Nghề tester là gì? Những điều cần biết về nghề tester

0
Nghề tester là gì? Những điều cần biết về nghề tester
Đánh giá bài viết

Chắc hẳn đã nhiều lần bạn nghe đến các cụm từ như mỹ phẩm bản tester, game tester, hipot tester, software tester, tiktok tester, insulation tester, telecom tester… Vậy tester là gì? Tester là làm gì? Cùng tham khảo bài viết dưới đây của thegioimay.org để hiểu rõ hơn về công việc này nhé!

tester-la-gi
Tìm hiểu thông tin về nghề tester

Tìm hiểu nghề tester là gì?

Tester là gì? 

Hiểu đơn giản, tester là công việc kiểm tra phần mềm để phát hiện ra các lỗi hay bất kỳ vấn đề nào có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng của phần mềm. Vì vậy, nhiệm vụ của nhân viên tester là đảm bảo chất lượng phần mềm được tốt nhất trước khi đưa ra thị trường hoặc giao đến tay khách hàng. 

Thực tế, một phần mềm hoàn toàn có thể được phát hành mà không cần qua kiểm duyệt. Tuy nhiên, tỷ lệ mắc sai sót là rất lớn, gây thiệt hại về thời gian, công sức và tiền bạc. Vì vậy, cần phải có một đội ngũ chuyên trách kiểm tra chất lượng phần mềm trước khi đưa đến tay khách hàng để giảm thiểu rủi ro tới mức thấp nhất. 

Hơn nữa, việc test thử phần mềm trước thời điểm ra mắt giúp đảm bảo độ tin cậy, tính bảo mật và mang lại hiệu quả cao. Đồng thời, chúng còn giúp tiết kiệm thời gian, chi phí và mang đến sự hài lòng tốt nhất cho khách hàng.   

Vậy tester học ngành gì? Đa phần nhân viên tester đều là sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành công nghệ thông tin từ các trường đại học, cao đẳng. Cũng có một phần nhỏ làm trái ngành nhưng tỷ lệ này không nhiều.

cong-viec-cua-tester-la-gi
Công việc của tester là gì?

Tester có những loại nào? 

Tùy từng công ty và từng vị trí công việc mà tester được chia thành nhiều nhánh khác nhau như: Manual tester, Automation tester, QA tester, QC tester và BA tester. Vậy những vị trí đó có nghĩa là gì? Mời các bạn cùng tham khảo qua những thông tin dưới đây nhé!

QA tester là gì? 

QA là cụm từ viết tắt của Quality Assurance. QA tester được hiểu là người chịu trách nhiệm đảm bảo chất lượng của phần mềm bằng việc đưa ra một quy trình làm việc thống nhất giữa các bên liên quan. 

QC tester là gì?

QC tester (Quality Control tester) là những người chịu trách nhiệm kiểm tra chất lượng của phần mềm. QC có hai vị trí chính là: Manual QC (vị trí này không đòi hỏi kỹ năng lập trình) và Automation QC (Đòi hỏi người làm phải có kỹ năng lập trình). 

qc-tester
QC tester là gì?

Manual tester là gì?

Là người thực hiện công việc kiểm thử phần mềm bằng tay. Tức là nhân viên tester sẽ thực hiện công việc kiểm thử và tạo báo cáo thủ công, không có bất kỳ sự trợ giúp nào của các công cụ tự động. Hiện nay, hầu hết các công ty phần mềm hoặc các đội nhóm làm phần mềm đều sử dụng cách kiểm thử này.

Automation tester là gì?

Automation Testing là phương pháp kiểm thử phần mềm tự động. Automation tester là người thực hiện công việc kiểm thử tự động. Họ sẽ tiến hành lên kịch bản cho công tác kiểm thử rồi sử dụng các tool hỗ trợ để kiểm thử. Phương pháp này giúp tiết kiệm thời gian và mang lại hiệu quả tốt hơn so với kiểm thử thủ công. 

BA tester là gì?

BA là cụm từ viết tắt của Business Analyst. BA tester là những người làm việc trực tiếp với khách hàng để lấy yêu cầu về dự án. Sau đó sẽ chuyển những thông tin này đến các team nội bộ như QC, QA, Developer,… để thảo luận, nghiên cứu, đưa ra các giải pháp tốt nhất, phù hợp với yêu cầu của khách hàng.

