Xe máy điện và xe đạp điện khác nhau như thế nào?

0
Xe máy điện và xe đạp điện khác nhau như thế nào?
5 (100%) 1 vote

Với mục đích tiết kiệm chi phí, tiết kiệm nhiên liệu, bảo vệ môi trường các model xe đạp điện và xe máy điện đã được ra đời và sử dụng vô cùng rộng rãi. Vậy hai loại xe này có điểm gì khác nhau?

Xe máy điện và xe đạp điện đều cùng sử dụng nguồn năng lượng điện nên được gọi chung là xe điện. Tuy nhiên ngoại trừ điểm này ra thì các đặc điểm khác giữa hai dòng xe đều rất sai biệt nhau.

Xe máy điện và xe đạp điện khác nhau như thế nào?

Công suất và vận tốc của xe

Đây có lẽ là điểm khác nhau lớn nhất và cũng là đặc điểm để phân chia hai dòng xe này với nhau. 

Theo Khoản 1.3 Quy chuẩn Việt Nam 68:201/BGTVT có nêu rõ, xe đạp điện là loại xe đạp 2 bánh, được vận hành bởi động cơ điện một chiều hoặc cơ cấu đạp chân với sự trợ lực từ động cơ điện. Động cơ này có công suất không quá 250W, vận tốc thiết kế lớn nhất không được vượt quá 25km/h. Khối lượng bản thân bao gồm cả ắc quy không lớn hơn 40kg.

Xem thêm: Top Máy Rửa Xe Gia Đình Bán Chạy Nhất 2019

Xe đạp điện có thiết kế nhỏ gọn

Xe đạp điện có thiết kế nhỏ gọn

Tại Điều 3, Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định, xe máy điện là xe gắn máy vận hành được nhờ động cơ điện có công suất lớn không quá 4KW, vận tốc tối đa không được vượt quá 50km/h.

Ta có thể thấy, xe đạp điện là xe dùng để thay thế cho xe đạp. Tuy nhiên xe máy điện chưa thể thay thế xe máy được vì chúng chưa thể đạt được tiêu chuẩn của xe máy.

Khác nhau ở thiết kế

Nhìn bề ngoài, xe máy điện và xe đạp điện cũng có nhiều điểm sai khác mà rõ ràng nhất chính là bàn đạp trợ lực ở xe đạp điện. Khi xe hết điện chúng vẫn có thể vận hành được nhờ quá trình đạp chân. Tuy nhiên, ở xe máy điện thì không có. Do đó chúng ta chỉ có thể dắt bộ khi xe hết điện.

Xe máy điện của Vinfast

Xe máy điện của Vinfast

Xe đạp điện được thiết kế có khối lượng không quá 40kg còn đối với xe máy điện thì từ 80 -110kg.

Tuy nhiên dạo gần đây, để đáp ứng nhu cầu của người dùng, nhiều model xe có vận tốc không quá 25km/h, công suất không quá 250W nhưng lại không có bàn đạp trợ lực.

Nguồn điện sử dụng

Xe đạp điện sử dụng nguồn điện từ Pin Lithium hoặc là từ ắc quy điện. Xe đạp thường chỉ có 1 – 2 bình ắc quy. Ngược lại, xe máy điện chỉ có thể sử dụng điện từ ắc quy. Nhiều model xe máy điện có tới 4 bình ắc quy, thậm chí là hơn do chúng cần có một nguồn điện khỏe, ổn định.

Xem thêm: Cách Rửa Xe Máy Nhanh Và Sạch Với Máy Rửa Xe Lutian

Xe đạp điện có bàn đạp trợ lực

Xe đạp điện có bàn đạp trợ lực

Trọng tải xe

Những chiếc xe đạp điện được thiết kế chỉ có thể chịu tải trọng khoảng 70 – 80kg. Trong khi đó, xe máy điện có công suất lớn, nguồn điện năng sử dụng nhiều nên có thể chịu được tải trọng lên tới 200kg.

Ta có thể thấy sức bền cũng như khả năng chịu lực của xe máy điện là lớn hơn nhiều so với xe đạp điện.

Giá thành

Từ những đặc điểm sai biệt trên, giá thành của xe máy điện cao hơn xe đạp điện cũng là điều dễ hiểu. Hiện nay, mức giá trung bình của xe đạp điện thường dao động trong khoảng 9 – 12 triệu đồng. 

Xe máy điện có thiết kế giống như xe máy thường

Xe máy điện có thiết kế giống như xe máy thường

Giá xe máy điện thường không dưới 12 triệu. Thậm chí nhiều mẫu xe máy điện có thiết kế hiện đại có giá thành lên tới vài chục triệu đồng như của Vinfast, MBI Motors,…

Đối tượng sử dụng

Theo quy định, những người trên 16 tuổi mới có thể điều khiển xe máy điện tham gia giao thông. Xe đạp điện không quy định về lứa tuổi nên phù hợp cho cả các bạn học sinh trung học cơ sở.

Hơn nữa khi sử dụng xe máy điện thì chúng ta cần phải có đăng ký xe, biển số đúng theo quy định. Nếu vi phạm có thể bị phạt hành chính từ 300.000 đồng – 400. 000 đồng. Ngược lại, xe đạp điện không cần có đăng ký cũng như biển số xe.

Trên đây là những điểm khác nhau của xe máy điện và xe đạp điện. Nếu như quãng đường bạn ngắn, lứa tuổi chưa cho phép thì nên lựa chọn xe đạp điện và ngược lại. Hy vọng những thông tin trên đây có thể giúp quý vị hiểu hơn về hai loại xe này cũng như có thể lựa chọn được loại xe phù hợp nhất.