Rác thải nhựa là gì? Vấn nạn rác thải nhựa hiện nay

0
rac-thai-nhua-la-gi
Rác thải nhựa là gì? 
Rác thải nhựa là gì? Vấn nạn rác thải nhựa hiện nay
5 (100%) 1 vote

Rác thải nhựa đang là vấn đề nhức nhối toàn cầu bởi đây là loại rác khó phân hủy nhất và có thời gian phân hủy lâu, gây ra nhiều hệ lụy tiêu cực. Vậy rác thải nhựa là gì? Thực trạng rác thải nhựa ở Việt Nam như thế nào? Các giải quyết rác thải nhựa như thế nào cho hiệu quả? Cùng theo dõi bài viết dưới đây của thegioimay.org để hiểu rõ hơn nhé!

rac-thai-nhua-la-gi
Rác thải nhựa là gì?

Rác thải nhựa là gì và các khái niệm liên quan

Rác là gì?

Là những đồ dùng hay vật dụng không còn giá trị sử dụng. 

Rác thải là gì?

Là những đồ vật mà con người không sử dụng nữa và thải ra bên ngoài môi trường tự nhiên. Rác thải thường tồn tại dưới dạng thể rắn và thể lỏng. Ví dụ: thức ăn thừa, vỏ lon, vỏ chai, quần áo, giày dép hỏng,…

Nhựa là gì?

Là các hợp chất cao phân tử, có khả năng biến dạng khi chịu tác dụng của áp suất, nhiệt, lực và vẫn giữ nguyên sự biến dạng đó cho đến khi thôi tác dụng. 

Nhựa được dùng làm nguyên liệu sản xuất ra nhiều loại vật dụng khác nhau phục vụ cho cuộc sống con người như: ống dẫn điện, ghế, áo mưa, cốc, bát, đĩa, chai lọ, túi nilon,… 

Rác thải nhựa là gì?

Trong tiếng anh, rác thải nhựa là plastic waste. Đây là những đồ dùng, vật dụng được làm bằng nhựa không dùng đến hoặc đã qua sử dụng bị thải ra môi trường. 

Rác thải nhựa có thể là chai nhựa, cốc nhựa, áo mưa, túi nhựa, ống hút nhựa,.. Đặc điểm chung của những vật dụng này là có thời gian phân hủy vô cùng lâu, có thể mất từ vài trăm năm đến vài nghìn năm mới phân hủy hết được. 

rac-thai-nhua-la
Rác thải nhựa chủ yếu là vỏ chai nhựa, túi nilon, hộp đựng đồ ăn nhanh,…

Rác thải nhựa đến từ đâu? 

Hầu hết, các chất thải nhựa phát sinh trong sinh hoạt và các hoạt động sản xuất của con người, cụ thể như sau:

  • Trong sinh hoạt: Túi nilon, thùng nhựa, ống hút nhựa, chai lọ nhựa,… đến từ các hộ gia đình.
  • Trong sản xuất: Rác thải nhựa đến từ hoạt động sản xuất, thi công của các nhà máy, khu công nghiệp, xí nghiệp,…
  • Hoạt động du lịch – dịch vụ: Đó là chai nhựa, cốc nhựa dùng một lần, các hộp đựng thức ăn bằng nhựa,…
  • Trong y tế: Chất thải nhựa đến từ các vật dụng như: gang tay, lọ thuốc, kim tiêm,…

Thực trạng rác thải nhựa ở Việt Nam 

Việt Nam là quốc gia có số lượng rác thải nhựa lớn. Cụ thể, theo số liệu thống kê của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường, mỗi năm có khoảng 1,8 tấn rác thải nhựa được thải ra môi trường. Trong đó, có đến 0.28 – 0.73 tấn được thải ra môi trường biển. 

Thống kế tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh (Hai thành phố lớn nhất nước ta), bình quân mỗi hộ gia đình sử dụng 1kg túi nilon/ tháng. Điều đó đồng nghĩa với việc có đến khoảng 80 tấn rác thải nhựa và nilon thải ra mỗi tháng. 

Bên cạnh đó, theo một kết quả thống kê, có đến hơn 50% lượng nhựa tiêu thụ mỗi ngày đều là nhựa dùng một lần. Tương đương với việc là có đến hàng triệu tấn nhựa được sản xuất mỗi năm. Một nửa trong số đó đem lại cho chúng ta cảm giác tiện ích trong vài phút rồi bị vứt ra môi trường tự nhiên và gây hại cho sức khỏe con người. 

