Trong môn học địa lý, chắc chắn bạn sẽ được học về vĩ độ và kinh độ bởi đây là hai thông số quan trọng để xác định vị trí của một địa điểm trên bản đồ. Vậy kinh độ vĩ độ là gì, Việt Nam nằm ở vị trí nào trên bản đồ? Tất cả câu trả lời mà bạn thắc mắc sẽ được trình bày cụ thể ở bài viết bên dưới, hãy theo dõi nhé!
Nội dung chính
Khái niệm vĩ độ là gì? Tác động của vĩ độ thế nào?
*Cùng tìm hiểu vĩ độ là gì?
Nếu như xét theo bảng chữ cái Hy Lạp thì vĩ độ được kí hiệu là φ (Đọc là phi). Nó được dùng để chỉ một giá trị xác định trên bề mặt của Trái Đất, thuộc phía Bắc hoặc phía Nam của Xích Đạo.
Trên bản đồ Trái Đất, vĩ tuyến là là tập hợp các điểm có cùng vĩ độ nhưng khác kinh độ. Hay nói cách khác, mọi điểm có cùng chung một vĩ độ thì cũng nằm chung trên đường vĩ tuyến.
Vĩ tuyến chính là các đường nằm ngang khép kín, trải dài từ phía Đông sang phía Tây của địa cầu. Càng về phía gần cực của Trái Đất thì các vĩ tuyến càng có đường kính nhỏ hơn so với ở khu vực gần Xích Đạo. Ở tất cả mọi điểm, vĩ tuyến đều cắt và vuông góc với đường kinh tuyến.
Vĩ độ có giá trị từ 0 độ tới 90 độ ở hai cực. Một vài loại vĩ tuyến đặc biệt là:
- Vĩ tuyến gốc chính là Xích Đạo: Đây là đường chia nửa Trái Đất thành hai bán cầu là bán cầu Bắc và bán cầu Nam.
- Vĩ tuyến Bắc: Đây là các đường nằm từ vĩ tuyến gốc trải dài tới cực Bắc.
- Vĩ tuyến Nam: Đây là những đường vĩ tuyến nằm từ khoảng vĩ tuyến gốc cho tới cực Nam.
Tác động của vĩ độ với thời tiết ra sao?
Vĩ độ có tác động cực kỳ quan trọng đến đặc điểm khí hậu của một khu vực địa lý bởi nó giúp xác định cực quang, các loại gió và đặc điểm thiên nhiên khác. Vĩ độ có tác động đến hình thành các kiểu khí hậu như: Nhiệt đới, ôn đới, hàn đới. Do đó nó cũng góp phần hình thành nên nền kinh tế đặc trưng, nhất là nền nông nghiệp.
Ví dụ: Nền nông nghiệp ở nhiệt đới sẽ khác với nền nông nghiệp ôn đới vì loại cây trồng, vật nuôi mà mỗi khu vực trồng được hay nuôi được sẽ khác nhau. Điển hình như: Khu vực nhiệt đới có thể trồng hoa quả như chuối, dừa, mít, sầu riêng, vải,…, chăn nuôi: Trâu, bò,… Còn khu vực ôn đới lại có thể trồng được hoa quả xứ lạnh như dâu tây, mâm xôi, việt quất,… hoặc chăn thả cừu, dê.
1 vĩ tuyến trải dài tổng cộng bao nhiêu km?
Chiều dài của một cung trong khác biệt về vĩ độ theo hướng Bắc – Nam là vào khoảng 111 km, tức 69 dặm Anh tại bất kỳ vĩ độ nào.
Kinh độ là gì? Kinh tuyến là gì?
Kinh độ được ký hiệu là λ (Lamda) theo chữ cái Hy Lạp. Nó là giá trị tọa độ địa lý theo hướng từ Đông sang Tây. Tập hợp các điểm có cùng kinh độ tạo thành một đường gọi là kinh tuyến. Chúng ta có thể hiểu nôm na rằng: Vĩ tuyến là các đường nằm ngang còn kinh tuyến là các đường nằm dọc trên bản đồ Trái Đất.
Kinh độ có giá trị từ 0 độ (Từ kinh tuyến gốc) tới +180 độ (Về phía đông) và -180 độ (Về phía Tây).
Kinh tuyến gốc là kinh tuyến có kinh độ bằng 0°, nó đi qua đài thiên văn có tên Greenwich ở thủ đô Luân Đôn, nước Anh. Các đường kinh tuyến nằm bên trái kinh tuyến gốc gọi là kinh tuyến Tây. Ngược lại, các đường ở bên phải kinh tuyến gốc gọi là kinh tuyến Đông (hay kinh Đông).
Xem thêm: Lãnh Địa Phong Kiến Là Gì? Lãnh Địa Phong Kiến Có Đặc Điểm Gì?
Việt Nam có kinh độ, vĩ độ bao nhiêu?
Sau khi biết khái niệm về kinh độ, vĩ độ là gì rồi thì bạn có thắc mắc Việt Nam chúng ta nằm ở vị trí nào, có tọa độ là bao nhiêu không?