BA-tester
BA tester là người làm việc trực tiếp với khách hàng

Các mức kinh nghiệm của một tester

Kinh nghiệm làm việc của một nhân viên tester được chia thành 4 cấp bậc chính là: Internship (Intern), Fresher, Junior và Senior. Với những người trong ngành thì rất dễ để phân biệt 4 cấp bậc này. Tuy nhiên, với những người ngoại đạo, làm trái ngành hay những ai lần đầu tiên tìm hiểu về nghề tester sẽ rất khó để phân biệt được chúng.

Vậy Intern tester, Fresher tester, Junior tester, Senior tester có nghĩa là gì? Mời các bạn tham khảo qua bảng so sánh dưới đây của chúng tôi: 

Tiêu chí so sánh

Intern tester

Fresher tester

Junior tester

Senior tester

Trình độ chuyên môn

Đây là cấp độ thấp nhất trong thang đánh giá kinh nghiệm làm việc của một tester. Các Intern thường là người chưa có nhiều kiến thức cũng như kỹ năng nghề nghiệp, luôn phải có người hướng dẫn, kèm cặp.

Các Fresher thường là sinh viên mới ra trường của ngành Công nghệ thông tin. Họ được trang bị đầy đủ kiến thức căn bản khi ngồi trên ghế giảng đường nhưng chưa có cơ hội để áp dụng những kiến thức đó vào thực tế (chưa có kinh nghiệm). 

Nếu Fresher là những người có trình độ chuyên môn cao thì Junior có lợi thế hơn một chút. Họ đã có khoảng thời gian tiếp xúc với công việc trong thực tế hoặc đã từng trải qua quy trình đào tạo nghiêm ngặt đến từ doanh nghiệp. 

Là những người có trong tay khối lượng kiến thức lớn, từ cơ bản đến chuyên sâu. Họ là những người có nhiều năm kinh nghiệm, thâm niên làm việc cao. 

Tùy thuộc vào khả năng và thời gian làm việc mà Senior được chia ra thành nhiều cấp cấp độ khác nhau. 

Trách nhiệm công việc

Thường đảm nhận những công việc đơn giản, mang tính chất hỗ trợ cho những đồng nghiệp khác. 

Mục đích chủ yếu của Intern là học hỏi để tích lũy kiến thức, kinh nghiệm phục vụ cho công việc. 

Là người đang trong quá trình hoàn thiện bản thân, nhân viên Fresher sẽ bắt đầu công việc bằng những nhiệm vụ không quá khó khăn, chủ yếu là hỗ trợ các đồng nghiệp khác trong nhóm. 

Tuy nhiên, một Fresher phải đảm bảo các yêu cầu sau: Hiểu được kiến thức cơ bản về kiểm thử phần mềm, quy trình phát triển phần mềm và rất nhiều các kiến thức, kỹ năng khác liên quan đến kiểm thử phần mềm. 

Đảm nhận những nhiệm vụ khó khăn hơn trong công việc so với Fresher. 

Các Junior tester biết cách tự xử lý công việc và có khả năng tư duy cao hơn, tiếp xúc với test case phức tạp hơn. Ngoài ra, khi phát hiện lỗi trong kiểm thử sẽ phải tự tin biết mình sẽ phải làm gì. 

Senior có thể đảm nhiệm bất kỳ công việc nào liên quan đến công việc. Thậm chí, họ hoàn toàn có thể đảm nhận dự án một mình. 

Tester có dễ tìm việc không?

Xã hội ngày càng phát triển, công nghệ thông tin là ngành dẫn đầu xu thế, sự cạnh tranh gay gắt của các công ty phần mềm,… là nguyên nhân giúp cho nghề tester phát triển và mở ra nhiều cơ hội việc làm. 

Ở nước ta, nguồn nhân lực làm việc trong ngành tester còn khan hiếm, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao. Trong khi ở các công ty nước ngoài, cứ 1 lập trình sẽ làm việc với 5 tester thì tại các doanh nghiệp Việt, trung bình cứ 1 tester sẽ làm việc với 5 lập trình. Điều này cho thấy sự khan hiếm rất lớn về nhân lực trong ngành tester. 

Hơn nữa, hiện nay các công ty hoạt động trong lĩnh vực phần mềm, công nghệ thông có nhu cầu tuyển dụng nhân viên tester cao. Trong khi đó, đa số các bạn sinh viên đều có xu hướng lựa chọn làm lập trình viên hơn là tester. Vì vậy, đây là một cơ hội lớn để bạn có thể phát triển và thăng tiến hơn trong nghề. 

tester
Cơ hội việc làm của nghề tester

Muốn làm tester cần học những gì?

