Những lỗi thường gặp của máy đánh giày

0
Máy đánh giày
Những lỗi thường gặp của máy đánh giày
5 (100%) 4 votes

Máy đánh giày đang dần trở thành thiết bị phổ biến ở các cơ quan, văn phòng, khách sạn và ở phạm vi gia đình. Tuy nhiên đã là máy móc thì sẽ không tránh khỏi những sự cố, trục trặc trong quá trình sử dụng. Bài viết hôm nay chúng tôi sẽ cung cấp các lỗi thường gặp của máy đánh giày và cách khắc phục. Mời bạn cùng tham khảo.

Máy không hoạt động

Máy đánh giày không hoạt động

Máy đánh giày tự nhiên không hoạt động

Nếu máy đánh giày của bạn tự nhiên dở chứng không hoạt động, bạn đừng vội vàng ném chúng đi và thay thế cái mới nhé. Việc máy đánh giày tự động không hoạt động có thể do một số nguyên nhân sau.

– Thứ nhất: Do ổ cắm điện bị lỏng giắc cắm, do nguồn điện

Cách khắc phục: Bạn kiểm tra lại nguồn điện, ổ cắm, đường dây xem có vấn đề gì hay không có thể bị đứt hoặc lỏng. Bạn có thể kiểm tra điện xem có bị đảo chiều hay không bằng cách rút đầu cắm ra đảo lại và cắm vào ổ.

– Thứ 2: Do cường độ ánh sáng quá lớn

Nếu máy đánh giày của bạn là máy sử dụng hệ thống cảm ứng thì có thể là do cường độ ánh sáng chiếu vào quá lớn khiến mắt đọc không cảm nhận được sự va chạm bề mặt nên không hoạt động.

Cách khắc phục: Bạn có thể di chuyển sang một vị trí khác hoặc bố trí vật cản để chắn bớt ánh sáng chiếu lên máy.

– Thứ 3: Bụi bẩn bám vào mắt đọc

Trong quá trình sử dụng, lớp bụi bẩn bám vào mắt đọc ngày một dày lên, khiến mắt đọc không cảm nhận được vật cản, chính vì thế không truyền tín hiệu để máy hoạt động.

Cách khắc phục: Bạn dùng miếng vải mềm, sạch, ẩm để lau nhẹ mắt đọc, để loại bỏ lớp bụi bẩn. Bạn nên lau thường xuyên để đảm bảo mắt đọc luôn trong trạng thái tốt nhất.

– Thứ 4: Mạch cảm ứng bị lỗi, cháy, hỏng mô tơ

Ngoài các nguyên nhân trên mà máy vẫn không hoạt động thì có thể máy bị hỏng từ bên trong như mạch cảm ứng bị lỗi, hỏng hoặc cháy mô tơ.

Cách khắc phục: Bạn sẽ không còn cách khắc phục nào khác là phải nhờ đến sự hỗ trợ của đội ngũ nhân viên kỹ thuật. Nếu máy bạn vẫn còn bảo hành thì hãy mang đến trung tâm bảo hành để được hỗ trợ nhé.

Máy đánh giày không lấy được xi

Máy đánh giày không lấy được xi

Máy đánh giày không lấy được xi

Đây cũng là lỗi thường gặp đối với máy giày, nếu bạn kiểm tra xi trong hộp vẫn còn thì nguyên nhân có thể xuất phát từ 2 trường hợp sau:

– Thứ nhất: Do xi bị đông cứng

Có thể do thời gian sử dụng lâu hoặc do thời tiết quá lạnh vào mùa đông khiến lớp xi bên trong bị đông cứng.

Cách khắc phục: Bạn lấy hộp xi ra ngoài và ngâm vào nước nóng khoảng 70 độ, sau đó dùng tăm hoặc vật nhỏ khuấy đều lớp xi bên trong là có thể sử dụng bình thường.

–  Thứ 2: Xi bị khô bọc đầu viên bi

Đây là nguyên nhân thường xảy ra ở những máy đánh giày gia đình, hay cơ quan sau kỳ nghỉ, lượng xi sót lại quá  bị khô và bọc cứng đầu viên bi, làm viên bi không chạy để đưa xi ra ngoài. 

Cách khắc phục: Bạn dùng tăm nhỏ cậy nhẹ lớp xi khô và dùng khăn mềm lau sạch để lấy lại độ trơn ở đầu viên bi.

Viên bi và lò xo bị rớt ra ngoài

Nguyên nhân: Có thể là do kỹ thuật lắp đặt vặn van bị quá chặt hay quá sát so với hộp xi. Cho nên khi người sử dụng ấn mũi giày vào để lấy xi tạo ra một lực quá mạnh cho lò xo khiến van bi bị đẩy ra ngoài, lượng xi bên trong sẽ bị chảy ra ngoài làm lò xo theo đó mà cũng bị bật ra.

Cách xử lý: Bạn chỉ cần lắp lại lò xo và viên bi sau đó vặn lỏng van bi một chút là được.

Máy chạy 3 – 5 giây thì dừng hoặc chạy liên tục

Lỗi máy đánh giày không hoạt động

Lỗi máy đứng yên không hoạt động

Một ngày đẹp trời khi bạn muốn đánh giày mà chiếc máy của bạn lại ẩm ương, ngắt và khởi động liên tục.

Nguyên nhân: Có thể mạch cảm ứng của máy đã bị hỏng, hoặc mắt đọc bị gẫy, lỏng.

Cách khắc phục: Bạn có thể mua một mạch cảm ứng mới để thay thế hoặc liên hệ với bên bảo hành để được hỗ trợ thay thế. 

Trên đây là toàn bộ những lỗi thường gặp của máy đánh giày và cách khắc phục mà chúng tôi tổng hợp được. Hy vọng sẽ giúp bạn đối phó, xử lý gọn gàng khi chiếc máy đánh giày của cơ quan hay gia đình đột nhiên “dở chứng”. Chúc bạn thành công.