Có thể nhiều người không biết Catalytic converter là gì? Nhưng khi nhắc đến bộ xúc tác khí thải hay bộ lọc khí thải xe ô tô thì số lượng người am hiểu không phải là ít. Đây là một bộ phận có vai trò vô cùng quan trọng và đang được trang bị cho hầu hết các xe ô tô hiện nay.
Nội dung chính
Catalytic converter là gì? Tác dụng của bộ lọc khí thải
Xe ô tô hiện nay đa phần đều chạy bằng xăng, dầu do đó không thể tránh được sự phát sinh khí thải. Trong khí thải từ xe ô tô bao gồm hỗn hợp với nhiều chất như CO, CO2, Nox, Hydrocarbon,… ảnh hưởng tiêu cực không hề nhỏ tới môi trường. Một chiếc xe thì lượng khí thải sẽ ít, nhưng khí thải của tổng số xe ô tô trên toàn thế giới là vô cùng lớn. Nhận thấy thực trạng đáng báo động đó, các nhà chế tạo xe hơi đã cho ra đời bộ lọc khí thải – Catalytic converter.
Catalytic converter được biết đến rộng rãi là một bộ xúc tác khí thải hay bộ lọc khí thải. Bộ phận này có nhiệm vụ làm giảm thiểu lượng khí thải độc hại trong khí thải của xe ô tô.
Khí thải ô tô có ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường
Cụ thể, bộ lọc khí thải Catalytic converter này sẽ giúp cho xế yêu của bạn giảm thiểu đi lượng khí thải độc hại ra môi trường góp phần gìn giữ, bảo vệ môi trường. Để có thể thực hiện được công việc này, nhà sản xuất đã phải tạo ra một bộ phận có thể giúp chuyển hóa những khí độc hại thành những dạng khí thải mang ít ảnh hưởng tiêu cực cho môi trường.
Những chất khí độc hại của ô tô như CO, NO, NO2, HC,… khi đi qua bộ lọc khí Catalytic converter thì sẽ chuyển đổi thành các chất khí khác ít độc hại hơn như CO2, H2O, N2,… Thiết bị trung hòa khí thải này có lõi lọc được làm từ Ceramic, kim loại dạng tổ ong. Lõi lọc này sẽ được phủ thêm một lớp chất xúc tác hóa học quý hiếm như kim loại Platinum, Palladium,… cho khả năng phản ứng với những khí thải khác.
Cấu tạo của Catalytic converter
Bộ lọc khí thải Catalytic converter thường được cấu tạo gồm 3 lớp riêng biệt. Chúng có sự tương hỗ lẫn nhau cho khả năng trung hòa tốt các khí thải độc hại.
Cấu tạo chi tiết của bộ lọc khí thải ô tô
- Lớp xúc tác thứ nhất: Lớp này bao gồm các chất xúc tác quý là các kim loại như Platinum và Rhodium để làm giảm lượng khí Nox.
- Lớp xúc tác oxy hóa: Tại đây, lượng Hydrocarbonat và Carbon Monoxide sẽ được trung hòa bằng cách đốt cháy chúng nhờ có các chất xúc tác Platinum và Palladium.
- Lớp cuối cùng là hệ thống kiểm soát lượng khí thải của xe. Thông tin từ lớp này cho khả năng định hướng để điều chỉnh chính xác hệ thống phun nhiên liệu ô tô. Những thông tin này được xác định nhờ một bộ cảm biến không khí gắn giữa động cơ và bộ lọc khí thải Catalytic converter.
Một số lưu ý để bảo vệ bộ lọc khí thải Catalytic converter
Sau một thời gian vận hành cũng như kết hợp với quá trình bảo dưỡng, vệ sinh bầu lọc khí thải không đúng cách thì Catalytic converter sẽ rất nhanh chóng bị hỏng hóc, gặp sự cố. Do đó, để đảm bảo chất lượng cho xe, bộ lọc cũng như chất lượng không khí chúng ta cần lưu ý một số điểm sau.
Bầu Catalyst captiva của xe Chevrolet
- Tiến hành vệ sinh bầu Catalytic thường xuyên. Bảo dưỡng, chăm sóc bộ xúc tác khí thải một cách tổng thể. Công việc này chúng ta cần đưa đến các tiệm sửa chữa chuyên nghiệp để vệ sinh bầu lọc Catalytic đúng kỹ thuật.
- Nếu phát hiện bugi bị ăn mòn các điện cực, bám đầy muội than thì chúng ta nên thay mới bugi.
- Các hệ thống đánh lửa cũng sẽ ảnh hưởng đến quá trình đốt cháy nhiên liệu để từ đó sinh ra khí thải. Do đó mà chúng ta cần sửa chữa các vấn đề liên quan tới hệ thống đánh lửa.
- Sử dụng dầu nhớt bôi trơn cũng như nhiên liệu hợp lý sẽ hạn chế được nhiều muội than.
>Tham khảo thêm: Turbocharger là gì? cách phân biệt Supercharger và Turbocharger
Đến đây ta đã có lời đáp cho câu hỏi “Catalytic converter là gì?” ở phía đầu bài. Có thể thấy bộ xúc tác khí thải này có vai trò vô cùng quan trọng đối với xe và chính cuộc sống của chúng ta. Hy vọng những thông tin trên đây đã phần nào giúp quý vị hiểu hơn về thiết bị lọc tiện dụng này.