Lãnh địa phong kiến là gì? Lãnh địa phong kiến có đặc điểm gì?

0
lãnh địa phong kiến là gì
Lãnh địa phong kiến là j?
Lãnh địa phong kiến là gì? Lãnh địa phong kiến có đặc điểm gì?
5 (100%) 1 vote

Lãnh địa phong kiến là một khái niệm chúng ta đã được làm quen trong chương trình lịch sử cấp 2. Tuy nhiên không phải bạn học sinh nào cũng nắm chắc được lãnh địa phong kiến là gì? Đặc điểm của chúng ra sao? Sau đây, thegioimay.org sẽ giúp bạn giải đáp cụ thể những thắc mắc nói trên.

Tìm hiểu lãnh địa phong kiến là gì?

Trong xã hội phong kiến tại Tây Âu, một bộ phận đứng đầu được gọi là lãnh chúa. Các lãnh chúa có tài sản lớn sẽ sinh sống và có phần đất tên là lãnh địa phong kiến. Vậy thế nào là lãnh địa phong kiến? Sau đây, chúng tôi sẽ giới thiệu tới quý bạn đọc thông tin liên quan.

lãnh địa phong kiến là gì
Lãnh địa phong kiến là j?

Trên thực tế, lãnh địa phong kiến Tây Âu là một khu đất có diện tích khá rộng, bao gồm nhiều phần đất khác nhau như là ruộng đất của nông dân để cày cấy, đất trồng trọt, đồng cỏ, rừng núi hoặc sông ngòi,… và các lâu đài, dinh thự nguy nga, nhà thờ, thôn xóm của nông dân giống như một quốc gia thu nhỏ hay còn được gọi là một đơn vị riêng biệt và đóng kín, sinh sống bằng cách tự cung và tự cấp.

Đất lãnh địa được chia thành hai loại là đất thái ấp và đất phần. Đất thái ấp sẽ là những vùng đất có chất lượng rất tốt và tất nhiên sẽ thuộc sở hữu của lãnh chúa. Đất phần là những phần đất còn lại cũng là vùng đất mà các lãnh chúa sẽ thực hiện việc phân chia cho nông nô lao động hoặc thuê để cày cấy nhằm thu tô thuế từ nông nô.

Những đặc trưng của lãnh địa phong kiến là gì?

Lãnh địa phong kiến cũng giống như một đơn vị chính trị và kinh tế cơ bản nên chúng sẽ có những đặc điểm như sau:

Những đặc trưng về kinh tế

Đặc điểm kinh tế của lãnh địa phong kiến là một cơ sở kinh tế đóng kín hoàn toàn, mang tính chất rất là tự nhiên, tự cung và tự cấp.

  • Tầng lớp nông nô sẽ là lực lượng sản xuất chính trong lãnh địa và bị lệ thuộc tất cả vào lãnh chúa, được lãnh chúa phân đất cho để canh tác và phải nộp tô thuế đầy đủ cho lãnh chúa.
  • Cùng với việc sản xuất ra nguồn lương thực (ngành nông nghiệp) thì trong lãnh địa cũng tiếp tục thực hiện cả những ngành kinh tế khác như dệt vải, rèn dũa vũ khí (ngành thủ công nghiệp)… để có thể nuôi sống xã hội.
  • Trong lãnh địa tuyệt đối không có sự trao đổi với bên ngoài ngoại trừ những mặt hàng mà trong lãnh địa không thể tự sản xuất ra như là muối, sắt, tơ lụa, đồ trang sức,… Tuy nhiên việc mua bán với bên ngoài thường không quá đậm nét và không thường xuyên xảy ra.
lãnh địa phong kiến là gì
Tầng lớp nông nô bị các lãnh chúa bóc lột sức lao động

Những nét đặc trưng về chính trị

Trong chế độ phong kiến thì mỗi lãnh chúa cũng giống như một ông vua nên còn được gọi là chế độ phong kiến phân quyền. Mỗi lãnh địa sẽ là một đơn vị chính trị độc lập bởi các lý do như sau:

  • Như đã nói thì trong lãnh địa, mỗi lãnh chúa sẽ giống như một ông vua và ông vua đứng đầu cả nước cũng chỉ giống như một lãnh chúa trong lãnh địa của mình, sẽ không có quyền hành tập chung. Mỗi lãnh chúa sẽ được nắm quyền về chính trị, tài chính hay là cả quân đội, thuế khóa riêng biệt… và không ai có thể can thiệp vào các lãnh địa của từng lãnh chúa.
  • Mỗi lãnh địa sẽ được xây dựng kiên cố như một pháo đài bất khả xâm phạm, có hào sâu và có cả kị sĩ bảo vệ,…

Nét đặc trưng về phương diện xã hội

  • Hai giai cấp cơ bản tồn tại trong xã hội phong kiến Tây Âu đó là lãnh chúa và nông nô.
  • Đời sống của các lãnh chúa thường rất nhàn rỗi, xa hoa, ăn sung mặc sướng dựa trên việc bóc lột tô thuế cũng như sức lao động của nông nô.
  • Đời sống của nông nô vô cùng khổ cực vì họ là những bộ phận sản xuất chính trong xã hội phong kiến. Tham gia sản xuất trong những lãnh địa của các lãnh chúa và bị gắn chặt cuộc sống, lệ thuộc hoàn toàn vào sự cai trị của lãnh chúa. Nông nô sẽ không có ruộng đất, nhận ruộng đất thuộc đất phần của các vị lãnh chúa để thực hiện sản xuất và phải thực hiện địa tô lao dịch. Những hoa lợi thu được trên vùng đất thái ấp mà nông nô sản xuất ra sẽ phải nộp hoàn toàn lại cho lãnh chúa.

