitamin D thấp khiến chức năng não bị suy giảm, cần tăng cường vitamin D để phục hồi chức năng não.
  • Ngủ đủ giấc: Giấc ngủ không chỉ quan trọng cho quá trình tái tạo cơ thể, nó còn là điều kiện giúp đầu óc luôn sảng khoái, tư duy logic và có thể tìm ra các giải pháp mới. Ngủ đủ giấc sẽ giúp xóa bỏ những hạn chế, khiến cho não “khởi động lại” để có thể nhìn nhận vấn đề từ mọi góc độ. Giấc ngủ đủ còn là biện pháp để tăng cường trí nhớ, giúp cải thiện hiệu quả hoạt động của não bộ.
cách để cải thiện chỉ số IQ
Tập luyện thể dục, ngủ đủ giấc, … giúp cải thiện chỉ IQ
  • Thường xuyên hít thở sâu: Phương pháp này là một trong những cách đơn giản và hiệu quả để cải thiện khả năng hoạt động của não bộ. Khi hít sâu, lượng không khí trong não sẽ nhiều hơn, nhờ thế não hoạt động hiệu quả hơn.
  • Bổ sung dầu cá (cá hồi, cá thu, cá mòi): Hơn một nửa khối lượng não được tạo từ chất béo và 65% trong số đó là axit béo Omega. Những chất béo này sẽ giúp sản xuất và phát triển các tế bào não, duy trì tính linh hoạt của các màng tế bào. Hãy cố gắng ăn các loại cá ít nhất 2 bữa/tuần để não bộ nhạy bén hơn.
  • Bổ sung ngũ cốc nguyên hạt: Các loại ngũ cốc có giàu chất xơ, bạn có thể kết hợp thêm rau, trái cây, quả hạch, dầu ô liu, rượu vang đỏ để chống lại quá trình oxy hóa, chống viêm. Đặc biệt có thể đề phòng nguy cơ về tim mạch như huyết áp cao,…
  • Học ngoại ngữ: Theo nhiều nghiên cứu, học ngoại ngữ có thể giúp con người tăng trí thông minh hơn. Thực tế, những đứa trẻ được dạy học ngoại ngữ từ nhỏ sẽ thông minh hơn những đứa trẻ bị thường khác. Phương pháp này có thể tăng cường trí nhớ, khả năng tiếp nhận và xử lý thông tin. Đồng thời, học ngoại ngữ giúp bạn hiểu thêm về các nền văn hóa trên thế giới.
  • Chơi ô chữ: Theo các nghiên cứu cho rằng chơi trò ô chữ sẽ giúp giảm nguy cơ mắc chứng Alzheimer. Vì thế, hãy nhanh tay tải game ô chữ về điện thoại của bản để tăng chỉ số IQ nhé.
  • Tập chơi nhạc cụ: Bạn có thể tập chơi một loại nhạc cụ như guitar, piano, trống,… Điều này sẽ giúp não bộ kiểm soát được trí nhớ, phối hợp các hoạt động tốt hơn. Đã nhiều nhiều nghiên cứu chứng minh được điều này.

Cách cải thiện chỉ số EQ là gì?

Khác với IQ, để có thể cải thiện được trí tuệ cảm xúc của con người là điều có thể. Chỉ số EQ có thể được rèn luyện dần, ngay cả với người lớn. Điều này đã được nhiều nhà khoa học chứng minh, dựa trên một nhánh khoa học mới được gọi là sự dẻo dai thần kinh.

Để rèn luyện được trí tuệ cảm xúc EQ cần thực hiện những cách sau:

  • Rèn luyện sự tập trung để đầu óc của bạn luôn được ổn định và minh mẫn
  • Có thể thiền chánh niệm
  • Trau dồi, rèn luyện kỹ năng lắng nghe người khác
eq là gì
Phát triển khả năng lắng nghe người khác sẽ giúp tăng chỉ số EQ
  • Duy trì năng lượng với thái độ sống tích cực
  • Thực hành khả năng tự nhận thức, hiểu được cảm xúc cá nhân
  • Rèn luyện khả năng tiếp nhận lời phê bình của người khác một cách có chọn lọc
  • Thúc đẩy khả năng lãnh đạo tập thể
  • Tập cách kiểm soát cảm xúc tiêu cực của bản thân
  • Bổ sung và nâng cao vốn từ vựng trong giao tiếp hàng ngày
  • Tập luyện tự đặt bản thân vào vị trí của người khác trong các tình huống giao tiếp

Một số câu hỏi liên quan đến IQ và EQ

IQ bao nhiêu là cao?

Như chúng ta đã biết, chỉ số IQ trung bình của một người sẽ dao động trong khoảng 85 – 115. Vì thế, những người có IQ từ 115 trở lên sẽ được xem là người có IQ cao. Có thể kể đến như Stephen Hawking (IQ 160), Albert Einstein (IQ 160 – 190), Judit Polgar (IQ 170), Philip Emeagwali (IQ 190), Christopher Hirata (IQ 225), Kim Ung Yong (IQ 210), Marilyn Vos Savant (IQ 228), William James Sidis (IQ 250 – 300),…

Người có IQ cao nhất thế giới là người nào?

William James Sidis
William James Sidis có chỉ số IQ 250 – 300 cao nhất thế giới

Tính đến nay, William James Sidis là người có IQ cao nhất lịch sử loài người. Sinh ngày 1/4/1898 tại New York trong một gia đình mà ai cũng thông minh. Chỉ mới 5 tuổi nhưng Sidis đã có thể sử dụng máy tính, thông thảo tiếng Latin, Hy Lạp, Nga, Pháp, Đức và tiếng Do Thái.

William James Sidis là tác giả của 4 cuốn sách về giải phẫu & thiên văn học. Hiện nay, chỉ số IQ của ông được đánh giá là khoảng 250 – 300.

EQ bao nhiêu là cao?

Dựa theo thang đo EQ hiện nay, những người có chỉ số EQ cao sẽ nằm trong khoảng 116 – 130. Đặc biệt, có một số người có EQ từ 131, được xếp vào nhóm người có EQ cực cao. Số lượng người có EQ cực cao chỉ chiếm khoảng 2% dân số trên thế giới.

>>> Bài viết tham khảo: KAM là gì? Những ý nghĩa của KAM mà có thể bạn chưa biết

Trên đây là những thông tin tổng hợp về IQ  và EQ là gì, cách để cải thiện 2 chỉ số IQ và EQ. Hy vọng, bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về chỉ số trí tuệ này và có những cách cải thiện tốt hơn. Nếu còn câu hỏi thắc mắc, hãy bình luận phía dưới để thegioimay.org giải đáp giúp bạn nhé!