Cầu gì dài nhất Việt Nam và dài nhất thế giới hiện nay 2022

0
Lợi ích mà cầu Đình Vũ - Cát Hải mang lại
Lợi ích mà cầu Đình Vũ - Cát Hải mang lại
Cầu gì dài nhất Việt Nam và dài nhất thế giới hiện nay 2022
5 (100%) 1 vote

Cầu là một công trình giao thông bắc qua những chướng ngại vật như dòng sông, suối, thung lũng, đường sắt,…. Ở Việt Nam có rất nhiều cầu được xây dựng với nhiều kích thước khác nhau. Vậy cầu gì dài nhất Việt Nam? Hãy theo dõi bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp các thông tin chi tiết nhất về cầu dài nhất tại Việt Nam và trên thế giới.

Cầu gì dài nhất Việt Nam?

Cầu vượt biển Đình Vũ – Cát Hải (còn được gọi là cầu Tân Vũ –  Lạch Huyện) là cây cầu dài nhất Việt Nam hiện nay. Cầu có độ rộng 29,5m với 2 làn xe cơ giới, 2 làn xe thô sơ. Chiều dài của cầu lên đến 5,44km và nối liền 2 quận Hải An và đảo Cát Hải của Thành phố Hải Phòng.

Cầu vượt biển Đình Vũ - Cát Hải
Cầu vượt biển Đình Vũ – Cát Hải

Cầu thuộc dự án đường ô tô Tân Vũ – Lạch Huyện với tổng chiều dài lên đến 15,63km. Điểm đầu được nối từ đường ô tô cao tốc Hà Nội –  Hải Phòng (tại nút giao Tân Vũ) thuộc phường Tràng Cát, quận Hải An. Điểm cuối là cổng cảng Lạch Huyện (cảng cửa ngõ quốc tế ở Hải Phòng) thuộc huyện Cát Hải.

Quá trình hình thành cầu dài nhất Việt Nam

Cầu Đình Vũ – Cát Hải được khởi công xây dựng vào tháng 5/2014 nhưng dự án xây dựng cây cầu này đã được manh nha từ tận 7 năm trước. Sau khi biết rõ cầu gì dài nhất Việt Nam qua thông tin bên trên, chắc chắn các bạn rất muốn biết đến quá trình hình thành cây cầu này như nào? 

Quyết định chuyển hình thức đầu tư từ BOT sang ODA

Tại thời điểm manh nha, dự án xây dựng cầu Đình Vũ – Cát Hải đã được triển khai nghiên cứu đầu tư theo hình thức BOT. Theo đó, vào đầu tháng 4/2007, Thủ tướng Chính phủ cũng đã có văn bản đồng ý đầu tư cho dự án đường ô tô cao tốc Hà Nội – Hải Phòng kéo dài đến cảng Lạch Huyện. Đồng thời, chia dự án này thành 2 dự án riêng biệt là: Hà Nội – Đình Vũ và Đình Vũ – Lạch Huyện theo hình thức hợp đồng BOT. Áp dụng hình thức đầu tư trong nước và giao cho Ngân hàng Phát triển Việt Nam chủ trì cùng Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam huy động vốn để đầu tư, gồm cả đầu tư xây dựng cây cầu Đình Vũ – Cát Hải.

Cầu dài nhất Việt Nam
Cầu dài nhất Việt Nam

Theo sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính Phủ, Ngân hàng Phát triển Việt Nam đã giao cho TCT phát triển hạ tầng và đầu tư tài chính Việt Nam (VIDIFI) lập bản thiết kế cơ sở. Theo tư vấn JBSI của Nhật Bản đã nghiên cứu về độ khả thi dự án đường ô tô Tân Vũ – Lạch Huyện với tổng chiều dài hơn 15,8km. Quy mô đường cao tốc với 6 làn xe và tổng mức đầu tư khoảng 505 triệu USD theo hình thức BOT. Riêng phần cầu Đình Vũ – Cát Hải dài 5,4km và tổng đầu tư khoảng 320 triệu USD.

Tuy nhiên, sau hai năm nghiên cứu triển khai và  huy động vốn để thực hiện dự án theo hình thức BOT đã gặp nhiều bế tắc. Lúc đó, buộc Chính phủ phải thay đổi hình thức đầu tư từ BOT sang ODA.

Cụ thể là vào ngày 4/12/2009, theo đề xuất của Bộ Giao thông Vận tải và ý kiến thống nhất của các bộ, ngành. Thủ tướng Chính phủ đã gửi văn bản cho phép Bộ Giao Thông Vận Tải triển khai dự án đường ô tô Tân Vũ – Lạch Huyện gồm phần cầu và đường được sử dụng nguồn vốn vay ODA của Nhật Bản.

Dự án áp dụng theo hình thức vốn vay ODA của Nhật Bản là STEP (vốn vay có kèm theo điều kiện). Trong đó, hai điều kiện đã được nhà tài trợ vốn đưa ra là công trình sẽ không được thu phí và nhà đầu tư Nhật Bản sẽ được tham gia vào quá trình khai thác cảng Lạch Huyện.

Tháng 5/2010, Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) đã cử các đoàn nghiên cứu sang để hỗ trợ hình thành dự án (SAPROF) trên cơ sở kế thừa kết quả nghiên cứu trước đó của VIDIFI.

Sau khi có kết quả nghiên cứu của đoàn SAPROF, Bộ Giao Thông Vận Tải đã báo cáo và được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận việc điều chỉnh quy mô dự án. Ngày 29/10/2010, Bộ Giao Thông Vận Tải đã ban hành quyết định phê duyệt đầu tư dự án xây dựng đường ô tô Tân Vũ – Lạch Huyện với tổng mức đầu tư là 8.187 tỷ đồng. Ban quản lý dự án 2 sẽ được giao thực hiện dự án.

