So sánh là một phép tu từ được sử dụng phổ biến trong các tác phẩm văn học và cả cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Vậy theo bạn, so sánh là gì? Biện pháp tu từ so sánh có những kiểu nào? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để ôn tập lại toàn bộ kiến thức về phép so sánh nhé!
Nội dung chính
Khái niệm so sánh là gì?
Theo định nghĩa thế nào là so sánh trong Ngữ Văn 6, so sánh là biện pháp tu từ được sử dụng để đối chiếu sự vật, sự việc hoặc hiện tượng với nhau dựa trên những nét tương đồng của chúng. Mục đích chính của phép so sánh là làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho cách diễn đạt.
Ví dụ 1: Tình cha ấm áp như vầng thái dương, ngọt ngào như dòng nước tuôn đầu nguồn.
Trong câu hát trên, sự ấm áp của “tình cha” được so sánh như “vầng thái dương”, ngọt ngào của “tình cha” được so sánh với “nước tuôn đầu nguồn”.
→ Biện pháp so sánh ở câu hát trên giúp ta thấy được sự ấm áp và ngọt ngào mà người cha muốn dành cho con.
Ví dụ 2: Trẻ em như búp trên cành / Biết ăn, biết ngủ, biết học hành là ngoan (Trẻ con – Hồ Chí Minh)
→ Trong đoạn thơ trên, Bác Hồ so sánh “trẻ em” với “búp trên cành” muốn nhấn mạnh sự non nớt, yếu đuối và cần được che chở, chăm sóc của trẻ em.
>>> Bài viết tham khảo: Văn học dân gian là gì? Các thể loại của văn học dân gian
Cấu tạo của phép so sánh
Thực tế, mô hình cấu tạo đầy đủ của một phép so sánh bao gồm:
Vế A + Từ phương tiện so sánh + Từ so sánh + Vế B
Trong đó:
- Vế A: Các sự vật, sự việc, hiện tượng được so sánh
- Vế B: Các sự vật, sự việc, hiện tượng được mang ra để so sánh cùng vế A
- Từ phương tiện so sánh: Là những đặc điểm, tính chất có nét tương đồng giữa hai vế A và B
- Từ so sánh: Là những từ: như, là, chẳng bằng, giường như, giống như, hơn là, kém,…
Ví dụ: “Tình cha ấm áp như vầng thái dương”
- Vế A: Tình cha
- Vế B: Vầng thái dương
- Từ phương tiện so sánh: Ấm áp
- Từ so sánh: Như
→ Hình ảnh so sánh trên nói lên sự ấm áp, tình yêu con vô bờ bến của người cha.
Tuy nhiên trong thực tế, không phải bất kỳ phép so sánh nào cũng được sử dụng đầy đủ các thành phần như ví dụ trên, Trong một số trường hợp, mô hình này sẽ được thay đổi ít nhiều. Cụ thể như sau:
- Lược bỏ từ phương tiện so sánh và từ so sánh: Lúc này, mô hình phép so sánh sẽ trở thành Vế A – Vế B
Ví dụ: Trường Sơn: Chí lớn ông cha (Lược bỏ cả từ phương tiện so sánh và từ so sánh)
Hoặc: Công cha như núi Thái Dương (Lược bỏ từ phương tiện so sánh)
- Đảo vị trí của từ so sánh và vế B lên đầu nhằm nhấn mạnh cho câu: Lúc này, mô hình cấu tạo của phép so sánh là Từ so sánh – Vế B, Vế A
Ví dụ: Giống như Sơn, Minh rất thích chơi đá bóng
Tác dụng của so sánh là gì?
Phép tu từ so sánh được biết là một trong 4 biện pháp được sử dụng phổ biến nhất trong văn học, tác dụng của phép so sánh là:
- Làm nổi bật một đặc điểm hoặc khía cạnh nào đó của sự vật, sự việc, hiện tượng trong những trường hợp cụ thể.
- Tăng tính sinh động và hấp dẫn cho hình ảnh của sự vật, sự việc hoặc hiện tượng.
- Giúp người đọc, người nghe có thể liên tưởng và hình dung rõ ràng hơn về sự vật, sự việc, hiện tượng được đề cập đến trong câu. Bởi vậy, phép so sánh có đặc trưng là lấy cái vô hình, trừu tượng để so sánh với cái cụ thể.