Học tester có khó không? Đây là câu hỏi thắc mắc của rất nhiều bạn khi tìm hiểu về nghề tester. Thực tế, để trở thành một tester không khó nhưng để có thể trở thành một tester giỏi, chuyên nghiệp thì đó không phải là điều dễ dàng. 

Vì vậy, nếu bạn là người có đam mê và mong muốn theo đuổi nghề tester đến cùng thì cần phải chuẩn bị đầy đủ những hành trang:  

Về kiến thức

Kiến thức là nền tảng quan trọng để bạn trở thành một tester chuyên nghiệp. Đó là những kiến thức về:  

  • Kiến thức nền tảng về máy tính, sử dụng Internet, tin học văn phòng, cài đặt phần mềm, phân tích phần mềm.
  • Kiến thức về testing như: định nghĩa, vai trò của testing, quy trình thực hiện và các thuật ngữ liên quan như: Beta tester (người thử nghiệm phần mềm trong môi trường thực), Software test life cyclem (vòng đời của kiểm thử), software testing levels (các mức độ khi kiểm thử),…
  • Kiến thức về các ngôn ngữ lập trình như HTML, SQL, CSS phục vụ cho công tác viết code để kiểm thử phần mềm.
  • Học kiến thức chuyên sâu về Manual Test, Automation Test, cách thiết kế testcase, các tool được sử dụng trong kiểm thử,… và các kiến thức chuyên ngành khác. 
hoc-gi-de-lam-tester
Học gì để trở thành tester giỏi?

Khả năng ngoại ngữ

Khả năng ngoại ngữ là yếu tố quan trọng đối với những người làm việc trong môi trường công nghệ thông tin. Bởi hầu hết các phần mềm và các công cụ liên quan đều hiển thị bằng tiếng Anh. Do vậy, nếu không có khả năng ngoại ngữ thì sẽ rất khó để bạn có thể hiểu được hết ý nghĩa và cách sử dụng của phần mềm đó. 

Hơn nữa, các tài liệu về công nghệ thông tin, tester trong nước còn nhiều hạn chế so với tài liệu nước ngoài. Vì vậy, để có thể cập nhật được thêm nhiều kiến thức, đòi hỏi bạn phải có khả năng ngoại ngữ để đọc và hiểu tài liệu nước ngoài.  

Một số kỹ năng cần thiết 

Để trở thành một tester giỏi thì bên cạnh kiến thức và khả năng ngoại ngữ, bạn cũng phải trang bị cho mình thêm các kỹ năng mềm như: kỹ năng phân tích, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tổ chức và quản lý thời gian,… 

Ngoài ra, bạn cũng cần phải có đam mê, yêu nghề và tính kiên trì thì mới đủ nhiệt huyết để theo đuổi nó đến cùng. Bên cạnh đó, sự cầu tiến cũng là một phẩm chất quan trọng giúp bạn có thể phát triển tốt hơn trong nghề và hạn chế nguy cơ bị đào thải khỏi ngành.  

Con gái có nên học tester không? 

Nhiều người cho rằng con gái không nên theo đuổi những công việc liên quan đến công nghệ thông tin như làm tester hay lập trình viên,… bởi những công việc đó khá vất vả và nó phù hợp với nam giới nhiều hơn. 

Tuy nhiên, theo quan điểm của chúng tôi, bất kỳ ngành, nghề nào cũng sẽ tồn tại mặt tích cực và mặt tiêu cực. Vì vậy, nếu bạn thực sự có đam mê và yêu thích công việc tester thì hãy theo đuổi nó đến cùng, cho dù bạn là nam hay nữ. Hãy đừng để những quan điểm của người khác làm ảnh hưởng đến ước mơ của bạn.

Ngoài ra, hãy đến với nghề bằng sự hiểu biết, yêu thích thực sự chứ không phải do nó đang là ngành “hot”, là trào lưu hiện nay.  

con-gai-co-nen-hoc-tester-khong
Con gái có nên học làm tester không?

Trên đây là toàn bộ thông tin giải đáp thắc mắc nghề tester là gì. Hy vọng qua những chia sẻ trên sẽ giúp bạn đọc hình dùng rõ hơn về nghề tester và có định hướng nghề nghiệp tương lai cụ thể nếu muốn theo đuổi công việc này. Đừng quên Like và Share nếu bạn thấy bài viết trên của chúng tôi hay và bổ ích nhé!