Để biết được điều đó thì cần xác định được kinh độ và vĩ độ của các điểm cực Bắc, cực Đông, cực Tây, cực Nam của nước ta.
*Điểm cực Bắc của Việt Nam thuộc Lũng Cú, Hà Giang
Nhiều người cho rằng điểm cực Bắc của Việt Nam là ở cột cờ Lũng Cú thuộc huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang. Địa điểm này có tọa độ: 23°21’49” vĩ Bắc, 105°18’58” kinh Đông.
Giới thiệu sơ qua một chút, cột cờ Lũng Cú nằm ở đỉnh núi Rồng với độ cao khoảng 1470m so với mực nước biển. Đây là một địa điểm giúp bạn có thể phóng tầm mắt ra xa, ngắm thiên nhiên hùng vĩ. Nhìn xuống dưới chân núi, bạn sẽ thấy có hai ao nước trông giống như hai mắt rồng. Xung quanh cột cờ là một khung cảnh núi non trùng điệp với những thửa ruộng bậc thang trải dài.
Mặc dù cột cờ Lũng Cú mang ý nghĩa lịch sử rất to lớn và cũng là nơi đáng để trải nghiệm. Nhưng trên thực tế, địa điểm này lại không phải điểm xa nhất của Việt Nam về hướng Bắc.
Điểm cực Bắc của Việt Nam thực ra còn nằm cách cột cờ Lũng Cú khoảng 3,3 km theo đường chim bay. Địa điểm này có vĩ độ là 23°22’59″B – Kinh độ: 105°20’20″Đ.
*Cực Đông của Việt Nam ở Khánh Hòa hay Phú Yên?
Hiện nay, có rất nhiều tranh cãi trong việc chọn điểm cực Đông của Việt Nam. Hai địa điểm được nhắc đến nhiều nhất chính là mũi Đôi (thuộc xã Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa) và mũi Điện (Nằm dưới chân ngọn hải đăng Đại Lãnh, tỉnh Phú Yên).
Lý do tranh cãi là bởi Trái Đất bị nghiêng nên sẽ có một vài thời điểm trong năm, mũi Điện là nơi đón bình minh sớm nhất trên cả nước. Vậy đâu mới là câu trả lời chính xác cho thắc mắc này?
Nếu như xét theo tọa độ địa lý thì mũi Đôi có kinh độ là 109°27’55’’, trong khi đó, mũi Điện có kinh độ là: 109°27’06’’. Như vậy, mũi Đôi có kinh độ lớn hơn mũi Điện một chút nên mũi Đôi (Khánh Hòa) là điểm cực Đông của Việt Nam.
Mặc dù trong cuộc thi “Điểm cực Đông”, mũi Đôi đã giành chiến thắng trước mũi Điện. Nhưng quả thật, cả hai địa điểm này đều là những nơi mà các phượt thủ, người đam mê du lịch khao khát chinh phục.
*Điểm cực Tây của Việt Nam – Gọi tên A Pa Chải – Điện Biên
Điểm cực Tây của Việt Nam là một cột mốc thuộc địa phận A Pa Chải, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên. Vì cột mốc này có vị trí đặc biệt, là ranh giới giữa 3 nước Việt Nam, Lào, Trung Quốc nên nó có cái tên rất đặc biệt – cột mốc không số.
Cột mốc không số nằm trên đỉnh núi Khoan La San, có độ cao 1.860m so với mực nước biển. Tọa độ cụ thể của điểm cực Tây này là: 22°24’02,295” vĩ độ Bắc và 102º08’38,109” kinh độ Đông.
Cột mốc có vị trí vô cùng quan trọng về mặt an ninh – quốc phòng nên nếu bạn có dự định tới đây để chiêm ngưỡng cảnh đẹp thì hãy đăng ký với Bộ chỉ huy bộ đội biên phòng trước khi lên tham quan nhé.
*Điểm cực Nam của Tổ Quốc – Mũi Cà Mau
Điểm cực Nam của đất nước chúng ta nằm tại vị trí thuộc Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau. Nơi này cách trung tâm thành phố Cà Mau khoảng 110km. Nó được đánh dấu bởi cột mốc tọa độ quốc gia GPS 001, có tọa độ là 8°37’30” vĩ độ Bắc và 104°43′ kinh độ Đông.
Biểu tượng của Đất Mũi Cà Mau chính là hình ảnh một con tàu cano hướng ra phía biển Đông. Nếu bạn tới đây du lịch thì bạn sẽ được chiêm ngưỡng cảnh mênh mông sóng nước biển Đông cùng với các loại bản đồ cổ chứng minh chủ quyền ở quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.
Lời kết
Hy vọng rằng, qua bài viết trên, bạn đã hiểu được khái niệm kinh độ vĩ độ là gì cũng như biết thêm về tọa độ, tên gọi của các điểm cực Tổ Quốc. Hãy nhớ thường xuyên truy cập website để chúng ta tiếp tục tìm hiểu về nhiều kiến thức thú vị hơn nhé!