- Giúp cho các diễn đạt trở nên bay bổng hơn, hấp dẫn và thú vị, không gây nhàm chán cho người đọc, người nghe.
Dấu hiệu để nhận biết phép so sánh là gì?
Nhìn chung, các để nhận biết biện pháp tu từ so sánh cũng khá đơn giản. Một số dấu hiệu để nhận biết:
- Trong câu thường xuất hiện các từ so sánh như: là, như là, như, kiểu như, giống, hơn là,…
- Những sự vật, sự việc, hiện tượng được mang ra so sánh thường có những nét tương đồng với nhau về tính chất, đặc điểm.
Các kiểu so sánh phổ biến
So sánh ngang bằng
Đây là kiểu so sánh những sự vật, sự việc, hiện tượng có những nét tương đồng với nhau. Kiểu so sánh này có mục đích tìm ra sự giống nhau giữa các sự vật, bên cạnh đó còn cụ thể hóa các bộ phận hoặc đặc điểm nào đó của sự vật để người đọc, người nghe dễ dàng hình dung và hiểu hơn.
Một số từ so sánh ngang bằng thường được sử dụng: tựa như, như, như là, là, giống như, giống, … hay các cặp quan hệ từ: bao nhiêu … bấy nhiêu.
Ví dụ:
- Cô ấy tựa như một nàng tiên vậy!
- Đây là dạng bài tập giống như ví dụ lúc nãy cô đã giảng.
So sánh hơn kém
Kiểu so sánh này còn được gọi là so sánh không ngang bằng. So sánh hơn kém được dùng để đối chiếu sự vật, sự việc hoặc hiện tượng trong mối quan hệ hơn kém với mục đích làm nổi bật một trong hai cái còn lại.
Một số từ so sánh hơn kém được dùng phổ biến: chưa bằng, hơn là, hơn, kém, chẳng bằng, kém hơn, kém gì,…
Ví dụ:
- Cậu ta đá bóng kém hơn Minh.
- Cửa hàng này bán hàng đắt hơn cửa hàng bên kia.
- “Chẳng bằng con gái, con trai
Sáu mươi còn một chút tài đò đưa” (Mẹ suốt – Tố Hữu)
Một số kiểu so sánh khác
- So sánh sự vật này với sự vật khác: Đối chiếu sự vật này với một sự vật khác dự theo những đặc điểm, tính chất tương đồng với nhau.
Ví dụ: Trời tối đen như mực
- So sánh con người với sự vật hoặc ngược lại: Kiểu so sánh này dựa trên những nét tương đồng về đặc điểm của sự vật với phẩm chất của con người, từ đó làm nổi bật lên phẩm chất của con người.
Ví dụ: Tre trông thanh cao, giản dị, chí khí như người.
- So sánh âm thanh này với âm thanh khác: Cách so sánh này được hình thành dựa theo sự giống nhau về đặc điểm, tính chất của những âm thanh được mang ra so sánh.
Ví dụ: Tiếng suối chảy như tiếng đàn cầm.
- So sánh hoạt động này với những hoạt động khác: Mục đích của kiểu so sánh này là giúp cường độ hóa những sự vật, sự việc, hiện tượng được đề cập đến trong câu. Kiểu so sánh này thường được sử dụng nhiều trong các câu ca dao, tục ngữ.
Ví dụ: Càу đồng đang buổi ban trưa/ Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng càу
Một số dạng bài tập về phép so sánh
Dạng bài 1: Đặt câu có sử dụng biện pháp tu từ so sánh
Ví dụ:
- Hoa và Lan giống nhau như hai chị em sinh đôi.
- Bà tôi có mái tóc trắng như mây.
- Thu nhập năm nay không bằng năm trước.
- Cô ấy xinh đẹp như tiên.
- Thà ở nhà học bài hơn là đi chơi rồi không hoàn thành bài tập.
Dạng bài 2: Hãy cho biết tác dụng của biện pháp so sánh trong các câu dưới đây
Ví dụ:
“Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết về tay ai”
Đáp án: Phép so sánh trong câu ca dao: “thân em” với “tấm lụa đào”
→ Tác giả đã lấy thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa so sánh với hình ảnh tấm lụa đào trôi nổi, bèo bọt và không biết đi đâu về đâu.
