Hướng dẫn bạn cách làm sạch nha đam chuẩn không nhớt

0
nha-dam-co-tac-dung-lam-dep
Tác dụng của cây nha đam đối với da mặt
Hướng dẫn bạn cách làm sạch nha đam chuẩn không nhớt
Đánh giá bài viết

Nha đam hay còn được gọi là “lô hội” là loại nguyên liệu có rất nhiều tác dụng đối với sức khỏe con người. Nó cũng như được chế biến thành nhiều món ăn và thức uống thơm ngon, hấp dẫn. Tuy là một loại thực phẩm quen thuộc nhưng không phải ai cũng biết cách làm sạch nha đam sao cho không nhớt. Cùng tham khảo bài viết dưới đây để làm nha đam vừa nhanh, vừa giòn và không nhớt nhé. 

Cây nha đam có công dụng gì?

cach-lam-sach-nha-dam
Nha đam và công dụng chữa bệnh tuyệt vời ít người biết

Nha đam được dùng để chữa bệnh 

Những tác dụng trong chữa bệnh của cây nha đam có thể kể đến như: 

  • Nha đam có tác dụng giúp tiêu hóa dễ hơn và hấp thụ các chất một cách dễ dàng. 
  • Có tác dụng làm liền sẹo và hồi phục nhanh sau khi bị bỏng; đồng thời còn giúp các vết thương trên da lành nhanh hơn. 
  • Gel nha đam có tác dụng chữa các bệnh liên quan đến dạ dày và tiêu hóa. 
  • Lô hội giúp ngăn chặn sỏi thận phát triển và loại bỏ sỏi hiệu quả. Bên cạnh đó, nó còn giúp bạn điều trị các bệnh về gan như xơ gan, gan nhiễm mỡ,…
  • Những người mắc các bệnh về tim mạch hay huyết áp cũng có thể sử dụng cây nha đam như một biện pháp điều trị. 
  • Cây nha đam giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể con người, do nó có chứa nhiều loại vitamin có lợi cho sức khỏe. 
  • Ngoài ra, nha đam còn được sử dụng để ngăn chặn chứng mỏi mắt, mờ mắt. Chỉ cần dùng một ít gel nha đam và nhắm mắt, để mắt nghỉ trong vòng 15 phút bạn sẽ thấy hiệu quả kỳ diệu. 

Nha đam có tác dụng trong việc làm đẹp

nha-dam-co-tac-dung-lam-dep
Tác dụng của cây nha đam đối với da mặt

Cây nha đam có tác dụng làm đẹp da mặt, bởi nhựa của nó khi tiết ra có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng khác nhau. Những chất này sẽ giúp điều hòa độ ẩm trên da cũng như giúp da trở nên trắng sáng, mịn màng hơn.

Ngoài các tác dụng kể trên, cây nha đam còn được sử dụng để làm thực phẩm nấu ăn hàng ngày. Chúng ta hay bắt gặp nha đam trong các loại sữa chua, sữa hoặc chè; vì việc sử dụng cây nha đam trong thực phẩm mang lại giá trị dinh dưỡng rất lớn cho các món ăn. Tuy nhiên, việc chế biến nha đam lại không hề dễ, bởi đặc tính nhiều nhớt và trơn nên mỗi khi cắt sẽ cực kỳ vất vả. Ngoài ra, không biết cách làm sạch nha đam sẽ khiến chúng bị đắng, không giòn và khó dùng.
 

Hướng dẫn bạn cách làm sạch nha đam

Cách làm sạch nha đam như sau:

cac- lam-sach-nha-đam
Cách làm sạch nha đam giòn mà không nhớt

Bước 1: Sau khi rửa sạch và lau khô nha đam; dùng dao cắt bỏ phần gai và tạo rãnh để tách chúng dễ dàng hơn.