Quá trình thi công cây cầu dài nhất Việt Nam

Dự án xây dựng cầu Đình Vũ – Cát Hải đã chính thức khởi công xây dựng vào ngày 15/5/2014. Cầu được thi công bởi 2000 chuyên gia, kỹ sư và công nhân cùng hơn 200 thiết bị máy móc và 20 sà lan nặng đến 1500 tấn. Tốc độ thiết kế tại thời điểm thi công cầu đạt 80km/h.

Tìm hiểu quá trình thi công cầu Đình Vũ - Cát Hải
Tìm hiểu quá trình thi công cầu Đình Vũ – Cát Hải

Trải qua hơn 3 năm xây dựng, nhân ngày Quốc khánh của nước ta, ngày 02/9/2017, cầu Đình Vũ – Cát Hải đã được khánh thành và chính thức đưa vào hoạt động.

Đây là công trình cầu đường sử dụng công nghệ phức tạp và kỹ thuật cao. Đồng thời, cũng là dự án đầu tiên được đầu tư theo hình thức PPP (hợp tác công – tư) giữa Việt Nam và Nhật Bản. Tổng mức đầu tư của dự án đường ô tô Tân Vũ – Lạch Huyện là 11.849 tỷ đồng từ vốn vay ODA của Nhật Bản và vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam.

Kết cấu của cây cầu dài nhất Việt Nam như nào?

Cầu gì dài nhất Việt Nam? ở bên trên đã cho chúng ta hiểu rõ hơn về cầu vượt biển Đình Vũ – Cát Hải. Với thiết kế vĩnh cửu bằng bê tông cốt thép đã dự ứng lực. Cầu gồm có 88 nhịp (mỗi nhịp 60m) được thông với nhau tạo nên một đường hầm có độ dài 4,5km theo chiều dài của cây cầu. Đường hầm dầm cầu rộng 9m và cao hơn 2,5m, bên trong được lắp đèn chiếu sáng để phục vụ cho việc bảo dưỡng dầm cầu. Đây cũng là đường hầm có dầm cầu dài nhất tại Việt Nam.

Phần cầu có chiều dài là 5.44km, phần đường dẫn dài đến 10.19km. Mặt cầu có độ rộng 29,5m với 2 làn xe cơ giới và 2 làn xe thô sơ.

Lợi ích mà cây cầu dài nhất Việt Nam mang lại

Tiếp theo, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu đến lợi ích mà cây cầu dài nhất Việt Nam mang lại là gì? Mời các bạn cùng theo dõi!

Lợi ích mà cầu Đình Vũ - Cát Hải mang lại
Lợi ích mà cầu Đình Vũ – Cát Hải mang lại

Cầu vượt biển Đình Vũ – Cát Hải giúp kết nối và phát triển nền kinh tế ven biển của thành phố Hải Phòng. Đồng thời, góp phần tăng thêm sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư cho những dự án nằm trong chương trình phát triển khu kinh tế ở Đình Vũ – Cát Hải.

Ngoài ra, cầu Đình Vũ – Cát Hải còn góp phần giảm thiểu chi phí và thời gian đi lại, giảm tai nạn giao thông và rủi ro do vận chuyển bằng phà và sà lan, giảm tắc nghẽn giao thông hàng hải tại kênh Nam Triệu, Hải Phòng.

Cầu vượt biển Đình Vũ – Cát Hải còn giúp rút ngắn được thời gian di chuyển và thúc đẩy các hoạt động du lịch. Trước đây, du khách muốn đến Cát Bà sẽ phải đi phà Đình Vũ trong 1 giờ và chỉ có 2 chuyến đi về trong ngày. Nhờ có cây cầu vượt biển này, thời gian di chuyển để đến Cát Bà sẽ chỉ còn chưa đầy 30 phút. Theo đó, các chuyến phà Đình Vũ từ TP. Hải Phòng đi huyện đảo Cát Hải sẽ được thay thế bằng các phương tiện ô tô. Nhờ đó, thuận lợi hơn cho du lịch khu vực dự trữ sinh quyển ở trên đảo Cát Bà và các khu vực lân cận.

Cầu gì dài nhất thế giới?

Sau khi tìm hiểu cầu gì dài nhất Việt Nam, chắc chắn các bạn cũng thắc mắc cầu gì dài nhất thế giới? Cầu dài nhất thế giới hiện nay là cầu Đan Dương Côn Sơn ở Giang Tô, Trung Quốc. Đây là cây cầu có tổng chiều dài lên đến 164,8km và nằm trên đường sắt cao tốc Bắc Kinh – Thượng Hải. 

Cầu được hoàn thành xây dựng vào năm 2010 và bắt đầu mở cửa hoạt động vào năm 2011. Trong quá trình xây dựng đã sử dụng đến 10.000 người trong hơn bốn năm với tổng chi phí khoảng 8,5 tỷ USD. Cầu cạn Đan Dương Côn Sơn hiện nay đang giữ kỷ lục là cây cầu dài nhất thế giới.

Có thể bạn quan tâm:

Hy vọng bài viết mang đến những thông tin hữu ích để các bạn có thể biết được cầu gì dài nhất Việt Nam. Nếu có thắc mắc gì về nội dung bài viết, các bạn hãy comment ở bên dưới để nhận được lời giải đáp ưng ý nhất.