Khi nhắc đến phanh xe, người ta thường nghĩ ngay đến phanh tang trống và phanh đĩa. Hai loại phanh này vẫn luôn được đặt lên bàn cân để cân đo đong đếm sự khác biệt. Chính vì vậy, bài viết hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về phanh tang trống là gì cũng như phân biệt phanh tang trống và phanh đĩa.
Phanh tang trống là gì?
Phanh là một thiết bị vô cùng quan trọng, không thể thiếu trên mỗi phương tiện giao thông đường bộ. Chúng có nhiệm vụ làm giảm tốc độ của xe và giúp người điều khiển xe xử lý những tình huống bất ngờ có thể xảy ra trong quá trình vận hành xe.
Phanh tang trống
Phanh tang trống là một loại phanh trong rất nhiều các loại phanh xe. Chúng còn được gọi là phanh guốc, có tên tiếng anh là Drum Brake. Cấu tạo của phanh tang trống được coi là phức tạp nhất so với các loại phanh khác gồm 2 bộ phận chính:
- Guốc phanh: Thường được làm từ kim loại thép cao cấp không gỉ. Bề mặt của guốc phanh sẽ được phủ một lớp hợp chất chuyên biệt cho khả năng chịu được lực ma sát lớn. Trong hệ thống phanh tang trống, guốc phanh có thể hoạt động được là nhờ vào dây cáp hay piston thủy lực. Chúng sẽ tạo một lực bung nhất định để từ đó ép guốc phanh sát vào trống phanh.
- Trống phanh: Bộ phận này được cấu tạo theo dạng hộp rỗng và được cố định với trục dẫn động. Mặt phía trong của trống phanh thường được làm từ kim loại với bề mặt nhắm nhằm tăng hiệu quả của phanh.
Bên cạnh hai bộ phận chính trên thì hệ thống phanh tang trống còn gồm một số bộ phận có nhiệm vụ truyền lực, cupen,… Cupen là gì? Cupen ở đây có thể hình dung như một cái lá gió, phớt ở bơm hơi bằng tay được làm bằng cao su cho khả năng làm kín piston bơm dầu phanh.
Phanh đĩa
Nguyên lý vận hành của phanh tang trống khá phức tạp. Trong hệ thống này không chỉ có một mà có rất nhiều các guốc phanh khác nhau, mỗi một guốc phanh sẽ được cố định một cách chắc chắn và có đầu tự vào piston thủy lực.
Với cấu tạo đặc thù này, lực được sinh ra bởi piston sẽ làm cho má phanh ép chặt vào tang trống. Cùng lúc đó, chiều của đầu cố định cũng như chiều của đầu dịch chuyển sẽ trùng khớp với chiều chuyển động của tang trống. Điều này khiến cho lực ép vào má phanh bị giảm đi. Do đó mà để đảm bảo chất lượng phanh, bề mặt tiếp xúc của má phanh trước đã được tăng lên.
Phân biệt phanh tang trống và phanh đĩa
Để phân biệt được hai loại phanh này thì chúng ta cần hiểu được phanh đĩa là gì. Phanh đĩa hay còn gọi là phanh dầu, có tên tiếng anh là Disc Brake. Đây là loại phanh được sử dụng phổ biến ở hầu hết các dòng xe hiện nay. Loại phanh này được đánh giá cao hơn so với phanh tang trống.
Phanh tang trống | Phanh đĩa | |
Đối tượng sử dụng | Hiện nay chỉ được sử dụng trên các dòng xe bình dân. | Phổ biến ở tất cả các dòng xe hiện nay. |
Cơ chế hoạt động | Khi người điều khiển xe tiến hành bóp phanh, hệ thống dây và phanh sẽ kéo lá kép phanh cũng như piston căng ra. Lúc này, má phanh sẽ tiến hành ép trống phanh đang quay dừng lại từ đó lực cản được tác động đến bánh xe khiến xe dừng lại. | Khi tiến hành bóp phanh, chất nhờn trong xi lanh sẽ tác động một lực ép cho ngàm phanh ngậm lại. Lúc này, má phanh kẹp chặt đĩa đồng thời làm cho rô tô phải ngừng quay. Cụ thể là xe sẽ giảm tốc độ tùy theo lực tác động. |
Kết cấu của các bộ phận | Phần quay là tang trống ở bên ngoài, phần đứng yên chính là cơ cấu xy lanh thủy lực, lò xo, má phanh. Tất cả các bộ phận chưa bên trong tang trống gắn với bánh xe. | Phần quay là một chiếc đĩa kim loại thường là thép, gốm carbon,… gắn với bánh xe. |
Cấu tạo | Gồm hai bộ phận chính là guốc phanh và trống phanh. | Gồm ba phần chính là đĩa phanh, má phanh, cùm phanh. |
Ưu điểm |
|
|
Hạn chế |
|
|
>> Có thể bạn sẽ quan tâm: Giá máy rửa xe ô tô tại Hà nội có rẻ hơn các tỉnh thành khác?
Trên đây là những thông tin khái lược nhất về phanh tang trống. Hiện nay, những model xe sử dụng loại phanh này không còn nhiều thay vào đó là sự phủ sóng rộng khắp của phanh đĩa nhờ khả năng phanh tốt hơn.