Kho tàng tục ngữ Việt Nam cực kỳ đa dạng và phong phú. Chúng được nhân dân lao động sáng tạo, tích lũy và lưu truyền qua nhiều thế hệ. Vậy tục ngữ là gì? Hãy cùng thegioimay.org tìm hiểu và khám phá các câu tục ngữ hay về thầy cô, gia đình, tình bạn,… nhé!
Nội dung chính
Tục ngữ là gì?
Tục ngữ là những câu nói dân gian có hình ảnh, có nhịp điệu, ngắn gọn, súc tích nên rất dễ ghi nhớ. Tục ngữ đúc kết những kinh nghiệm, tri thức của nhân dân về mọi mặt như tự nhiên, con người, xã hội, lao động – sản xuất,… Nó được người dân vận dụng vào cuộc sống, suy nghĩ, tiếng nói hàng ngày và cả trong văn học.
Giống như ca dao, tục ngữ cũng là một thể loại văn học dân gian. Những câu tục ngữ Việt Nam được người dân lao động sáng tác trong quá trình làm việc. Nó được lưu truyền chủ yếu dưới hình thức truyền miệng qua nhiều thế hệ.
Những đặc điểm đặc trưng của tục ngữ
Về nội dung
Nội dung của tục ngữ rất đa dạng và phong phú, gắn liền với cuộc sống thường ngày của người dân như:
+ Kinh nghiệm trong lao động và sản xuất.
Ví dụ: Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống
+ Ghi nhận các hiện tượng tự nhiên và hiện tượng xã hội loài người. Đó có thể là phong tục tập quán, thị hiếu, cách sống hay các cuộc đấu tranh dân tộc.
Ví dụ: “Con dại cái mang”, “phép vua thua lệ làng”, “một người làm quan cả họ được nhờ”, “cá lớn nuốt cá bé”,…
+ Thể hiện triết lý dân tộc, có thể là phê phán hoặc khen ngợi một sự vật, hiện tượng hay vấn đề nào đó. Các truyền thống về tư tưởng, cách đối nhân xử thế, đạo đức cũng là nguồn cảm hứng của tục ngữ.
Ví dụ: “Của một đồng, công một nén”, “Được làm vua, thua làm giặc”, “tốt gỗ hơn tốt nước sơn”,…
Về nghệ thuật
+ Tục ngữ có mối quan hệ chặt chẽ giữa hình thức và nội dung, thể hiện tính bền vững của câu tục ngữ. Một câu tục ngữ bao giờ cũng tồn tại nghĩa đen và nghĩa bóng.
Ví dụ câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì bóng” có ý nghĩa như sau:
- Nghĩa đen: Nếu mực dây ra tay sẽ khiến bạn tay bị lấm bẩn, người mà ngồi gần đèn sẽ được ánh sáng chiếu rõ khắp người.
- Nghĩa bóng: Môi trường sống ảnh hưởng rất lớn đến nhận thức và lối sống của mỗi người. Gần những điều xấu xa thì con người dễ bị tha hóa; còn gần những điều tốt đẹp thì cuộc sống của con người sẽ lành mạnh, trong sáng và có ý nghĩa hơn.
+ Tục ngữ có tính hình tượng; được thể hiện qua việc sử dụng các biện pháp như nhân hóa, ẩn dụ, so sánh,… Thông qua các hình tượng hóa đó, ông cha ta đã đúc kết rất nhiều chân lý, kinh nghiệm sống sâu sắc để răn đe, dạy bảo con cháu đời sau.
Ví dụ: “Có công mài sắt, có ngày nên kim” => Từ các hình ảnh đơn giản như “sắt, kim” và biện pháp ẩn dụ, cha ông ta đã đúc kết một chân lý sâu sắc và có ý nghĩa: Để có được thành công, chúng ta cần phải có ý chí kiên nhẫn và sự bền bỉ, sẵn sàng đối mặt với chông gai.
+ Tục ngữ có vần điệu, nhịp điệu và cách ngắt nhịp linh hoạt, tạo sự cân đối, hòa hợp và nhịp nhàng.
