OT là gì? Đây là thuật ngữ quen thuộc với người đi làm trong các công ty, doanh nghiệp. Tuy nhiên với các bạn sinh viên hoặc những ai mới đi làm thì rất khó để hiểu hết ý nghĩa của nó! Vậy hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!
Nội dung chính
OT là gì? Over time là gì?
OT là viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Over time”, có nghĩa là làm thêm giờ, hay nói cách khác chính là tăng ca. Dẫu biết cố gắng, chăm chỉ làm việc là điều nên làm nhưng nếu tình trạng này kéo dài liên tục trong thời gian dài sẽ khiến bạn trở nên kiệt quệ, không đủ sức lực để duy trì; có thể gây nên nhiều hệ lụy nghiêm trọng.
Hiện nay, tình trạng OT ngày càng phổ biến tại các quốc gia phát triển, trong đó có Việt Nam. Làm thêm giờ thường xảy ra ở những nhân viên có quá nhiều công việc phải hoàn thành khi đến hạn deadline. Hoặc họ được yêu cầu phải tăng ca để đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp; nhất là trong các lĩnh vực về dịch vụ nhà hàng – khách sạn,… Ngoài ra, tình trạng này cũng xuất hiện ở các bạn trẻ làm cho công ty liên doanh. Họ muốn tăng ca để nhận thêm tiền lương vì chế độ tăng ca của những công ty liên doanh thường rất tốt.
>>> Bài viết tham khảo: COO là gì? Chức cụ CEO và COO khác nhau như thế nào?
Lương OT là gì?
Đây là mức thù lao mà người lao động sẽ nhận được sau khi làm thêm giờ từ doanh nghiệp. Thông thường, mức lương OT sẽ cao hơn nhiều so với lương cơ bản, có thể lên đến 150%, 200%, thậm chí là cao hơn so với lương cơ bản.
Quy định về thời gian làm thêm OT là gì?
Thời gian tăng ca có thể là bắt buộc hoặc tự nguyện nhưng phải phù hợp với quy định của pháp luật.
Theo Luật lao động, thời gian làm việc bình thường của một người lao động không vượt quá 8 giờ/ ngày và 48 giờ/ tuần. Tại các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ khách sạn – nhà hàng có thể quy định thời gian làm việc theo ngày, theo giờ hoặc theo tuần đều được. Nếu chia thời gian làm việc theo tuần thì thời gian làm việc bình thường của người lao động sẽ không được vượt quá 10 tiếng/ ngày và 48 tiếng/ tuần.
Về thời gian làm việc ban đêm sẽ được tính từ 22 giờ đêm hôm trước cho đến 6 giờ sáng ngày hôm sau.
Theo Pháp Luật quy định, số giờ làm thêm OT sẽ không được phép vượt quá một nửa (50%) số giờ làm việc bình thường trong ngày. Ví dụ, bạn làm việc bình thường là 8 tiếng/ ngày thì thời gian tăng ca không được vượt quá 4 giờ. Đối với những đơn vị tính giờ theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và làm thêm trong một ngày sẽ không được vượt quá 12 tiếng.
Đối với nhà hàng,… khi người lao động tăng ca liên tục tối đa 7 ngày trong tháng thì cần phải bố trí thời gian để họ nghỉ bù cho số thời gian không được nghỉ trước đó. Nếu không bố trí nghỉ bù, họ sẽ được nhận tiền lương làm thêm giờ.
Cách tính lương làm thêm giờ
Điều 104 của Luật Lao Động đã quy định về cách tính lương làm thêm giờ như sau:
Làm thêm giờ vào ban ngày
- Làm thêm giờ vào ngày làm việc bình thường: Tiền lương làm thêm giờ = 150% Tiền lương theo giờ trả thực Số giờ làm thêm
- Làm thêm giờ vào các ngày nghỉ hàng tuần: Tiền lương làm thêm giờ = 200% Tiền lương theo giờ trả thực Số giờ làm thêm.
- Làm thêm giờ vào các ngày lễ tết hay ngày nghỉ có lương: Tiền lương làm thêm giờ = 300% Tiền lương theo giờ trả thực Số giờ làm thêm.
Làm thêm giờ vào ban đêm
Khi đó, tiền lương làm thêm giờ = [Tiền lương theo giờ trả thực của một ngày làm việc bình thường mức ít nhất 150%/ 200%/ 300% + Tiền lương theo giờ trả thực của một ngày làm việc bình thường mức ít nhất 30% + Tiền lương theo giờ tương ứng ban ngày 20%] Số giờ làm thêm ban đêm.
Một số thắc mắc liên quan đến tiền lương làm thêm giờ OT
Doanh nghiệp không trả đúng lương OT sẽ bị thế nào?
Theo quy định tại khoản 10, Điều 1 của Nghị định 88/2015/ NĐ – CP, công ty nếu không trả đủ lương tăng ca cho người lao động sẽ bị phạt từ 10 – 50 triệu đồng (tùy theo mức độ vi phạm).
Sau khi khắc phục hậu quả, doanh nghiệp phải trả đủ lương cho người lao động theo quy định kèm theo số tiền lãi suất của mức lương trả chậm.
Lương làm thêm, tăng ca tiếng anh là gì?
Ngoài thời gian làm việc hành chính, khi người lao động ở lại làm thêm giờ, làm tăng ca sẽ được gọi là Overtime.
Bảng lương tiếng Anh là gì?
Trong tiếng Anh, bảng lương được viết là payroll.
Hậu quả khôn lường khi làm OT liên tục
Làm thêm giờ, làm tăng cao sẽ giúp bạn hoàn thành công việc tốt hơn và kiếm thêm thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên, nếu làm OT liên tục, thường xuyên thì bạn có thể sẽ phải đối mặt với nhiều vấn đề như:
- Căng thẳng, mệt mỏi kéo dài dẫn đến suy nhược cơ thể.
- Tâm trạng bất ổn, hay bị khó chịu, dễ cáu gắt.
- Đầu óc không minh mẫn, làm suy giảm năng suất lao động.
- Cơ thể lao lực quá mức dẫn đến bị ngất xỉu. Nếu không may ngất xỉu trên đường có thể gây tai nạn, nguy hiểm đến tính mạng và những người xung quanh.
- Bỏ lỡ nhiều giá trị cuộc sống như: gia đình, tình yêu, bạn bè, đồng nghiệp,…
- Gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, dễ mắc các bệnh về hệ thần kinh, tim mạch,… Nữ giới thường xuyên tăng ca không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn nhanh xuống sắc.
>>> Bài viết tham khảo: Màu sRGB là gì? Sự khác nhau giữa sRGB và Adobe RGB là gì?
Mong rằng với những chia sẻ trên sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ OT là gì, cách tính tiền lương OT cũng như các nguy hiểm “rình rập” mà nó mang lại. Từ đó, bạn có thể chủ động hơn để sắp xếp công việc, tránh phải tăng ca thường xuyên, liên tục.