Đèn xi nhan là một trong những bộ phận đóng vai trò rất quan trọng trong xe gắn máy. Nếu chẳng may một ngày đèn bị đứt dây do chuột cắn hay vì một số nguyên nhân nào đó thì bạn sẽ làm như thế nào? Hãy tham khảo ngay cách sửa đèn xi nhan xe máy cực đơn giản trong bài viết ngày hôm nay nhé!
Nội dung chính
Đèn xi nhan xe máy là gì?
Đèn xi nhan hay còn gọi là đèn báo rẽ; là một phận không thể thiếu của xe máy nói riêng và các phương tiện tham gia giao thông nói chung. Bộ phận này được điều khiển bởi hệ thống mạch điện cơ bản cùng với đèn xi nhan phía trước, sau để báo hiệu cho các phương tiện khác biết hướng dự định rẽ của xe. Thông thường, đèn xi nhan sẽ có màu vàng nhưng cũng có một vài thương hiệu sử dụng đèn màu đỏ cho ô tô. Ngoài ra, một số bạn trẻ hiện nay có sở thích “độ xe” – thêm tiếng còi hay đèn nháy khi tham gia giao thông.
Cách bật đèn xi nhan xe máy cũng rất đơn giản; chỉ cần gạt nút theo phía mà bạn muốn chuyển; lúc đó đèn sẽ lên tín hiệu nhấp nháy và kèm theo tiếng còi (tùy thuộc vào từng xe). Khi có ý định chuyển làn hoặc rẽ phải, trái bạn nên bật đèn xi nhan cách điểm rẽ khoảng 25 – 30m để tránh tình trạng rẽ đột ngột làm va chạm tới các phương tiện khác.
Chính vì vậy, việc các xi nhan bị trục trặc sẽ gây nguy hiểm cho người điều khiển. Cùng theo dõi những phần tiếp của bài viết để tìm hiểu nguyên nhân và cách sửa đèn xi nhan xe máy nhé.
Tác dụng của đèn xi nhan xe máy
Đèn xi nhan có công dụng chính đó là báo hiệu cho các phương tiện đang tham gia lưu thông trên cùng làn đường rằng chúng ta chuẩn bị rẽ. Bên cạnh đó, đèn còn được sử dụng trong các trường hợp như chuyển làn, xin vượt hoặc cảnh báo nguy hiểm.
Sử dụng đèn xi nhan đúng cách sẽ giúp đảm bảo an toàn cho chính bản thân người điều khiển xe cũng như hạn chế được tối thiểu khả năng va chạm với các xe khác. Bởi vậy, bạn nên chú ý sử dụng đèn xi nhan khi tham gia giao thông và tắt đèn khi không sử dụng tới.
Chính vì giữ một vai trò quan trọng như vậy nên đèn xi nhan đã được đưa vào các quy định về vi phạm luật giao thông với các mức phạt tương đối cao. Theo Nghị định 171/2013 NĐ-CP quy định về lỗi không bật đèn xi nhan xe máy, ô tô sẽ bị xử phạt từ 600.000 – 800.000 đồng đối với xe ô tô; và từ 200.000 – 400.000 đồng đối với xe mô tô, gắn máy.
Những lỗi thường gặp ở đèn xi nhan xe máy
Sau một thời gian hoạt động, đèn xi nhan thường hay gặp phải các tình trạng sau:
– Đèn xi nhan bên phải hoặc bên trái không hoạt động: Nguyên nhân có thể là do giắc cắm, dây điện hoặc chui gắn bóng đèn gặp trục trặc. Cũng có thể do đèn xe của bạn đã bị hỏng hoặc cháy.
– Cả 2 đèn xi nhan xe máy không sáng: Lỗi này thường bắt nguồn từ cầu chì hoặc công tắc đèn hazard bị hỏng. Cũng rất có thể là do công tắc và cục chớp xi nhan bị hỏng, nên đèn xi nhan không sáng.
– Đèn xi nhan chớp quá nhanh, chậm: Đèn xi nhan được cài đặt một khoảng thời gian chớp thích hợp để cảnh báo cho những phương tiện cùng lưu thông. Nếu hệ thống này chớp quá nhanh hoặc quá chậm thì rất có thể một trong những bóng đèn đã bị cháy, hay bóng đèn xi nhan đã bị lắp sai kỹ thuật. Ngoài ra, công tắc đèn xi nhan bị hỏng cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này.
– Đèn xi nhan xe máy không nháy: Đèn xi nhan của xe gắn máy chỉ sáng mà không nháy thường do cầu chì đã bị cháy hoặc công tắc bị lỏng.
Hiện nay, nếu các mẫu xe mới khi gặp sự cố về đèn xi nhan thì chúng ta có thể xác định được nguyên nhân thông qua tín hiệu cảnh báo của hệ thống ở trên cụm đồng hồ: “Turn Signal Left / Right / Front / Rear / Side Malfunction”.
Cách sửa đèn xi nhan xe máy đơn giản
Cách sửa đèn xi nhan xe máy
Để đảm bảo đèn xi nhan luôn hoạt động ổn định, bạn nên kiểm tra thường xuyên để khắc phục được các sự cố kịp thời. Bạn có thể mang ra các tiệm sửa chữa, bảo dưỡng nếu đèn gặp lỗi lớn hoặc sửa tại nhà nếu đèn bị đứt dây với cách sửa đèn xi nhan cực đơn giản dưới đây.
Bước 1: Tháo vỏ xe và kiểm tra các đường dây điện để xem dây bị đứt ở những vị trí nào.
Bước 2: Tiến hành đấu nối
- Đầu tiên, đóng hai bóng đèn xi nhan vào mass chung; hai dây còn lại của hai bên đèn thì bạn nối vào dây xanh dương và dây cam của nó rồi cố định dây thật chặt. Đối với mạch đèn thắng, bạn cũng làm tương tự như trên: 1 dây đấu vào mass và dây còn lại đấu vào dây xanh sọc vàng, sau đó tập trung hết lại vào mass.
- Cuối cùng, đến 2 dây ở tim đèn thì bạn câu ra và nối vào mass là xong. Nếu test thử mà đèn xi nhan phát ra tiếng “u u” tức là con chip của bạn đã hỏng. Lúc này, bạn mang tới các cửa hàng sửa chữa, bảo dưỡng để được khắc phục kịp thời.
Xem thêm: Cách tăng giảm thắng đĩa-một số triệu chứng của thắng đĩa xe máy
Sửa đèn xi nhan xe máy giá bao nhiêu?
Vậy sửa đèn xi nhan xe máy giá bao nhiêu? Đèn xi nhan có khá nhiều loại và cùng còn tùy thuộc vào địa điểm mà bạn sửa xe. Nếu bạn thay đèn xi nhan thì giá thành của nó thường sẽ dao động trong khoảng 80.000 đến 300.000 đồng, tùy loại.
Trên đây là tất cả những lỗi thường gặp và cách sửa đèn xi nhan xe máy mà chúng tôi đã giới thiệu cho bạn. Hãy luôn chú ý đến hệ thống đèn xi nhan và mang đi sửa chữa ngay khi gặp sự cố hoặc sửa ngay tại nhà với cách trên nhé.