Bước 2: Dùng sạn nấu ăn ép chặt phần vỏ dưới rồi đẩy nhẹ lên, bạn sẽ tách được một mặt của vỏ nha đam. Bên cạnh đó, thay vì tách luôn mặt vỏ còn lại như cách truyền thống thì bạn nên sử dụng dao cắt trực tiếp lên phần thịt của nha đam.

Bước 3: Tiếp tục sử dụng sạn nấu ăn và thực hiện như bước 2. Lúc này, bạn đã tách được nha đam ra khỏi vỏ và tạo hình hạt lựu cho nó.

Bước 4: Sau đó, bạn cho ½ quả chanh và 1/2 thìa muối vào; trộn đều nhẹ nhàng rồi cho nước vào ngâm khoảng 15 phút và rửa sạch.

Bước 5: Cuối cùng, chuẩn bị một nồi nước nóng và một tô nước đá. Trần nha đam qua nước nóng rồi cho ngay vào nước đá. Bước này sẽ làm cho nha đam giòn và ngon hơn.

Giờ thì bạn đã có những “hạt” nha đam vừa trắng, giòn mà lại không nhớt để pha đồ uống hoặc nấu chè rồi. Bạn có thể áp dụng cách làm sạch nha đam trên để đắp mặt, nấu chè, làm sữa chua,…

Những lưu ý trước khi sử dụng nha đam

– Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng, đặc biệt đối với nước ép nha đam. Nếu bạn đang phải điều trị y tế hoặc dùng thuốc theo quy định, nó có thể gây ra các phản ứng bất lợi khi sử dụng cùng với vài loại thuốc. Anthraquinone có trong nha đam thậm chí sẽ gây ức chế sự hấp thu của một số thuốc trong cơ thể. Nước ép nha đam cũng phản ứng với một số loại thảo mộc như dầu thầu dầu, rễ đại hoàng và rễ vỏ cây,….

khong-nen-su-dung-nha-dam-khi-dieu-tri-y-te
Không nên sử dụng nước ép nha đam khi đang điều trị y tế

– Nước nha đam có chứa mủ, một trong số các thành phần trong đó có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe. Nó có thể tác động nên các vấn đề về sức khỏe như viêm đại tràng, bệnh Crohn, viêm ruột thừa, tắc ruột, bệnh trĩ, đau dạ dày và loét.

– Phụ nữ mang thai và cho con bú: Không nên sử dụng nước ép nha đam, bởi nó sẽ gây kích thích các cơn co thắt tử cung ở phụ nữ mang thai. Ngoài ra có thể dẫn đến khuyết tật bẩm sinh và nghiêm trọng hơn là sảy thai. Phụ nữ đang cho con bú cũng nên tránh sử dụng nước ép nha đam; vì nó có chứa anthraquinon sẽ dẫn đến tiêu chảy.

– Những người bị hội chứng ruột kích thích hoặc có vấn đề về tiêu hóa thì không nên uống nước ép nha đam.

– Uống nước trái cây nha đam chưa qua chế biến có thể gây ra tình trạng mất cân bằng điện giải và mất nước bên trong cơ thể.

– Sử dụng nước ép nha đam quá nhiều sẽ khiến cơ thể tiết ra lượng adrenaline, gây hại cho những người bị bệnh tim. Nó cũng có thể làm giảm nồng độ kali, gây rối loạn nhịp tim và suy nhược cơ bắp. Do đó, các bác sĩ thường khuyến cáo không nên cho trẻ em và người cao tuổi sử dụng nha đam. 

co-nen-de-tre-em-su-dung-nha-dam
Lưu ý khi cho trẻ em sử dụng nha đam

– Uống nước ép nha đam nhiều trong thời gian dài có thể gây ra tình pseudomelanosis coli, một điều kiện làm tăng nguy cơ ung thư đại trực tràng.

Hi vọng với những cách làm sạch nha đam để ăn trên, sẽ giúp gia đình bạn có thể thoải mái thưởng thức những món ăn ngon từ nha đam.