Motor 3 pha và những thông tin cần thiết cho bạn

0
Motor 3 pha là gì?
Motor điện 3 pha
Motor 3 pha và những thông tin cần thiết cho bạn
5 (100%) 1 vote

Hiện nay khá nhiều đơn vị sử dụng Motor 3 pha để phục vụ cho máy móc, thiết bị và  dây  chuyền sản xuất. Tuy nhiên không phải ai cũng biết rõ về cấu trúc cũng như một số cách kiểm tra Motor khi gặp phải tình trạng cháy hay hỏng hóc trong quá trình sử dụng. Hãy tham khảo bài viết dưới đây!

Motor 3 pha là gì?

Đây là loại máy điện thường được sử dụng nhiều nhất hiện nay. Giá thành tương đối rẻ và bền cũng như khả năng sửa chữa, bảo dưỡng của những motor tương đối dễ dàng. Đây là bộ phận tạo nguồn động lực cơ học cần thiết giúp cho máy móc, thiết bị và dây chuyền có thể hoạt động được. Nếu động cơ điện 3 pha không được hoạt động, làm việc trong môi trường thuận lợi, rất dễ xảy ra hiện tượng cháy, nổ đồng thời tuổi thọ của động cơ cũng sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều.

Motor 3 pha là gì?
Motor điện 3 pha

Cách kiểm tra motor 3 pha bị cháy

Để kiểm tra Motor điện 3 pha có bị cháy hay không bạn có thể tham khảo một số cách sau đây. Trước khi tiến hành kiểm tra bạn cần ngắt nguồn điện vào Motor để đảm bảo an toàn đối với thiết bị điện.

Tiến hành kiểm tra khởi động từ của động cơ, nếu thấy một trong 3 tiếp điểm chính bị cháy còn hai tiếp điểm còn lại có hiện tượng dính không tháo ra được. Trường hợp này động cơ đã bị cháy do khởi động từ. Việc máy móc dùng lâu ngày, không được kiểm tra bảo dưỡng kịp thời có thể khiến bộ phận khởi động gặp trục trặc. Khi các dây điện chạm nhau gây ra xung đột giữa dòng điện khiến dòng điện trong máy bị chập có thể ảnh hưởng đến hoạt động của máy móc thậm chí là gây chập, cháy động cơ.

Nếu khi kiểm tra tình trạng 3 dây điện vẫn dùng tốt, bạn có thể kiểm tra lại bộ cắt điện tự động xem có bị chỉnh quá tải dòng hay không? Thông thường khi phần cơ khí bị quá tải hoặc ma sát nhiều khiến motor 3 pha khó có thể khởi động. Vì vậy bộ cắt điện tự động đã tác động cắt ở mức cường độ cao hơn so với mức bình thường sử dụng. Điều này khiến động cơ không kịp điều chỉnh dẫn đến tình trạng cháy động cơ.

Cách kiểm tra motor 3 pha bị cháy
Bên trong Motor điện 3 pha

Bạn có thể tìm được nguyên nhân chính xác khiến động cơ bị cháy khi tháo động cơ ra để quấn lại. Thông thường có 2 lý do khiến Motor điện 3 pha bị cháy là do mất pha hoặc quá tải. Nếu nguyên nhân là do mất pha, bạn sẽ thấy vài cuộn dây đồng bên trong Motor có hiện tượng cháy đen không giống những cuộn dây còn lại trong Motor. Nếu Stator có xuất hiện những vết xước bóng, có thể đó là do rotor quay chạm phải dẫn đến cháy động cơ do hỏng bạc đạn.

Bên cạnh đó nếu bạn phát hiện bên trong Motor có phần bị nám đen hay nổ dây xung quanh. Đây là dấu hiệu cho chúng ta biết nguyên nhân gây cháy động cơ có thể do bị hơi nước lọt vào gây phóng điện và cháy trong Motor. Nếu tại các đầu nối điện vào Motor có bulong bị lỏng thì đây chính là nguyên nhân khiến mất pha của Motor dẫn đến tình trạng chập cháy động cơ.