Sự hình thành tầng lớp lãnh chúa và nông nô trong lãnh địa phong kiến

Nguyên nhân chính dẫn đến việc hình thành lãnh địa phong kiến là do những chính sách của người Giéc-man khi tràn vào Roma. Cụ thể như sau:

  • Thủ tiêu toàn bộ bộ máy nhà nước cũ và thành lập nên nhiều vương quốc mới.
  • Các thủ lĩnh tự xưng vua và phong tước vị như công tước, bá tước, nam tước,…
  • Thực hiện chiếm ruộng đất của các chủ nô Roma cũ rồi chia chác cho nhau.
  • Từ bỏ các loại tôn giáo nguyên thủy để truyền bá tiếp thu Kitô giáo.
  • Xây dựng nhà thờ và tìm cách để chiếm đoạt ruộng đất của nông dân.
lãnh địa phong kiến là gì
Nông nô phải làm việc trên các phần đất do lãnh chúa ban phát

Và cũng chính từ những chính sách của người Giéc-man nói trên đã dẫn đến kết quả sau:

  • Các tầng lớp mới bắt đầu được hình thành như là quý tộc vũ sĩ (xuất phát từ 1 bộ phận người Giéc-man sau khi đã chiếm được ruộng đất, đế quốc tiến hành thực hiện việc tự xưng vua, tự phong cho mình nhiều tước vị), quý tộc tăng lữ (từ bộ phận từ bỏ tôn giáo nguyên thủy để tiếp thu Kitô giáo), quan lại có đặc quyền và giàu có. Các tầng lớp mới này dần trở thành một tầng lớp mới được gọi là lãnh chúa phong kiến và có nhiều quyền hành và ruộng đất trong tay.
  • Tầng lớp nô lệ và nông dân thì biến thành nông nô và sống lệ thuộc hoàn toàn vào các lãnh chúa.

Một số bài tập liên quan đến lãnh địa phong kiến

Dưới đây là một số câu hỏi và lời giải có liên quan đến lãnh địa phong kiến mà bạn có thể tham khảo trong quá trình học tập.

Câu 1: Khi tràn vào bên trong lãnh thổ của đế quốc Rô-ma thì người Giéc-man đã làm những gì? Những việc làm ấy đã có tác động như thế nào tới sự hình thành xã hội phong kiến tại châu Âu?

Bài làm: Khi tràn vào lãnh thổ của đế quốc Rô-ma, nhóm người Giéc-man đã tự ý thành lập nên nhiều vương quốc mới của họ như là: Vương quốc của người Ăng-glô-xắc-xông, vương quốc Đông Gốt, vương quốc Tây Gốt,… Người Giéc-man còn đi chiếm ruộng đất của chủ nô Rô-ma cũ rồi chia lại cho nhau hòng chiếm lợi.

Câu 2: Lãnh chúa phong kiến và nông nô tại châu Âu được hình thành từ những tầng lớp nào trong xã hội cổ đại?

Bài làm: Các thủ lĩnh quân sự của người Giéc-man được ban cho rất nhiều ruộng đất và họ trở thành lãnh chúa – những kẻ có thế lực trong xã hội thời ấy. Những nô lệ được giải phóng hoặc nông dân công xã đã bị mất đất thì biến thành nông nô – tầng lớp nghèo khổ sống phụ thuộc vào lãnh chúa.

Câu 3: Em hãy miêu tả chi tiết lãnh địa phong kiến và cuộc sống của các lãnh chúa trong lãnh địa.

Bài làm:

  • Lãnh địa phong kiến: Trong lãnh địa, lãnh chúa sẽ xây dựng nơi ở của mình thành như những pháo đài kiên cố, có hào chắn sâu, tường cao bao bọc xung quanh. Trong đó có dinh thự, nhà thờ và có rất nhiều nhà kho, chuồng trại v.v… Phần đất đai xung quanh lâu đài sẽ bao gồm đất để canh tác, đồng cỏ, ao hồ, đầm lầy v.v… thì các lãnh chúa sẽ giao cho nông nô sử dụng và thu tô, thuế.
lãnh chúa
Các lãnh chúa có cuộc sống xa hoa, thường xuyên tiệc tùng
  • Cuộc sống của các lãnh chúa trong lãnh địa: Trong các lãnh địa phong kiến thì lãnh chúa phong kiến sẽ sống cuộc đời nhàn rỗi, xa hoa. Nghề nghiệp chính của họ sẽ là chiến đấu. Vì vậy ngay từ nhỏ, con em quý tộc sẽ chỉ học quân sự như là các môn: Phi ngựa, đâm dao, dùng lao, đấu kiếm… Thời bình, quanh năm họ chỉ tổ chức tiệc tùng linh đình, tổ chức các vũ hội, săn bắn, đua ngựa và thi đấu võ với nhau,…

Trên đây, là toàn bộ nội dung có liên quan đến lãnh địa phong kiến là gì, lãnh địa phong kiến đã hình thành như thế nào cũng như các đặc trưng nổi bật của lãnh địa phong kiến. Mọi thắc mắc có liên quan đến nội dung bài viết trên, quý bạn có thể liên hệ với chúng tôi bằng cách bình luận bên dưới để có thể nhận được giải đáp nhanh chóng nhất nhé!

>>> Bài viết tham khảo: [Giải đáp] cái nư là gì? Tại sao lại nói “đã cái nư”?