Tết Đoan Ngọ là gì? Tết Đoan Ngọ bắt nguồn từ đâu & ý nghĩa

0
tết đoan ngọ là gì
Tết đoan ngọ là ngày gì?
Tết Đoan Ngọ là gì? Tết Đoan Ngọ bắt nguồn từ đâu & ý nghĩa
5 (100%) 1 vote

Trong quá trình trưởng thành và khôn lớn của mỗi người, chắc hẳn trong những tháng ngày tuổi thơ cơ cực khốn khó không thể nào thiếu hồi ức về  những ngày háo hức mong đợi đến ngày tết cổ truyền của dân tộc. Có lẽ ai cũng đã từng mong ngóng được cùng mẹ làm bánh trôi trong ngày tiết thanh minh, đi rước đèn phá cỗ trung thu hay thao thức hồi hộp mong đến sáng hôm sau được mẹ gọi dậy sớm ăn hoa quả để “diệt sâu bọ”, đó là điều mà người Việt thường làm vào buổi sáng ngày tết Đoan Ngọ. Khái niệm “tết Đoan Ngọ” nghe rất quen thuộc nhưng không phải ai cũng hiểu được ý nghĩa thật sự của nó.  Để hiểu rõ hơn về ngày tết này mời các bạn cùng đọc và tham khảo bài viết dưới đây để biết Tết Đoan Ngọ  là gì? Tết đoan ngọ bắt nguồn từ đâu & ý nghĩa ngày tết này là gì nhé!

Tết Đoan Ngọ là gì? 

tết đoan ngọ là gì
Tết đoan ngọ là ngày gì?

“Đoan Ngọ” là cách đọc phiên âm Hán – Việt của của từ “duan wu” trong tiếng Quan Thoại. Cũng vì thế trong tiếng Anh ngày lễ này được gọi là“Duanwu festival”.

Theo sách “Phong thổ ký” thì “đoan” có nghĩa là mở đầu, “ngọ” tức là giờ ngọ (khoảng thời gian từ 11h sáng đến 1h chiều), nghĩa là vào ngày tết đoan ngọ mùng 5 tháng 5 âm lịch, ta sẽ ăn tết và buổi trưa, người Việt chúng ta còn có một tên gọi khác cho ngày tết này đó là tết “giết sâu bọ”.

>>> Bài viết tham khảo: Tết hàn thực là gì? nguồn gốc & ý nghĩa của tết hàn thực

Sự tích tết Đoan Ngọ 

Tại Việt Nam

Người xưa kể rằng, ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch là giai đoạn chuyển mùa từ xuân sang hạ. năm đó, vào đầu tháng 5, sâu bọ lại kéo đến nhiều, gây mất mùa vì mọi lương thực đều bị chúng ăn hết sạch. Trong lúc người dân vô cùng hoang mang và lo lắng do mất mùa thì bỗng có 1 ông cụ tự xưng là Đôi Truân xuất hiện và chỉ cho họ cách diệt sâu bọ. Người dân làm theo và chỉ một lúc sau, lũ sâu bọ bắt đầu lũ lượt bỏ đi. Ông cụ còn dặn thêm, hằng năm vào đúng ngày này, cứ làm theo những gì mà ông nói sẽ trị được lũ sâu bọ. Để tưởng công ơn của ông cụ người dân gọi ngày này là ngày “giết sâu bọ”. Lưu truyền và thực hiện lễ diệt sâu bọ vào ngày 5 tháng 5 âm lịch cho đến tận hôm nay. Nó còn có tên gọi khác là “Tết Đoan Ngọ” vì giờ cúng diễn ra trong giờ Ngọ.

Tại Trung Quốc

Tết đoan ngọ trung quốc bắt nguồn từ đầu thời Xuân Thu có một người tên Khuất Nguyên (ở nước Sở) vì bị kẻ gian hãm hại song nhà Vua lúc bấy giờ là Hoài Vương lại không hiểu lòng, đã uất ức ôm đá gieo mình xuống sông Mịch La để quyên sinh. Đó là ngày mùng 5 tháng 5, cảm động trước tấm lòng trung quân ái quốc của ông, hàng năm đến ngày này để tưởng nhớ Khuất Nguyên, người dân Trung Quốc lại làm bánh ngọt, quấn chỉ ngũ sắc bên ngoài (dụng ý làm cho cá sợ), khỏi đớp mất rồi bơi thuyền ra giữa sông, ném bánh xuống cúng ông.

Sau này hoạt động tưởng nhớ Khuất Nguyên vẫn được gìn giữ và lưu truyền tới tận ngày hôm nay với tên gọi là ngày Tết Đoan Ngọ.

