Nguyệt thực là gì? Sự khác nhau giữa nguyệt thực & nhật thực

0
nguyet-thuc-la-gi
Tìm hiểu về nguyệt thực và sự khác nhau giữa nhật thực và nguyệt thực
Nguyệt thực là gì? Sự khác nhau giữa nguyệt thực & nhật thực
5 (100%) 1 vote

Nguyệt thực là một hiện tượng thiên văn kỳ thú của vũ trụ mà con người có thể quan sát được từ Trái Đất. Vậy nguyệt thực là gì? Khi nào xảy ra nguyệt thực? Sự khác nhau giữa nguyệt thực và nhật thức là gì? Những thông tin chia sẻ trong bài viết dưới đây của thegioimay.org sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về hiện tượng này nhé!

nguyet-thuc-la-gi
Tìm hiểu về nguyệt thực và sự khác nhau giữa nhật thực và nguyệt thực

Nguyệt thực là gì? Nguyệt thực xảy ra khi nào? 

Nguyệt thực xuất hiện từ rất lâu và có khá nhiều huyền thoại khác nhau để giải thích về hiện tượng nguyệt thực. Với người Ai Cập cổ đại, họ cho rằng nguyệt thực xuất hiện là do mặt trăng bị một con lợn nái khổng lồ nuốt chửng trong thời gian ngắn. Một số nền văn hóa khác xem nguyệt thực là việc mặt trăng bị các động vật khác nuốt chửng. Điền hình như người Maya truyền thống cho rằng mặt trăng bị nuốt chửng bởi con báo đốm Mỹ. Người Trung Quốc xưa cho rằng nó bị con cóc ba chân “ăn mất”. Ở Việt Nam, chúng ta cũng có một huyền thoại về nguyệt thực gắn liền với sự tích “Gấu ăn mặt trăng”. 

Tuy nhiên, đó chỉ là những huyền thoại do con người sáng tạo và tưởng tượng ra. Thực tế, nguyệt thực là một hiện tượng thiên văn học, xảy ra khi mặt tăng đi vào hình chóp bóng của trái đất và nằm ở phía đối diện với mặt trời. 

hien-tuong-nguyet-thuc-la-gi
Trong tiếng Anh, nguyệt thực là Lunar Eclipse

Mặt trăng không thể tự phát ra ánh sáng được mà chúng ta nhìn thấy mặt trăng là do nó phản xạ lại ánh sáng của mặt trời chiếu đến từ bề mặt. Vì vậy, nguyệt thực sẽ xuất hiện khi mặt trăng – trái đất – mặt trời nằm thẳng hàng nhau hoặc xấp xỉ thẳng hàng nhau và trái đất nằm ở giữa. Khi đó, mặt trăng bị trái đất che khuất nên không thể nhận được ánh sáng từ mặt trời để phản xạ lại. Chiếu theo quỹ đạo dịch chuyển của mặt trăng, nguyệt thực chỉ xảy ra vào những ngày trăng tròn, hay còn gọi là trăng rằm Âm lịch.  Đó cũng là lý do giải thích vì sao nguyệt thực thường xảy ra vào đêm rằm. 

Mỗi năm sẽ có tối thiểu là hai lần nguyệt thực và hai lần nguyệt thực. Tùy vào từng năm, con số này có thể lớn hơn nhưng không bao giờ vượt quá 8 lần/ năm.

>>> Bài viết tham khảo: Trọng lực là gì? Mối quan hệ giữa trọng lực và trọng lượng

Các loại nguyệt thực

Nguyệt thực được chia làm 3 loại chính là: toàn phần, một phần và nửa tối. 

Nguyệt thực toàn phần

Đây là hiện tượng được nhiều người trông đợi bởi nó có một vẻ đẹp hoàn hảo và sức hút đặc biệt. Hiện tượng này xảy ra khi mặt trăng di chuyển vào vùng tối của trái đất. Khi đó, mặt trăng – trái đất – mặt trời cùng nằm trên một thường thẳng và mặt trăng bị trái đất che lấp hoàn toàn. 

Khi nguyệt thực xảy ra, chỉ có các tia có bước sóng dài như tia màu đỏ của mặt trời mới có thể chiếu được tới mặt trăng. Còn những tia có bước sóng ngắn không thể chiếu được đến do sự tán xạ Rayleigh. Do vậy, mặt trăng chỉ có thể phản xạ lại ánh sáng đỏ này. Khi quan sát từ mặt đất, ta thấy mặt trăng có màu tối đỏ, gọi là hiện tượng nguyệt thực đỏ, hay chính là hiện tượng trăng má.u. 

Nguyệt thực toàn phần diễn ra trong thời gian tối đa là 104 phút (trường hợp này thường hay tái diễn lại). 

nguyet-thuc-toan-phan
Nguyệt thực toàn phần hay còn gọi là Trăng Má.u

Nguyệt thực một phần

Nguyệt thực một phần xảy ra khi mặt trời – trái đất – mặt trăng cùng nằm trên một đường gần thẳng. Lúc này, mặt trăng đã bị trái đất che khuất một phần, ánh trăng mờ hẳn đi và có thể thấy được bóng màu đỏ sẫm hoặc màu đen của trái đất đang che mặt trăng. 

