Hiện nay, trên nhiều dòng xe hiện đại, thay vì sử dụng hệ thống phanh thông thường còn trang bị thêm hệ thống phanh ABS. Đây là hệ thống phanh thông minh có vai trò quan trọng trong việc bảo đảm an toàn cho người lái. Cụ thể, hệ thống phanh ABS là gì và chúng có cấu tạo như thế nào trên ô tô và xe máy?
Phanh ABS là gì?
ABS là cụm từ viết tắt của từ Antilock Brake System được dịch ra có nghĩa là hệ thống chống bó cứng phanh. Từ những năm trước khi ABS ra đời, hệ thống phanh ở các xe khi gặp tai nạn bất ngờ thường bị bó cứng và khiến xe quay đầu. Do tác dụng của phanh tang trống hoặc đĩa một lực khá mạnh và đột ngột khiến cho bánh xe bị ngưng đột ngột và dẫn đến những tai nạn đáng tiếc.
Hệ thống ABS trên động cơ xe
Cấu tạo hệ thống phanh ABS
Về cơ bản, hệ thống phanh ABS trên ô tô và xe máy đều có cấu tạo giống nhau. Để có được khả năng dừng xe an toàn, hệ thống phanh ABS được cấu thành từ những bộ phận sau đây:
ECU điều khiển trượt
ECU điều khiển trượt có nhiệm vụ xác định mức trượt giữa bánh xe và mặt đường. Nhờ dựa vào các tín hiệu từ các cảm biến và điều khiển bộ chấp hành của phanh. Gần đây, một số kiểu xe có ECU điều khiển trượt lắp trong bộ chấp hành của phanh.
Bộ chấp hành của phanh
Bộ chấp hành của phanh điều khiển áp suất thủy lực của các xilanh ở bánh xe bằng tín hiệu ra của ECU điều khiển trượt.
Cảm biến tốc độ
Cảm biến tốc độ phát hiện tốc độ của từng bánh xe và truyền tín hiệu ra của ECU điều khiển trượt.
Ngoài ra trên táp lô điều khiển còn có
Xem thêm: Garanti Xe Máy Là Gì?
Cấu tạo hệ thống ABS
Đèn báo táp lô
Khi ECU phát hiện thấy sự trục trặc ở ABS hoặc hệ thống hỗ trợ phanh, đèn này sẽ bật sáng để báo cho người lái. Đèn báo hệ thống phanh, khi đèn nháy sáng lên đồng thời với đèn báo của ABS có nghĩa là có trục trặc ở hệ thống ABS và EBD.
Công tắc đèn phanh
Công tắc này có công dụng phát hiện bàn đạp phanh đã được đạp xuống và truyền tín hiệu đến ECU điều khiển trượt. Mặc dù không có tín công tắc đèn phanh khi chúng bị hỏng thì việc điều khiển ABS vẫn được thực hiện khi các lốp bị bó cứng. Việc điều khiển bắt đầu khi hệ số trượt đã trở nên cao hơn (các bánh xe đã có xu hướng khóa cứng) so với khi công tắc đèn phanh hoạt động bình thường.
Cảm biến tốc độ
Cảm biến tốc độ có vai trò cực kỳ quan trọng
Cảm biến tốc độ có nhiệm vụ cảm nhận mức giảm tốc của ce và truyền tín hiệu đến ECU điều khiển trượt. ECU sẽ đánh giá chính xác các điều kiện mặt đường dựa trên các tín hiệu này và đưa ra xử lý thích hợp.
Nguyên lý hoạt động và tác dụng của hệ thống phanh ABS
-Hệ thống phanh ABS sử dụng các cảm biến điện tử để nhận biết một hoặc nhiều bánh xe bị bó cứng trong quá trình phanh của xe. Nhờ đó, vận tốc của các bánh sẽ được giám sát nghiêm ngặt.
-Khi một hay nhiều lốp có hiện tượng bị bó cứng, hệ thống này sẽ điều chỉnh áp lực phanh đến từng bánh và loại bỏ khả năng lốp trượt – duy trì khả năng điều khiển xe. Thông thường, với những máy tính trên xe có trang bị hệ thống ABS sẽ thay đổi áp lực phanh khoảng 30 lần/ giây. Từ mức áp lực tối đa đến áp lực bằng 0 lên một bánh xe.
Nguyên lý hoạt động của hệ thống phanh ABS
-Các thiết bị chống bó cứng phanh hiện đại gồm 1 máy tính, 4 cảm biến tốc độ trên từng bánh và các van thủy lực. Khi CPU nhận thấy một hay nhiều bánh có tốc độ quay chậm hơn so với tốc độ quay của những bánh còn lại, chúng sẽ tự động giảm áp suất tác động lên phanh.
-Ngược lại, nếu một trong các bánh quay quá nhanh, chíp điện tử cũng tự tác động lực trở lại. Đồng thời tạo ra độ rung giật ở bàn đạp phanh để báo cho người lái biết ABS đang hoạt động. Khi hoạt động, ABS sẽ nhả – nhấn piston liên tục khoảng 15 lần mỗi giây. Nhờ đó mà khi các tình huống khẩn cấp xảy ra, hệ thống ABS giúp người lái có thể kiểm soát chu trình chuyển động trong suốt quá trình phanh.
Như vậy, trong bài viết này chúng tôi đã giúp người đọc hiểu rõ những điều cơ bản nhất liên quan đến hệ thống phanh ABS. Hy vọng, với những thông tin này sẽ đem lại nhiều hữu ích tới mọi người.