Turbocharger là gì? Cách phân biệt Supercharger và Turbocharger

0
Turbocharger-la-gi
Turbocharger là gì? Cách phân biệt Supercharger và Turbocharger
5 (100%) 1 vote

Turbocharger là gì? Turbocharger và Supercharger khác nhau như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết các thông tin xoang quanh những vấn đề trên ngay trong bài viết dưới đây nhé!

Turbocharger là gì?

Turbocharger là gì?

Turbocharger hay còn được gọi ngắn gọn là hệ thống tăng áp Turbo. Đây là một thiết bị vận hành bởi khí thải với mục đích là làm tăng sức mạnh của động cơ qua việc bơm không khí vào các buồng đốt.

Dễ hiểu hơn, Turbocharger sẽ tiến hành nén khí vào bên trong của các động cơ. Lượng không khí được nén vào bên trong xi lanh càng nhiều thì nhiên liệu được đưa vào động cơ càng lớn. Khi nhiên liệu lớn thì mỗi kỳ nổ ở xi lanh sẽ cho công suất sinh ra nhiều hơn.

 Turbocharger-la-gi

Cấu tạo của Turbocharger

Cấu tạo của Turbocharger gồm có hai cánh quạt tuabin được gắn trên cùng một trục nhưng lại được đặt trong 2 ngăn riêng biệt với nhau trong một hình xoắn ốc. Lượng khí thải từ động cơ sẽ được dẫn qua ngăn đầu tiên làm quay tua bin. Do đó mà tua bin trong ngăn còn lại cũng quay. 

Hai chiếc tuabin này giống như máy nén khí khi chúng hút không khí từ bên ngoài và nén lại rồi tiến hành bơm vào buồng đốt. Buồng đốt có nhiều oxi khiến quá trình đốt cháy diễn ra nhanh, nhiên liệu được đốt cháy hết từ đó công suất của động cơ được tăng đáng kể.

>>Tham khảo thêm bài viết :  WD, 2WD Và 4WD Là Gì? Hiểu Đúng Bản Chất Của WD Và 4WD

Turbocharger không chỉ được áp dụng cơ ô tô. Năm 1910 Turbocharger lần đầu được ứng dụng cho động cơ máy bay. Năm 1923, Turbocharger được ứng dụng trên động cơ của tàu thủy. Năm 1962, chiếc ô tô sản xuất đại trà đầu tiên sử dụng Turbocharger ra đời. Ngay nay chúng đã rất phổ biến ở nhiều dòng xe. Đặc biệt, Turbo xe Honda rất được ưa chuộng.

Nhiều người còn thắc mắc Turbo tăng áp kép là gì? Thực ra đó vẫn là bộ tăng áp thông thường nhưng chúng có sự kết hợp của 2 Turbo riêng biệt với 1 lớn và 1 nhỏ. Hai Turbocharger này có thể hoạt động riêng biệt để tạo ra hiệu suất tối ưu khi cần thiết. 

Turbo tăng áp hoạt động như thế nào?

Nguyên lý hoạt động của Turbo tăng áp cũng khá đơn giản. Nó được hoạt động dựa vào luồng khí thải được sinh ra khi động cơ hoạt động. Khí thải sau khi được dẫn qua bộ tăng áp và làm quay tuabin, đồng thời tuabin này cũng làm quay máy nén khí. Lúc này. tuabin quay với tốc độ rất nhanh, có thể đạt đến mức 150.000 vòng/phút. Vì bộ tăng áp được gắn với họng xả của động cơ, do đó khi tubin hoạt động nhiệt độ sẽ ở mức cao.

Bẳng cách nén thêm nhiên liệu vào xylanh trong mỗi một chu kỳ nổ bộ tăng áp turbocharger sẽ giúp cho động cơ đốt cháy nhiều nhiên liệu hơn. Không những thế, một bộ tăng áp có thể giúp áp suất lên hút nhiên liệu từ 6 – 8 psi. Ap suất không khí khoảng 14,7 psi nên động cơ sẽ được nạp thêm 50% nhiên liệu, kéo theo công suất động cơ sẽ tăng lên khoảng 30-40%.

Turbocharger tăng áp có những ưu, nhược điểm gì?

Ưu điểm

Ưu điểm lớn nhất của thiết bị này là có khả năng tăng thêm sức mạnh cho động cơ nhưng không là tăng số lượng xi-lanh và dung tích lên. Điều này giúp cho máy móc ít tiêu hao nhiên liệu hơn.