Nguyệt thực một phần thường xảy ra trước và sau khi nguyệt thực toàn phần xuất hiện và kéo dài trong khoảng 6 giờ. 

nguyet-thuc-mot-phan
Hình ảnh nguyệt thực một phần năm 2019 tại Việt Nam

Nguyệt thực nửa tối

Xảy ra khi mặt trăng di chuyển vào vùng bóng nửa tối của trái đất. Khi đó ánh sáng của mặt trăng sẽ mờ và tối. Nguyệt thực nửa tối rất khó để quan sát nếu không có sự hỗ trợ của các thiết bị quan sát thiên văn. 

Sự khác nhau giữa hiện tượng nhật thực và nguyệt thực là gì? 

Thời gian xuất hiện

Nhật thực và nguyệt thực đều là những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú của vũ trụ. Cả hai hiện tượng này đều xảy ra khi mặt trăng, mặt trời và trái đất cùng nằm trên một đường thẳng. Tuy nhiên, vị trí của mặt trời, mặt trăng và trái đất trong hai hiện tượng trên có sự khác biệt. Cụ thể như sau: 

  • Nhật thực xảy ra khi mặt trời, mặt trăng và trái đất cùng nằm trên một đường thẳng hoặc gần thẳng hàng nhau. Lúc này, mặt trăng sẽ nằm giữa mặt trời và trái đất nên mặt trăng bị phủ một phần hoặc toàn bộ ánh sáng mặt trời chiếu lên trái đất. Từ đó, dẫn đến hiện tượng “trời tối giữa ban ngày”, hay là nhật thực. 
  • Nguyệt thực lại xảy khi trái đất, mặt trời và mặt trăng cùng nằm trên một đường thẳng và trái đất nằm ở giữa. Mặt trăng chỉ phản xạ lại ánh sáng mặt trời mà không có khả năng tự phát sáng. Vì vậy, khi trái đất nằm ở giữa đã che khuất toàn bộ ánh sáng mặt trời chiếu lên mặt trăng. Từ đó, hiện tượng nguyệt thực xuất hiện. 
su-khac-nhau-giua-hien-tuong-nhat-thuc-va-nguyet-thuc
Sự khác nhau giữa nguyệt thực và nhật thực

Cách phân loại

Tùy thuộc vào vị trí của mặt trăng, mặt trời và trái đất mà nguyệt thực và nhật thực được chia thành nhiều loại khác nhau. Cụ thể như sau: 

Nhật thực được chia thành: 

  • Nhật thực toàn phần: Xảy ra khi mặt trời, mặt trăng, trái đất cùng nằm thẳng hàng trên một đường thẳng. Mặt trăng ở rất gần trái đất nên nó che phủ toàn bộ mặt trời. 
  • Nhật thực một phần: Xảy ra khi mặt trời, mặt trăng, trái đất không hoàn toàn nằm thẳng hàng trên một đường thẳng. Khi đó, mặt trăng chỉ có thể che khuất một phần của mặt trời. 
  • Nhật thực hình khuyên: Xảy ra khi mặt trời, mặt trăng, trái đất cùng nằm trên một đường thẳng nhưng do mặt trăng ở vị trí khá xa so với trái đất nên nó không có khả năng che hết toàn bộ mặt trời mà chỉ tạo thành một chấm tròn màu đen ở giữa. 

Nguyệt thực cũng được chia thành 3 loại là: Toàn phần, một phần và nửa tối. Nội dung cụ thể của từng loại nguyệt thực chúng tôi đã chia sẻ rất rõ ở phần “Các loại nguyệt thực”.

Số lần xuất hiện

Nhật thực thường xảy ra ít nhất là 2 lần và tối đa là 5 lần trong một năm. Trong khi đó, nguyệt thực chỉ xảy ra khoảng từ 1 – 2 lần/ năm. Trong vòng 5 năm sẽ có 1 năm không xuất hiện nguyệt thực. Lịch sử thiên văn học ghi nhận chưa năm nào xảy ra 8 lần nguyệt thực và nhật thực. 

Hơn nữa, nguyệt thực thường ít xuất hiện hơn nhưng có thể dễ dàng quan sát được bằng mắt thường bởi hình ảnh nguyệt thực thường mờ hơn nhiều so với hình ảnh thực của mặt trăng. Vì vậy, chúng ta có thể nhìn nguyệt thực mà không cần sự hỗ trợ của bất kỳ dụng cụ thiên văn nào. Bên cạnh đó, nguyệt thực thường kéo dài trong vài giờ nên đủ thời gian để chúng ta có thể chiêm ngưỡng trọn vẻ đẹp của nó. Trong khi đó, nhật thực chỉ kéo dài trong vài phút. 

>>> Bài viết tham khảo: Khối lượng riêng là gì? đơn vị, công thức tính khối lượng riêng

Một số hình ảnh về nguyệt thực

sieu-nguyet-thuc-28-09-2015
Siêu nguyệt thực ngày 28/09/2015
hinh-anh-nguyet-thuc-ngay-7-thang-8-nam-2017
Hình ảnh nguyệt thực ngày đêm 27/07 rạng sáng 28/7 năm 2017
nguyệt thực
Hình ảnh nguyệt thực toàn phần diễn ra vào ngày 27 tháng 7 năm 2018

Hy vọng với những chia sẻ trên sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hiện tượng nguyệt thực là gì, sự khác nhau giữa nguyệt thực và nhật thực. Nếu bạn có thông tin chia sẻ thêm về hiện tượng thiên nhiên kỳ thú này, hãy để lại thông tin bằng cách comment vào dưới bài nhé! Chúng tôi luôn sẵn sàng đón nhận những kiến thức mới từ độc giả để hoàn thiện thêm cho bài viết!