Tác dụng: Từ phép so sánh trên, tác giả muốn lên án, tố cáo chế độ phong kiến xưa với tư tưởng lỗi thời “trọng nam khinh nữ”. Điều này đã khiến cho cuộc đời của biết bao người phụ nữ thời xưa rơi vào viễn cảnh hẩm hiu, vất vả, lênh đênh giữa dòng đời.
Tìm hiểu phép so sánh trong tiếng Anh
Thực tế, định nghĩa so sánh là gì trong tiếng Anh cũng khá giống với tiếng Việt. Do vậy, trong bài viết này, Thegioimay sẽ chỉ tập trung chủ yếu vào cấu trúc và các kiểu so sánh trong tiếng Anh.
Trong tiếng Anh, biện pháp so sánh có ba kiểu phổ biến, đó là so sánh ngang bằng, so sánh hơn và so sánh nhất. Cấu trúc cụ thể của từng loại như sau:
So sánh bằng
Cấu trúc:
Khẳng định (positive): S + V + as + Adj/Adv + as + N/pronoun
Phủ định (negative): S + V + not + so/as + Adj/Adv + N/pronoun
Ví dụ:
- My hands are as cold as ice.
- My ice-cream is as yummy as my brother’s one.
Lưu ý: Ở một số trường hợp nhất định, bạn có thể thay thế “as” bằng “so”. Tuy nhiên, cách dùng này không sử dụng phổ biến.
So sánh hơn
Cấu trúc:
Tính từ ngắn hoặc Trạng từ ngắn: S + V +adj/Adv + er + than + N/pronoun
Tính từ dài hoặc Trạng từ dài: S + V + more + Adj/Adv + than + N/pronoun
Ví dụ:
- Today, the weather has more hot than it had yesterday.
- The poorer he is, the more miserable he gets.
Lưu ý: Để tăng mục đích nhấn mạnh, bạn có thể sử dụng “far” hoặc “much” vào phía trước cụm từ cần so sánh.
Ví dụ: This book is much less interesting than the one I read last week.
So sánh hơn nhất
Cấu trúc:
Tính từ ngắn hoặc trạng từ ngắn: S + V + the + Adj/Adv + est + N/pronoun
Tính từ dài hoặc trạng từ dài: S + V + the most + Adj/Adv + N/pronoun
Ví dụ: York is the farthest town of the three.
Lưu ý: Người dùng có thể thêm từ “very” vào phía trước cụm từ so sánh để nhấn mạnh thông tin muốn truyền đạt.
Ví dụ: It is the very warmest of three rooms.
Một số tính từ và trạng từ so sánh
Gồm một số loại như:
- Tính từ ngắn: Thường là những tính từ ngắn có một âm tiết như bad, goog, hot, fat,… Ngoài ra, có một số tính từ có 2 âm tiết nhưng kết thúc bằng đuôi -le, -er, -et, -y hoặc -ow đều là tính từ ngắn.
- Tính từ dài: Là những tính từ có 2 âm tiết trở lên, ví dụ như funny, healthy, …
- Trạng từ ngắn: Là những trạng chỉ chỉ có một âm tiết. Ví dụ như fast, far, well,…
- Trạng từ dài: Là những trạng từ có 2 âm tiết trở lên như joyfully, barely,…
Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp đặc biệt về tính từ khi sử dụng so sánh hơn và so sánh hơn nhất không giống như bình thường, tham khảo trong bảng dưới đây:
Bên cạnh đó, khi sử dụng tính từ trong tiếng Anh, bạn nên lưu ý:
- Tính từ ngắn nếu kết thúc bằng phụ âm mà trước đó chỉ có 1 nguyên âm thì nhân đôi phụ âm rồi mới thêm đuôi “er” (so sánh hơn), thêm “est” (so sánh nhất).
- Tính từ có 2 vần nếu kết thúc bằng “y” thì đổi “y” thành “i” trước khi thêm “er” (so sánh hơn) hoặc “est” (so sánh nhất).
Trên đây là bài viết giải đáp thắc mắc về so sánh là gì, tác dụng và các loại so sánh phổ biến. Hy vọng, những thông tin mà Thegioimay tổng hợp đã giúp bạn đọc hiểu và nắm vững chủ đề biện pháp so sánh ở Ngữ Văn 6 nhé!