Ta có thể lấy ví dụ như “ông lớn” trong làng ô tô đến từ Mỹ là Ford đã sử dụng động cơ EcoBoost 1.0lit 3 xi lanh để tăng áp đã thay thế cho động cơ 1.6 lít trên một số dòng xe của hãng, kết quả mang lại là những dòng xe này tiêu thụ ít nhiên liệu hơn so với những dòng xe khác.

Nhược điểm

Nhược điểm đầu tiên có lẽ sẽ làm mất lòng những ai đam mê với dòng xe phân phối lớn. Đó chính tăng áp sẽ làm có tăng áp lại là âm thanh ống xả của động cơ tăng áp và thường ít lực hơn động cơ hút khí tự nhiên rất nhiều. Chính vì vậy mà tiếng động cơ xe bị giảm, không mang lại cảm giác phấn khích.

Mặt khác Turbo tăng áp là tạo ra một áp suất ngược với bên trong hệ thống xả. Nó cũng tạo ra áp suất nạp thấp hơn rất nhiều cho tới khi động cơ vẫn hoạt động ở tốc độ tua cao. Đó chính là nguyên nhân lý giải được vì sao turbocharger lúc ban đầu không “bốc”.

Supercharger là gì?

Nếu Turbocharger là hệ thống tăng áp cho động cơ thì có thể nói Supercharger là hệ thống siêu nạp động cơ. Supercharger có thể đã không còn quá xa lạ đối với nhiều người khi thực trạng độ Supercharger cho xe máy ngày càng phổ biến. 

Đây cũng là một hệ thống đốt cháy cưỡng bức khí nén và tiến hành đưa khí nén vào trong xy lanh. Hệ thống này được kết nối trực tiếp với trục khuỷu của động cơ để làm việc. Nhờ đó mà động có cho khả năng tăng gấp đôi sức mạnh. Cấu tạo của Supercharger được cho là đơn giản hơn nhiều so với Turbo. 

Những hệ thống Supercharger xe máy ngày càng được các dân độ xe ưa chuộng nhờ khả năng chỉ cần vặn ga là siêu nạp sẽ quay, lượng khí được bơm liên tục vào buồng đốt xe cho công suất xe lớn. Siêu nạp Supercharger sẽ cho nước đề cực mạnh và càng kéo ga càng mạnh hơn.

Phân biệt Supercharger và Turbocharger

Để phân biệt được hai hệ thống siêu nạp cũng như tăng áp này thì chúng ta cần tìm ra những điểm khác biệt của cả hai.

Tiêu chí đánh giá Turbocharger Supercharger
Định nghĩa Turbocharger là hệ thống đốt cháy cưỡng bức sử dụng năng lượng từ nguồn khí thải để nén khí nạp vào động cơ. Supercharger cũng là hệ thống đốt cháy cưỡng bức nhưng nén khí trực tiếp vào động cơ được truyền năng lượng thoongq ua trục khuỷu của động cơ.
Nguyên lý Sử dụng dòng khí thải để tạo ra năng lượng. Kết nối với trục khuỷu để làm quay máy nén tạo ra năng lượng.
Khả năng kết nối động cơ Không kết nối trực tiếp với động cơ Trực tiếp kết nối với động cơ qua dây đai.
Tốc độ vòng quay Vòng quay động cơ có thể lên tới 150.000 vòng/phút. Tối đa 50.000 vòng/phút.
Độ “xanh” Giúp giảm lượng khí thải carbon ra ngoài môi trường. Khí thải xả trực tiếp ra môi trường do không có bộ giảm khí thải.
Độ êm ái khi vận hành Vận hành êm ái, ổn định. Không êm do lắp ngay trên động cơ.
Bảo dưỡng Khó khăn trong bảo dưỡng và sửa chữa. Sửa chữa dễ dàng.
Vị trí đạt hiệu suất cao Tại dải vòng tua cao. Tại vòng tua thấp.
Hiệu quả làm việc Cao Thấp
Bộ làm mát Cần có bộ làm mát khí nén. Không cần bộ làm mát.
Cấu tạo Phức tạp. Đơn giản.
Độ trễ Có độ trễ do đường truyền hay bị gián đoạn. Kết cấu trực tiếp với trục khuỷu nên không có độ trễ.
Khả năng quay Máy được quay bởi cánh quạt tua bin. Quay bởi trục khuỷu thông qua dây đai.

Trên đây là một số thông tin khái lược nhất về hệ thống tăng áp Turbocharger và siêu nạp Supercharger. Hy vọng những thông tin trên đây sẽ giúp quý vị hiểu hơn về hai hệ thống tiện dụng này.