Trốc tru là gì? Ý nghĩa của các từ trong tiếng miền Trung

0
trốc tru là gì
Trốc tru là gì trong tiếng miền Trung?
Trốc tru là gì? Ý nghĩa của các từ trong tiếng miền Trung
5 (100%) 2 votes
trốc tru là gì
Trốc tru là gì trong tiếng miền Trung?

Tiếng Việt ta rất giàu và đẹp, đóng góp cho sự giàu đẹp ấy có phần không nhỏ của từ ngữ địa phương. Một số từ như “trốc tru – khu mấn” của Nghệ An chắc hẳn sẽ khiến bạn khó hiểu nhưng vẫn không khỏi tò mò về ý nghĩa đằng sau chúng. Vậy thì qua bài viết dưới đây, bạn hãy cùng thegioimay.org tìm hiểu “trốc tru là gì” nhé!

Trốc tru là gì trong tiếng miền Trung?

Đối với một từ vừa độc, vừa lạ như “trốc tru” thì chắc hẳn bạn sẽ đặt ra nhiều câu hỏi như: “Trốc tru có nghĩa là gì?” “Trốc tru là cái gì? Có phải quả trốc tru không?”. Không để bạn chờ lâu, dưới đây là lời giải đáp cho các câu hỏi trên:

trốc tru là gì
Trốc tru tiếng Nghệ An là gì?

Trốc tru là một tiếng lóng được sử dụng bởi người dân địa phương khu vực miền Trung, nhất là tỉnh Nghệ An. Trong đó “trốc” được hiểu là cái đầu, còn “tru” chính là con trâu.

Như vậy, trốc tru không phải tên của một loại quả mà là một từ chỉ về cái “đầu trâu”.

>>> Bài viết tham khảo: Ốc quế sầu riêng là gì mà lại hot trên facebook & tiktok như vậy?

Trốc tru nghĩa là gì?

Thực ra, “trốc tru” không chỉ đơn thuần là chỉ cái đầu trâu mà ý nghĩa đằng sau nó là nói tới một người bướng bỉnh, cứng đầu, bảo thủ, ngang ngược. 

người có tính tình bướng bỉnh
Người bướng bỉnh, khó bảo được gọi là trốc tru

Cho dù mọi người xung quanh có nhận xét hay góp ý như thế nào về thói hư, tật xấu của anh ta thì người này vẫn sẽ bỏ ngoài tai tất cả. Đúng là tinh thần: 

“Dù ai nói ngả nói nghiêng

Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân”

Tuy nhiên tinh thần này lại được sử dụng sai cách. Nó khiến cho con người không phát triển, đổi mới bản thân được mà cứ dậm chân cố hữu với những gì đã có.

Vì sao trốc tru lại được sử dụng với ý nghĩa đó? Bởi trâu là một con vật hiền lành, chăm chỉ nhưng lại khó bảo. Để thuần hóa một con trâu mất khá nhiều thời gian. Còn có một thành ngữ mà chắc chắn bạn đã từng nghe tới rồi, đó là: “Đàn gảy tai trâu”. Câu nói này cũng chỉ tới những người không có khả năng tiếp thu, giống như chú trâu đang từ tốn gặm cỏ kia vậy.

Do đó, ý nghĩa của cái đầu trâu tương đương với những người lì lợm, bảo thủ, không chịu nghe bất cứ ai.

Khi nào sử dụng từ trốc tru?

Như đã nói ở trên, “trốc tru” dùng để chỉ những người có tính ương bướng, lì lợm, bảo thủ. Vì thế, bạn có thể dùng từ này để miêu tả về người như vậy.

Sắc thái của từ “trốc tru” thường là không quá nặng nề, không mang ý nghĩa lên án, mỉa mai hay phán xét người khác mà chủ yếu nó được sử dụng trong lời trêu đùa nhẹ nhàng mà thôi.

Khu mấn là gì? Cặp đôi trốc tru – khu mấn

Thực chất, khu mấn và trốc tru tiếng miền trung gần như không có mối quan hệ gì cả nhưng chúng lại hay được ghép đôi, bởi cả hai từ đều gây khó hiểu như nhau.

Trong tiếng địa phương miền trung, “khu” có nghĩa chỉ cái m.ô.n.g và “mấn” dùng để nói tới cái váy. Từ khoảng năm 1960 – 1970 của thế kỷ trước, các bà, các mẹ thường rất hay tập trung tám chuyện trong giờ nghỉ giải lao. Họ ngồi quây thành vòng tròn và kể cho nhau nghe nhiều câu chuyện hấp dẫn.

Điều đặc biệt là các “bà tám” này không cần ngồi trên ghế hay kê tấm thảm ở dưới để ngồi mà họ trực tiếp đặt m.ô.n.g xuống nền đất. Vì thế, chiếc váy bên ngoài bị bẩn và tạo ra một lớp màu nâu đen khó giặt sạch.

trốc tru khu mần là gì
“Khu mấn” vốn để nói tới việc váy của người phụ nữ xưa bị bẩn, quết đất

Ngoài ra, khu mấn còn được dùng để nói tới thái độ và cách ứng xử không có cảm tình với người được nói tới. Khu mấn cũng ám chỉ sự nghèo hay không có thứ gì trong tay.

Ý nghĩa của một vài từ cơ bản trong tiếng miền Trung

Không chỉ có trốc tru tiếng Nghệ An gây khó hiểu cho bạn mà còn rất nhiều từ khác đòi hỏi bạn phải “tra cứu tường tận” thì mới hiểu được người địa phương nói gì.

Dưới đây là một số từ cơ bản trong tiếng miền Trung để bạn tham khảo và không bị “đứng hình” khi nói chuyện với người địa phương:

Từ ngữ địa phương miền Trung Ý nghĩa
Cái đọi Cái bát ăn cơm
Cái chủi Cái chổi quét sân, quét nhà
Cái đươi Sân nhà
Chưởi Chửi mắng
Ngẩn Ngốc nghếch
Trửa Ở giữa, ở trên
Cấy nớ Cái đó
Nác Nước
Bổ Ngã nhào
Gưởi Gửi
Tau Tao, tớ
Choa Chúng tao, chúng tớ
Mi Mày, bạn
Lũ bây Bọn mày, các bạn, 
Hấn Hắn, nó
Bọ Bố, cha
Cái vung/cái vàng Nắp vung, nắp nồi
Nhởi Đi chơi
Rầy Xấu hổ, e thẹn

>>> Bài viết tham khảo: Uwu là gì? Đọc “Uwu” như thế nào mới đúng

Sau khi đọc xong bài viết, chắc hẳn bạn đã hiểu “Trốc tru là gì?” rồi chứ. Hãy chia sẻ bài viết tới những người đang gặp tình trạng giống như bạn để họ không bị lúng túng khi nói chuyện với người sinh sống tại khu vực địa phương nữa. Và đừng quên theo dõi thegioimay.org để chúng ta tiếp tục đồng hành tìm kiếm tri thức nhé!