Ý nghĩa ngày Tết Đoan Ngọ

Ngoài ý nghĩa diệt sâu bọ mà chúng ta vừa tìm hiểu ở trên, thì tháng 5 là thời điểm chuyển giao giữa 2 vụ chiêm – mùa trong nông nghiệp, chính vì vậy, nhân dân ta tổ chức cúng và ăn Tết Đoan Ngọ còn mang ý nghĩa cầu cho một mùa vụ tươi tốt, bội thu.

Dù cho sự thay không ngừng của thời gian, nếp sống và sinh hoạt của người Việt cũng đã có nhiều nét đổi thay nhưng hiện tại vẫn có rất nhiều vùng quê ở Việt Nam coi trọng ngày tết này. Bởi bên cạnh ước muốn cho một mùa vụ bội thu, diệt trừ những vi khuẩn có nguy cơ gây bệnh tật thì đây cũng chính là dịp để các thành viên trong gia đình sum họp và quây quần bên nhau. 

Phong tục cúng và ăn tết Đoan Ngọ của người Việt 

Cúng gì trong ngày Tết Đoan Ngọ?

Theo như truyền miệng, xưa kia cụ ông Đôi Truân đã bày cho dân chúng cách diệt sâu bọ ngày Tết Đoan Ngọ đó là:

Đầu tiên, mỗi nhà lập một đàn cúng gồm có trái cây, bánh tro, sau đó ra trước nhà mình vận động thể dục.

Sau này, tập quán và nghi thức cũng có đôi chút thay đổi tùy vào từng vùng miền. Nhưng nhìn chung mâm lễ của ngày tết này thường bao gồm:

  • Hương, hoa, vàng mã
  • Nước
  • Rượu nếp
  • Nếp cẩm
  • Các loại trái cây có vị chua như mận, xoài,vải…
  • Xôi, chè
  • Bánh tro
tết đoan ngọ là gì
Mâm cúng trong ngày tết đoan ngọ

Văn khấn trong ngày Tết Đoan Ngọ (mùng 5 tháng 5)

Sau khi giờ Ngọ đã điểm (bắt đầu từ 11 giờ) và lễ vật đã được chuẩn bị. Cũng là lúc tiến hành cúng Tết Đoan Ngọ. Đối với các bạn trẻ mới lập gia đình hoặc lần đầu tiến hành nghi thức này thì văn khấn là điều dễ gây lúng túng nhất. Vì vậy các bạn tham khảo bài văn khấn Tết Đoan Ngọ dưới đây: 

“Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

– Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

– Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần.

– Con kính lạy Tổ tiên, Hiển khảo, Hiển tỷ, chư vị Hương linh (nếu bố, mẹ còn sống thì thay bằng Tổ khảo, Tổ Tỷ).

Tín chủ chúng con là:…………

Ngụ tại:…………………………..

Hôm nay là ngày Đoan Ngọ, chúng con sửa sang hương đăng, sắm sanh lễ vật, hoa đăng, trà quả dâng lên trước án.

Chúng con kính mời ngài Bản cảnh Thành hoàng, Chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài thần, cúi xin các Ngài giáng lâm trước án chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật.

Chúng con kính mời các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ…………………, cúi xin các vị thương xót con cháu chứng giám tâm thành thụ hưởng lễ vật.

Nam mô a di Đà Phật Tín chủ con lại kính mời các vị Tiền chủ, Hậu chủ tại nhà này, đất này đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng, độ cho chúng con thân cung khang thái, bản mệnh bình an. Bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng bình an thịnh vượng.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!”

Ăn gì trong ngày tết Đoan Ngọ?

Theo dân gian, vào ngày 5 tháng 5 âm lịch, các loại ký sinh này trú ẩn trong cơ thể con người thường ngoi lên,  để loại bỏ chúng mọi người thường sử dụng cách ăn những thức ăn có vị chua, cay, chát, trong đó 2 món tiêu biểu là rượu nếp hay nếp cẩm. Vào ngày tết đoan ngọ, nếu chúng ta thưởng thức món rượu này ngay khi thức dậy vào buổi sáng sẽ càng hiệu nghiệm hơn nữa.

món ăn ngày lễ
Các món ăn quen thuộc trong ngày Tết Đoan Ngọ

Tết Đoan Ngọ 2021 diễn ra vào ngày nào? 

Tết đoan ngọ năm nay diễn ra vào ngày 14 tháng 6 năm 2021 (dương lịch) 

ngày lễ trong năm
Tết đoan ngọ 2021 diễn ra vào ngày bao nhiêu?

Chúng tôi hy vọng bài viết này sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin hữu ích giúp bạn trả lời được câu hỏi: Tết Đoan Ngọ là gì? Tết Đoan Ngọ bắt nguồn từ đâu & ý nghĩa của ngày Tết này. Vào dịp tết đoan ngọ sắp tới đây, xin chúc cho các bác nông dân trên khắp mọi miền một mùa màng bội thu, chúc cho mọi người đón tết vui vẻ và “giết sâu bọ” thành công.