COO là gì? Chức vụ CEO và COO khác nhau như thế nào?

0
coo là gì
COO là chức danh gì?
COO là gì? Chức vụ CEO và COO khác nhau như thế nào?
5 (100%) 1 vote

COO là gì? Đây là một chức danh quan trọng với nhiệm vụ chính là giám sát các hoạt động thường ngày của doanh nghiệp. Để hiểu rõ hơn về vị trí này, mời quý bạn đọc cùng theo dõi và tìm hiểu qua bài viết sau đây của chúng tôi!

COO là gì? 

COO là viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Chief Operating Officer”, có nghĩa là giám đốc điều hành, vận hành. Đây là nhân sự điều hành cấp cao có nhiệm vụ giám sát chức năng hành chính cũng như các hoạt động hàng ngày trong doanh nghiệp theo đúng chủ trương, chiến lược đã đề ra trước đó. 

coo là gì
COO là chức danh gì?

Thông thường, COO sẽ làm việc trực tiếp với các cán bộ cao cấp khác trong doanh nghiệp như: giám đốc tài chính (CFO), giám đốc công nghệ (CTO),…  và báo cáo cho CEO (giám đốc điều hành). Có thể nói, COO là vị trí chỉ huy thứ 2 trong doanh nghiệp, chỉ đứng sau CEO. 

Hiện nay, hầu hết chỉ những tập đoàn lớn mới có sự xuất hiện của chức danh này.

>>> Bài viết tham khảo: Paparazzi là gì? tất cả các thông tin liên quan về nghề paparazzi

Vai trò của COO là gì? 

  • Thực hiện công tác giám sát các hoạt động hàng ngày trong doanh nghiệp và báo cáo với cấp trên. 
  • Nghiên cứu các chiến lược, chính sách hoạt động mới cho công ty trên cơ sở phù hợp với tính chất, quy mô, mục tiêu ngành nghề mà doanh nghiệp theo đuổi. 
  • Thực hiện, phân công nhiệm vụ cho toàn bộ nhân viên về các chiến lược do CEO đề xuất. 
  • Thúc đẩy sự liên kết giữa các nhân viên, giữa nhân viên với mục tiêu của công ty. 
  • Giám sát chặt chẽ nguồn lực để đánh giá, tìm ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nhân sự. 
  • Trong một số công ty, COO còn có nhiệm vụ nghiên cứu thị trường, thay đổi hành vi người dùng,… để đưa ra các chiến lược phát triển tối ưu. 

Điểm khác biệt giữa CEO và COO là gì? 

Vì đều được gọi là Giám Đốc điều hành nên có khá nhiều người nhầm lẫn giữa hai chức vụ này. Tại Việt Nam, CEO thường được dùng để chỉ Tổng giám đốc. Ở các quốc gia phương Tây, tại các công ty có quy mô lớn thì CEO đóng vai trò cực kỳ quan trọng; có nhiệm vụ điều hành và ra quyết định cho tất cả các hoạt động trong doanh nghiệp. Hiểu đơn giản hơn, CEO chính là thủ lĩnh của doanh nghiệp. 

Còn COO là người dưới quyền của CEO, chịu sự quản lý của CEO; làm việc với các cán bộ cấp cao khác trong công ty và báo cáo công việc trực tiếp cho CEO. 

Vì vậy, có thể hiểu đơn giản, CEO là tổng giám đốc và COO là Phó tổng giám đốc. 

coo và ceo
So sánh COO và CEO

Trở thành COO cần đáp ứng những yêu cầu gì? 

Để có thể lên đến vị trí COO, bạn cần phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa trình độ chuyên môn và kinh nghiệm thực tế. Yêu cầu giáo dục tối thiểu là phải có bằng cử nhân kinh doanh hoặc một ngành khác có liên quan, đặc biệt là bằng MBA. 

Bên cạnh đó, COO yêu cầu kinh nghiệm làm việc lâu năm, tối thiểu là 15 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực đó. Ngoài ra, bạn cần phải có khả năng vượt trội về sự sáng tạo, tiếp cận được ý tưởng mới; khả năng lãnh đạo; tổ chức và sắp xếp công việc; khai thác hiệu quả nguồn nhân sự.,…

>>> Bài viết tham khảo: OT là gì? Những điều bạn cần biết khi làm việc OT

Các tố chất cần có của một COO là gì? 

  • Khả năng lãnh đạo: Đây là kỹ năng quan trọng, cần phải có của COO. Nếu không có khả năng lãnh đạo tốt, chắc chắn bạn sẽ không thể điều hành một tổ chức phát triển, đi đúng hướng so với mục tiêu đề ra. 
  • Tư duy chiến lược: Hoạch định chiến lược đúng đắn, hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp đi đúng hướng. Từ đó, giúp tối đa doanh thu và lợi nhuận. Ngược lại, nếu không có tư duy chiến lược, doanh nghiệp sẽ đi sai hướng, có nguy cơ rơi vào tình trạng phá sản. 
  • Khả năng quản lý tài chính: COO phải chịu trách nhiệm pháp lý trong lĩnh vực hành chính và kinh tế. Trong trường hợp các thông tin của doanh nghiệp bị điều tra và sai lệch nghiêm trọng thì họ sẽ phải chịu mọi tổn thất. Vì vậy, khả năng quản lý tài chính sẽ giúp bạn phòng tránh rủi ro trên. 
coo là gì
Các tố chất cần có của COO

Nguyên tắc trở thành một COO giỏi

Trả lời câu hỏi “Cần phải làm gì?”