Với số lượng rác thải lớn như vậy nhưng thực trạng xử lý và tái chế rác thải nhựa tại nước ta còn nhiều hạn chế, kém và lạc hậu. Có đến 90% lược rác thải được xử lý theo cách chôn lấp hoặc đốt và chỉ 10% còn lại là được mang đi tái chế. Trong khi đó, việc xử lý rác thải nhựa theo cách đốt hay chôn lấp mang lại nhiều tác động tiêu cực đến sức khỏe và môi trường. 

Hiện trạng rác thải nhựa ở Việt Nam cũng như trên thế giới

Tác hại rác thải nhựa đối với môi trường và con người

Đối với môi trường tự nhiên

Thời gian phân hủy của rác thải nhựa rất lâu, có khi phải mất đến vài trăm năm đến vài nghìn năm. Trong quãng thời gian đợi phân hủy đó, chúng có thể gây ra các biến đổi tính chất của đất, gây xói mòn, ô nhiễm nguồn đất,… gây ảnh hưởng lớn đến quá trình phát triển của cây trồng. Đặc biệt, rác thải nhựa tại các khu vực rừng núi có thể làm mất kết cấu đất, lâu dần sẽ làm giảm khả năng giữ nước và dẫn đến tình trạng sạt lở, xói mòn đất. 

Tệ hơn nữa, nếu đốt rác thải nhựa không đúng cách có thể làm sản sinh ra nhiều khí độc, gây ô nhiễm môi trường tự nhiên và nguy hiểm nhất là tạo ra hiệu ứng nhà kính. 

Bên cạnh đó, rác thải nhựa còn tác động xấu đến các sinh vật sống dưới nước. Bởi khi thải rác ra biển, các loài sinh vật ăn phải rác thải nhựa có thể bị chết, dẫn đến nguy cơ tuyệt chủng đối với những loài sinh vật quý hiếm, làm mất cân bằng hệ sinh thái. 

tac-hai-cua-rac-thai-nhua
Sinh vật dưới biển ăn phải rác thải nhựa có thể bị chết

Theo báo cáo thống kê của Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc, có khoảng hơn 100 triệu sinh vật dưới biển đã chết do rác thải. Trong đó, có đến hơn 260 loài bị vướng hoặc ăn phải rác thải nhựa. 

Ngoài ra, rác thải nhựa còn gây nên hiện tượng “ô nhiễm trắng”, gây ảnh hưởng đến hoạt động du lịch và không gian thư giãn, nghỉ ngơi của con người. 

Đối với con người

Rác thải nhựa thải ra môi trường hoặc chôn lấp dưới lòng đất theo thời gian phân hủy có thể lẫn vào nước, gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người khi dùng nước sinh hoạt. 

Đối với những rác thải nhựa được đốt sẽ sinh ra các loại khí độc như furan, dioxin,… gây ảnh hưởng đến hệ hô hấp, tuyến nội tiết, làm giảm khả năng miễn dịch và tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư. Bên cạnh đó, một số loại tui nilon trong thành phần có chứa dầu hỏa nguyên chất, lưu huỳnh,… khi đốt cháy sẽ gặp hơi nước, tạo nên axit sunfuric. Đây là tác nhân chính gây ra những cơn mưa axit nguy hiểm, gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người, sinh vật và thiệt hại lớn về nông nghiệp. 

tac-hai-cua-rac
Những cơn mưa axit gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe con người và nông nghiệp

Ngoài ra, một số sản phẩm nhựa kém chất lượng trong quá trình sử dụng và xử lý có thể sản sinh ra BPA – một loại chất độc gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm cho con người như vô sinh, ung thư,…

Có thể thấy rằng rác thải nhựa mang đến rất nhiều tác động tiêu cực đối với môi trường tự nhiên, các sinh vật dưới biển và sức khỏe con người. Vì vậy, cần phải có các biện pháp thiết thực hơn nhằm hạn chế các tác hại nguy hiểm của rác thải nhựa. 

Các biện pháp giúp hạn chế xả rác thải nhựa ra môi trường

Tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của người dân

Thực hiện tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về tác hại của rác thải nhựa là giải pháp giúp giảm số lượng rác thải ra môi trường tự nhiên. Bên cạnh đó, việc khuyến khích sử dụng các vật dụng bằng tre, vải, gỗ,.. thay các đồ dùng làm bằng nhựa cũng góp phần không nhỏ vào công tác bảo vệ môi trường, xây dựng xã hội văn minh, giàu đẹp. 

