“Sát nhập” và “sáp nhập” là hai từ nghe na ná nhau và hay gây nhầm lẫn.Có người sử dụng từ này, có người lại sử dụng từ kia, rất khó để phân biệt. Vậy sát nhập hay sáp nhập là từ viết đúng? Ý nghĩa của chúng và ví dụ minh họa như thế nào để dễ hiểu? Hãy cùng thegioimay.org tìm hiểu qua bài viết sau, bạn nhé!
Nội dung chính
Sát nhập hay sáp nhập mới là từ đúng chính tả?
Cùng truy tìm từ nào trong hai từ “sát nhập” và “sáp nhập” được viết đúng chính tả qua phần giải nghĩa dưới đây:
Sáp nhập là gì?
Sáp nhập thực chất là một từ ghép đẳng lập và là từ mượn Hán – Việt. Trong đó:
- Sáp: Nghĩa gần giống với ráp, ghép vào nhau.
- Nhập: Nghĩa là cộng gộp, ghép nhiều phần nhỏ thành một phần lớn.
Khi ghép hai từ “sáp” và từ “nhập” ta được từ sáp nhập. Từ này chỉ sự gộp, ghép các sự vật nào đó với nhau để thu được một sự vật khác có quy mô hoặc phạm vi lớn hơn. Như vậy, đây là một từ hoàn toàn có nghĩa.
>>> Bài viết tham khảo: Từ đồng nghĩa – từ đồng âm là gì? so sánh từ đồng âm & từ đồng nghĩa
Sát nhập là gì?
Phân tích từng phần giống như trên, ta có:
- Từ “sát”: Từ mượn Hán – Việt, nghĩa là g.i.ế.t, tác động để kết thúc sự sống của một ai đó, sự vật nào đó.
- Từ “nhập”: Từ mượn Hán – Việt có nghĩa là gộp chung nhiều thành phần lại với nhau.
Do đó, khi ghép hai từ này lại, ta được từ “sát nhập” không có ý nghĩa, đồng thời đây cũng là từ không được tìm thấy trong từ điển tiếng Việt.
Đáp án cuối cùng
Như vậy, ta có thể thấy từ “sáp nhập” mới là từ được viết đúng chính tả và có nghĩa. Còn từ “sát nhập” mặc dù được dùng khá nhiều và đọc xuôi tai nhưng lại là từ vô nghĩa.
Vì sao sáp nhập và sát nhập hay bị nhầm lẫn với nhau?
Lý do hai từ sáp nhập hay sát nhập bị nhầm lẫn là bởi cách đọc của chúng na ná nhau. Chúng vốn dĩ có từ “nhập” y hệt nhau nên chủ yếu ta dùng từ “sáp” và “sát” để phân biệt.
Từ “sát” xuất hiện nhiều trong đời sống hơn: khảo sát, giám sát, sát hạch, quan sát, sát sao,… Trong khi từ “sáp” lại ít khi được dùng: Chủ yếu là nằm trong một vài danh từ như: sáp ong, sáp màu. Do đó, nhiều người quen thuộc với từ “sát” hơn là “sáp”.
Một lý do khác khiến hai từ này bị lẫn lộn đó là: Hầu hết mọi người đều không để ý tới cách dùng từ của mình mà họ chỉ quan tâm thuận miệng và người khác hiểu mình nói gì là đủ. Vì thế “sát nhập” lại càng được sử dụng nhiều.
Bằng chứng là nếu bạn tìm kiếm trên Google từ khóa “sáp nhập” thì sẽ xuất hiện khoảng 12.200.000 kết quả trong vòng 0,52 giây. Trong khi “kẻ giả mạo” là “sát nhập” thì lại cho ra tới 922.000.000 kết quả trong 0.34 giây.
Con số này thể hiện rằng, “sát nhập” là từ bị viết sai nhưng lại được mọi người sử dụng rộng rãi hơn cả từ chính gốc như “sáp nhập”.
Ý nghĩa của sáp nhập và sát nhập. Ví dụ minh họa
Như đã nói sơ qua ở trên, “sáp nhập” có nghĩa là hoạt động cộng gộp các sự vật lại với nhau để tạo thành một sự vật mới có quy mô và phạm vi rộng lớn hơn. Từ “sát nhập” mặc dù là từ dùng sai nhưng mọi người cũng sử dụng nó với ý nghĩa giống như vậy.
Ví dụ minh họa cho “sáp nhập” hay “sát nhập” như sau:
- Dự kiến trong giai đoạn từ năm 2020 – 2026, Bộ Nội vụ dự kiến sẽ sáp nhập hay sát nhập tỉnh đối với 20 tỉnh có diện tích nhỏ và dân số thấp.
- Hoạt động sáp nhập hay sát nhập quân đoàn chính là việc: Gộp quy mô của hai hay nhiều quân đoàn lại thành một quân đoàn mới. Trong đó, sáp nhập lại các cơ quan có nhiệm vụ tương đồng nhằm xây dựng một quân đội “tinh, gọn và mạnh”.
>>> Bài viết tham khảo: Dấu hai chấm có tác dụng gì? Cách sử dụng dấu hai chấm
Lời kết
Trên đây là câu trả lời cho câu hỏi: “Sáp nhập hay sát nhập là từ viết đúng?” mà thegioimay.org đã cung cấp cho bạn. Hy vọng, bạn có thể phân biệt được hai từ này và hiểu được từ nào mới là từ đúng chính tả. Đừng quên ghé thăm website thegioimay.org thường xuyên để khám phá những điều thú vị khác nhé!