Bug là gì? Những thông tin cần biết về bug mà các bạn nên biết

0
Bug là lỗi phần mềm, hệ thống trong các chương trình máy tính
Bug là lỗi phần mềm, hệ thống trong các chương trình máy tính
Bug là gì? Những thông tin cần biết về bug mà các bạn nên biết
Đánh giá bài viết

Đối với những người am hiểu về ngành công nghệ thông tin thì chắc chắn không còn xa lạ với thuật ngữ bug. Vậy bug là gì? Có các loại bug nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết về thuật ngữ này qua các thông tin trong bài viết nhé.

Bug là gì?

Bug là những lỗi phần mềm, hệ thống trong chương trình máy tính. Những lỗi này xảy ra khiến cho phần mềm, hệ thống đưa ra kết quả không chính xác hay hoạt động không được như mong muốn. 

Bug là lỗi phần mềm, hệ thống trong các chương trình máy tính
Bug là lỗi phần mềm, hệ thống trong các chương trình máy tính

Trong giới IT, các lập trình viên không thích điều này xảy ra bởi việc phát hiện và sửa lỗi của phần mềm đòi hỏi rất nhiều công đoạn và mất nhiều thời gian. 

Debug là gì?

Bug chỉ là lỗi phần mềm được phát hiện, còn để sửa lỗi này thì người ta sẽ dùng thuật ngữ khác. Debug chính là thuật ngữ được dùng để nói về quá trình tìm kiếm và phát hiện lỗi phần mềm, hệ thống. 

Quá trình debug diễn ra ngay sau khi những dòng code đầu tiên được hoàn thành. Điều này sẽ tiếp tục được thực hiện cho đến khi kết hợp cùng với những unit khác. Các đoạn code sau khi đã được kết nối với nhau thì mới trở thành phần mềm hoàn chỉnh. 

Quá trình Debug thường được thực hiện song song với việc viết code, có lỗi sai ở đâu thì sẽ được sửa ngay, tránh sau khi phần mềm đã hoàn chỉnh rồi mới đi tìm lỗi bug thì sẽ rất mất thời gian. 

Fixbug chính là quá trình sửa lỗi bug, được thực hiện ngay sau quá trình Debug. Người lập trình sẽ vừa viết code vừa tìm ra lỗi sai rồi sau đó Fixbug. Điều này nhằm mục đích nâng cao chất lượng của sản phẩm phần mềm và hệ thống. 

Các loại bug phổ biến hiện nay 

Qua các thông tin bên trên, chắc chắn các bạn đã hiểu rõ bug là gì trong công nghệ thông tin rồi. Bug có rất nhiều loại phổ biến hiện nay, chúng ta hãy cùng tìm hiểu chi tiết về các loại này ở bên dưới đây:

Bug tí hon

Ngay từ cái tên chúng ta cũng có thể xác định được định nghĩa của loại bug này. Bug tí hon chính là những lỗi phần mềm hệ thống rất nhỏ trong các đoạn code. Nó thực sự nhỏ đến nỗi mà các lập trình viên phải debug rất kỹ thì mới có thể tìm ra. 

Bug tí hon là lỗi rất nhỏ trong phần mềm mà lập trình viên phải tìm rất kỹ mới ra
Bug tí hon là lỗi rất nhỏ trong phần mềm mà lập trình viên phải tìm rất kỹ mới ra

Để có thể đối phó và sửa chữa những loại bug nhỏ như này không phải là điều dễ dàng. Các lập trình viên có thể phải mất đến 1 ngày mới có thể tìm ra đoạn code có vấn đề. Có thể chỉ cần một dấu phẩy, dấu chấm sai trong đoạn code cũng có thể gây ra lỗi này. Đây chính là lý do mà các lập trình viên phải vừa viết code vừa sửa lỗi. 

Với một số loại ngôn ngữ kiểu lập trình như Python, bug tí hon có thể xảy ra do việc lập trình thụt sai lề. Đôi khi việc tìm kiếm ra lỗi bug cũng khiến các nhà lập trình bỏ ra rất nhiều công sức. 

Đây chính là lý do mà chỉ có dân IT, lập trình viên chuyên nghiệp mới có thể tìm ra bug và fix. Những người không thuộc chuyên ngành này có thể sẽ không hiểu gì khi nói đến bug hay bugfixes. 

Bug khủng 

Bug khủng cũng được coi là một loại lỗi phần mềm, hệ thống khiến dân IT đau đầu. Bug khủng là lỗi code có liên quan đến cú pháp hoặc chính tả. Chỉ cần lập trình viên mắc phải lỗi thuật toán hay lỗi tài nguyên thì đều có thể gây ra bug khủng. Tùy theo từng vấn đề khác nhau mà nhà lập trình sẽ phải giải quyết theo cách khác nhau. 

Với dạng lỗi tài nguyên, các lập trình viên có thể đã dùng sai các loại dữ liệu hoặc sai phạm vi truy cập. Mỗi ngôn ngữ lập trình đều có cú pháp riêng biệt để viết code, không có ngôn ngữ nào giống với ngôn ngữ nào cả. Chính vì thế, với mỗi loại code lập trình viên cần phải viết cho đúng cú pháp. 