Cách quấn motor 3 pha

Quấn Motor điện 3 pha tương đối đơn giản, bạn hoàn toàn  có thể tự làm sau khi tham khảo bài viết dưới đây.

Cách quấn motor 3 pha
Kiểu dáng khuôn quấn dây

Trước tiên bạn cần chuẩn bị khuôn quấn dây. Khuân cần chuẩn bị được xác định như sau:

Bước 1: Xác định chu vi khuân được tính theo công thức:

Trong đó: KL : hệ số

y: bước quấn được xác định dựa vào kiểu dây quấn [rãnh]

L: chiều dài cạnh tác dụng của bối dây

Biểu thức để tính KL được xác định như sau:

Trong đó:  Dt: đường kính trong rotor [mm]

Z: tổng số rãnh stator [rãnh]

y : hệ số được xác định theo số cực từ

hr: chiều cao răng của rãnh stator [mm]

Sau khi xác định được kích thước của khung, bạn tiến hành gia công khung theo đúng kích thước đã xác định.

Bước 2: Sau khi đã có khung quấn, bạn tiến hành cách điện cho khung bao gồm: Cách điện rãnh, cách điện bằng nêm và cách điện đầu rãnh.

Cách điện đầu các bối dây: được làm bằng giấy cách điện có độ dày phụ thuộc vào công xuất của máy thường từ 0.1mm. Vấn đề kích thước hay hình dáng hoàn toàn phụ thuộc kiểu dây quấn.

Khác với cách điện đầu dây, cách điện rãnh được làm bằng  giấy có độ dày từ 0.2mm  với kích thước và kiểu dáng hoàn toàn phụ thuộc vào kích thước của rãnh stator.

Một bộ phận cách điện khác là nêm, nêm cách điện thường được làm bằng tre hoặc gỗ nhíp với tác dụng tăng cường cách điện cũng như độ bền của bối dây.

Cách quấn motor 3 pha
Motor sau khi được quấn dây

Bước 3: Tiến hành quấn dây Motor

Đầu tiên bạn tiến hành quấn thử một bối dây trước bằng thao tác lồng bối dây vào rãnh Stator động cơ và điều chỉnh cho phù hợp với kích thước khuôn. Sau đó tiến hành quấn các bối dây còn lại vào khuôn. Khi cuốn bạn lưu ý cuốn xếp các vòng dây song song đều nhau đặc biệt không để dây chồng chéo lên nhau.

Khi cuốn dây nếu gặp phải những đoạn dây nối bạn phải đặt ở vị trí đầu bối dây giúp quá trình sửa chữa, kiểm tra diễn ra dễ dàng thay vì phải tháo cuộn dây để kiểm tra mối nối. Lưu ý các mối nối đều phải được hàn chì cố định và cách điện bằng ống gen điều này giúp bảo vệ cũng như hỗ trợ cho quá trình hoạt động của cuộn dây.

Cách đấu dây motor 3 pha, đấu mô tơ 3 pha thành 1 pha

Motor 3 pha thường được đấu theo hai cách là hình  sao và hình tam giác. Tùy vào thông số từng mạng điện mà chọn cách lắp cho phù hợp.

Động cơ điện 3 pha được đấu dây theo hình tam giác khi thông số của động cơ điện là 220V/380V và điện áp của mạng lưới điện vào khoảng 110V/220V. Khi đấu dây theo hình tam giác điện áp của động cơ điện ở mức thấp nhất là 220V và điện áp của mạng lưới điện ở mức cao nhất là 220V.

Để có thể đấu  hình sao khi thông số điện áp định mức của động cơ là 220V/380V còn điện áp của mạng lưới điện là 220V/380V.  Qua đó điện áp cao nhất của mạng lưới là 380V và điện áp thấp nhất của động cơ là 220V.

Có thể bạn quan tâm:

Động cơ tăng áp là gì? 5 điều không nên làm với động cơ tăng áp

Ngoài ra khá nhiều nơi sử dụng cách đấu mô tơ 3 pha thành 1 pha để sử dụng động cơ điện 3 pha như động cơ một pha. Trên thực tế, động cơ điện 3 pha có thể hoạt động đạt tới 80% hiệu suất ở lưới điện 1 pha như động cơ điện 1 pha.