Trả lời được câu hỏi này sẽ giúp bạn xác định tốt mục tiêu và lên kế hoạch có tính khả thi nhất cho doanh nghiệp. 

Xem xét điều gì là đúng đắn nhất cho doanh nghiệp

Lợi ích của doanh nghiệp luôn được đặt lên hàng đầu, hạn chế tình trạng làm việc theo cảm tính, tránh hiện tượng ô dù, quan liêu,…

Xây dựng bản kế hoạch chi tiết, có tính khả thi cao

Sẽ thật tiếc nếu như bạn không biến những kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm thực  tế thành hành động cụ thể. Cách thể hiện tốt nhất những kiến thức đó là lên kế hoạch với đầy đủ các thông tin như: mục tiêu, thời gian, các bước làm cụ thể, khó khăn, hạn chế và giải pháp khắc phục cụ thể cho từng vấn đề. 

Bản kế hoạch thực hiện cần được xem xét thường xuyên dựa trên sự thay đổi thực tế như: xu hướng thị trường, nguồn nhân lực,… 

Sẵn sàng chịu trách nhiệm

Khi quyết định sai lầm, COO cần dũng cảm đứng lên nhận trách nhiệm và sửa đổi. Ngoài ra, COO cần phải cân nhắc thật kỹ các vấn đề, xác định những rủi ro có thể gặp phải để đưa ra phương án dự trụ thích hợp, tránh gây thiệt hại cho doanh nghiệp. 

Thu nhập của COO là bao nhiêu? 

COO là vị trí quản lý cấp cao trong doanh nghiệp, phải giải quyết rất nhiều công việc khác nhau. Do vậy, mức thu nhập cho vị trí này cũng phải xứng đáng với năng lực của họ. Trung bình, giám đốc vận hành có thể nhận mức lương tối thiểu là 30 triệu/ tháng. Ngoài ra, với những người có năng lực tốt, thành thạo ngoại ngữ, làm việc tại các công ty đa quốc gia sẽ có cơ hội nhận được mức thu nhập hấp dẫn hơn rất nhiều. 

thu nhập của giám đốc điều hành
Mức thu nhập của vị trí COO

Một số chức danh khác trong công ty

CPO (Chief Product Officer): Giám đốc sản xuất

Là người chịu trách nhiệm cho mọi hoạt động tạo ra sản phẩm, dịch vụ trong doanh nghiệp; đảm bảo tiến độ sản xuất diễn ra theo đúng kế hoạch. Ngoài ra, CPO là người đánh giá khả năng sản xuất của công ty để đàm phán với đối tác, thu hút đầu tư. Họ cũng chính là người tự kiểm chứng chất lượng sản phẩm trước khi tung ra thị trường. 

CCO (Chief Customer Officer): Giám đốc kinh doanh

Là người điều hành toàn bộ hoạt động tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ nhằm tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Đồng thời, họ cũng giữ nhiệm vụ theo dõi, phân tích thị trường nhằm đưa ra các chiến lược kinh doanh phù hợp nhất. 

CHRO (Chief Human Resources Officer): Giám đốc nhân sự

Là người lập ra kế hoạch cũng như các chiến lược phát triển con người nhằm đảm bảo nguồn nhân sự chất lượng nhất cho doanh nghiệp. Hiểu đơn giản hơn, họ sẽ thực hiện các công việc như: tuyển dụng, đào tạo nhân sự và gắn kết các nhân sự trong công ty. 

CMO (Chief Marketing Officer): giám đốc Marketing

Là người chịu trách nhiệm nghiên cứu thị trường, truyền thông tiếp thị, quản trị bán hàng, phát triển các kênh phân phối,… CMO đòi hỏi nhân sự phải có năng lực phát triển toàn diện về chuyên môn, năng lực quản lý,… nhằm đảm bảo cho hiệu quả công việc luôn được tốt nhất. 

CFO (Chief Financial Officer): Giám đốc tài chính 

Là người phụ trách mảng khai thác và sử dụng nguồn vốn. CFO sẽ nghiên cứu, xây dựng kế hoạch và làm báo cáo tài chính. Cảnh báo rủi ro về tài lực của doanh nghiệp qua lãnh đạo cấp trên thông qua các bản phân tích tài chính và đưa ra dự báo tương lai tin cậy.

>>> Bài viết tham khảo: Spotlight là gì? Các thuật ngữ thông dụng xoay quanh “spotlight”

Mong rằng với những thông tin chia sẻ trên sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ COO là chức vụ gì, điểm khác biệt giữa COO và CEO cũng như một số chức danh khác trong doanh nghiệp. Nếu bạn có góp ý cho bài viết, hãy để lại bình luận bên dưới cho thegioimay.org biết nhé!