Có một cách khắc phục, tìm ra bug khủng nhanh chóng cho các lập trình viên, đó chính là trình biên dịch. Nếu lập trình viên có một trình biên dịch tốt thì việc phát hiện ra lỗi sẽ rất nhanh chóng. 

Bug không tồn tại

Bug không tồn tại xảy ra là do trình biên dịch đã bị lỗi hoặc do lập trình viên đã dùng sai cách. Loại bug này được thể hiện rõ bằng các compile error sẽ nhảy lung tung, liên tục. Mặc dù lập trình viên đã review lại code nhưng điều này vẫn liên tục xảy ra. 

Bug không tồn tại là do trình biên dịch bị lỗi 
Bug không tồn tại là do trình biên dịch bị lỗi

Trong trường hợp này, lập trình viên cần phải cập nhật lại trình biên dịch thường xuyên. Các trình biên dịch cũ không còn hỗ trợ được các tính năng mới mang tính hiện hành. Vì vậy, khi dùng trình biên dịch cũ thì bug không tồn tại sẽ xuất hiện dù thực thế đoạn code đó không hề có lỗi gì cả.

Bug bất ngờ 

Đây là một loại bug gây khó chịu trong các đoạn lập trình. Giống như tên gọi của nó, lỗi này không hề xuất hiện từ đầu, có thể đoạn code đã được đưa vào sử dụng rất tốt nhưng đến một ngày nào đó, khi các bạn biên dịch lại thì tự nhiên có lỗi xuất hiện. 

Điều này không hề nằm trong dự đoán của lập trình viên. Lỗi này xảy ra cũng không phải do một ai đó đã nghịch vào đoạn code. Mà đơn giản, trong thời điểm ý, đoạn code này đã không còn hoàn hảo nữa. 

Có những lỗi code mà các bạn có thể xử lý nhanh chóng chỉ trong vòng 5 giây. Tuy nhiên, có những bug bất ngờ mà bạn có dùng nhiều thời gian cũng không thể xử lý được. Số lượng code càng nhiều thì các bạn càng dễ phải debug. 

Một lời khuyên hữu ích dành cho các lập trình viên, đó chính là không nên chạy lại hay biên dịch lại code nếu như code đó đã hoạt động bình thường, hiệu quả. 

Bug ẩn thân 

Bug ẩn thân cũng là một trong số những lỗi mà lập trình viên rất hay gặp phải. Loại bug này không hề xuất hiện trong quá trình viết code và biên dịch, chỉ khi các lập trình viên hoàn thành xong phần mềm, hệ thống thì lỗi này mới xuất hiện. 

Đây là loại bug mà các lập trình viên rất sợ gặp phải vì khi sửa lỗi, lập trình viên gần như phải rà soát lại từ đầu để debug. Trong mọi trường hợp, bug ẩn danh thường sẽ nằm ở các lỗ hổng khiến cho các phần mềm tương tự dễ bị hack. Điều này gây ra những sự cố hoạt động và hoạt động không mong muốn của hệ thống, phần mềm. 

Cách tốt nhất để ghi lại bug nhằm phục vụ cho quá trình fix bug 

Nguyên tắc cần ghi nhớ

Các bạn thường chỉ ghi lại những bug “khó nhằn” đã tìm ra hoặc khi thấy một bug nào đấy thú vị. Nên ghi chú lại những bug do chính mình gây ra, vì sẽ giúp các bạn nhớ lâu. 

Ghi chép lại các bug để có thể nhớ lâu hơn
Ghi chép lại các bug để có thể nhớ lâu hơn

Nếu như thấy bug của người khác mà thú vị thì các bạn cũng có thể ghi lại để đề phòng trường hợp sau này mình có thể mắc phải. Sau khi fix xong, các bạn hãy ghi lại bug ngay để tránh việc nhớ nhầm và mất thời gian.

Lợi ích của việc gặp phải bug và fix bug

  • Việc dính phải bug trong quá trình lập trình cũng không phải là điều gì quá xui xẻo. Trên thực tế thì việc fix lỗi sẽ giúp các bạn có thêm những trải nghiệm, kinh nghiệm cho bản thân khi theo đuổi nghề. Do đó, hãy cố gắng tận dụng mọi cơ hội để có thể tích lũy được kinh nghiệm và học hỏi. 
  • Nếu các bạn dành thời gian để fix bug thì có thể giúp trau dồi thêm nhiều kiến thức mới mẻ chưa từng gặp trước đó. Mỗi bug xuất hiện sẽ để lại cho các bạn những bài học riêng. Vậy nên, khi có cơ hội được sửa bug thì cũng là lúc ôn lại kiến thức cũ và là cơ hội để bạn thực hành sau quá trình dài chỉ học lý thuyết.
  • Nếu các bạn tự mình fix bug thì hoàn toàn có được kinh nghiệm code làm sao để cho dễ debug hơn. Từ đó việc xử lý các tình huống phát sinh cũng sẽ nhanh chóng hơn bao giờ hết. 

Có thể bạn quan tâm:

Hy vọng bài viết này mang đến những thông tin hữu ích để bạn đọc có thể hiểu rõ bug là gì? Các loại bug thường gặp hiện nay là gì? Nếu còn gì chưa rõ về nội dung trong bài viết, các bạn hãy bình luận bên dưới để chúng tôi giải đáp thật kỹ nhé.