Đối với các bệnh viện lớn, có thể sử dụng túi đựng thuốc bằng túi giấy. Sử dụng các vật dụng dùng nhiều lần như bình đựng nước thủy tinh, cốc thủy tinh, cốc giấy,… hoặc những vật liệu thân thiện với môi trường. 

Phân loại rác thải tại nguồn

Phân loại rác thải tại nguồn giúp nâng cao nhận thức của cộng đồng về việc bảo vệ môi trường. Đồng thời, còn giúp giảm thiểu tổng lượng rác thải ra môi trường, tiết kiệm chi phí thu gom và xử lý rác thải. 

Theo đó, rác thải được phân loại thành 3 nhóm chính:

– Rác hữu cơ: Chủ yếu là các loại rác dễ bị phân hủy trong môi trường tự nhiên, gây ra mùi hôi thối như thực phẩm thừa, vỏ trái cây, rau củ, các loại thực phẩm bị hư hỏng như cá chết,…

– Rác vô cơ: Được chia thành hai nhóm chính là rác tái chế và rác không tái chế. Trong đó:-

  • Rác tái chế: Là loại rác có thể tái sử dụng được như: bìa cát tông, đồ nhựa gia dụng, kim loại (như sắt, nhôm,…)
  • Rác không tái tái: Là các loại rác không thể tái sử dụng được. 

– Rác thải nguy hiểm: Là chất thải có đặc tính nguy hiểm, dễ cháy nổ, dễ ăn mòn và gây độc hại như: đèn huỳnh quang, pin hỏng hay bình ắc quy,…

bien-phap-giup-han-che-tac-han-cua-rac-thai-thai-nhua
Phân loại rác thải tại nguồn giúp tiết kiệm thời gian, chi phi thu gom và xử lý rác

Tái chế rác thải nhựa

Đây là phương pháp được ưu tiên sử dụng ở nhiều quốc gia. Với cách làm này, chúng ta có thể tận dụng rác thải nhựa để làm ra những sản phẩm mới và có thể tái sử dụng nhiều lần. 

Tái chế rác thải mang đến nhiều ưu điểm, vừa làm sạch môi trường môi, vừa tạo thêm công ăn, việc làm cho người lao động. Tuy nhiên, tại nước ta, công tác tái chế rác thải còn khá khó khăn do phần lớn rác chưa được phân loại từ nguồn. Do vậy, cần phải đẩy mạnh công tác phân loại từ nguồn để tăng hiệu quả xử lý rác thải. 

Mất bao lâu để nhựa có thể phân hủy được?

Nhựa là nguyên liệu dễ sản xuất nhất nhưng có thời gian phân hủy rất lâu. Chúng có tuổi thọ cao hơn chúng ta rất nhiều lần, có thể tồn tại từ vài trăm năm đến vài nghìn năm. Ví dụ một chai nhựa có thể tồn tại đến 1000 năm hay một chiếc túi nilon có thể tồn tại đến cả 100 năm. 

Để biết được thời gian phân hủy của nhựa, mời các bạn tham khảo thông tin dưới đây: 

Loại rác thải Thời gian phân hủy
Chai nhựa 450 – 1000 năm
Bao nhựa (túi nilon) 10 – 100 năm
Chai của chất tẩy rửa 500 – 1000 năm
Ống hút 100 – 500 năm
Bàn chải đánh răng trên 500 năm
Cốc sữa chua 100 – 500 năm 
Ly xốp Từ 50 – 500 năm
Quần áo làm từ sợi tổng hợp 20 – 200 năm
Túi nhựa giày 500 – 1000 năm
Nắp chai 100 – 500 năm
Tã lót và băng vệ sinh 250 – 500 năm
Dây cước câu cá 600 năm 

Thời gian phân hủy của một số vật dụng bằng nhựa được sử dụng phổ biến trong cuộc sống

thoi-gian-nhua-phan-huy-trong-bao-lau
Mất bao lâu nhựa mới phân hủy hết?

Hy vọng qua những chia sẻ trên sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ rác thải nhựa là gì và thực trạng rác thải nhựa tại Việt Nam. Ngày nay, rác thải nhựa đang là vấn đề nhức nhối của nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Vì vậy, mỗi chúng ta hãy cùng chung tay, góp công sức nhỏ bé của mình bằng việc hạn chế dùng các vật dụng bằng nhựa, đẩy lùi tình trạng rác thải nhựa và bảo vệ môi trường nhé!