Ví dụ: Thuốc đắng giã tật,/ sự thật mất lòng.
Có thể bạn chưa biết về tục ngữ
+ Tục ngữ đúc kết các kinh nghiệm sống, cách đối nhân xử thế,… của cha ông ta. Tuy nhiên, không phải nguồn tri thức nào trong tục ngữ đều đúng; thậm chí có những tri thức, kinh nghiệm đã lạc hậu. => Tiếp cận và học hỏi có chọn lọc.
+ Tục ngữ diễn đạt trọn vẹn, hoàn chỉnh một ý. Vì vậy, chúng mang trong mình cả 3 chức năng cơ bản của văn học, đó là các chức năng: nhận thức, giáo dục và thẩm mỹ.
Ví dụ với câu tục ngữ: “Thuận vợ thuận chồng, tát biển Đông cũng cạn” sẽ mang đầy đủ 3 chức năng văn học:
- Chức năng nhận thức: giúp con người hiểu được cơ sở nền tảng của mối quan hệ vợ chồng là sự dân chủ, bình đẳng và luôn cảm thông cho nhau.
- Chức năng giáo dục: Khi tình cảm vợ chồng hòa thuận hạnh phúc góp phần thúc đẩy tình cảm giữa người với người ngày càng phát triển theo chiều hướng tốt đẹp. Từ đó, thúc đẩy xã hội ngày càng phát triển, giàu đẹp và văn minh hơn.
- Chức năng thẩm mỹ: Người nói đã dùng cách nói cường điệu có hình ảnh giúp người đọc có thể tiếp thu tốt hơn.
+ Tục ngữ được vận dụng trong mọi khía cạnh cuộc sống; giúp người nói có cách nhìn nhận và đánh giá đúng đắn hơn về mọi chuyện xảy ra trong cuộc sống. Đồng thời cũng giúp làm sâu sắc hơn trong lời ăn tiếng nói.
Kiến thức liên quan:
Ca Dao Là Gì? Khái Niệm, Đặc Điểm Nổi Bật Và Mục Đích Sáng Tác
Những câu tục ngữ hay nhất
Tục ngữ về thầy cô
- Tiên học lễ, hậu học văn
- Bán tự vi sư, nhất tự vi sư
- Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy
- Không thầy đố mày làm nên
- Học thầy không tày học bạn
- Một kho vàng không bằng một nang chữ
- Muốn biết phải hỏi, muốn giỏi phải học
- Ăn vóc học hay
- Ông bảy mươi học ông bảy mốt
- Dốt đến đâu học lâu cũng biết
- Người không học như ngọc không mài
- Trọng thầy mới được làm thầy
- Một gánh sách không bằng một giáo viên giỏi
- Nhất quý nhì sư
- Mồng một tết cha, mồng ba tết thầy
- Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Tục ngữ về thiên nhiên
- Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa.
- Tháng ba mưa đám, tháng tám mưa cơn
- Mây xanh thì nắng, mây trắng thì mưa.
- Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ.
- Chớp đông nhay nháy, gà gáy thì mưa.
- Mưa chẳng qua ngọ, gió chẳng qua mùi.
- Đầu năm sương muối, cuối năm gió nồm.
- Chuồng gà hướng đông, cái lông chẳng còn.
- Trồng khoai đất lạ, gieo mạ đất quen.
- Một tiền gà, ba tiền thóc
- Được mùa quéo, héo mùa chiêm.
- Mặt trời có quầng thì hạn, mặt trăng có tán thì bão.
- Chớp đông nhay nháy, gà gáy thì mưa.
- Nắng tốt dưa, mưa tốt lúa.
- Gió bấc hiu hiu sếu kêu thì rét.
- Vàng mây thì gió, đỏ mây thì mưa.
- Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa
Tục ngữ về tình bạn
- Giàu vì bạn, sang vì vợ.
- Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ.
- Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng.
- Thêm bạn bớt thù.
- Ăn cùng mâm, nằm cùng chiếu.
- Lắm kẻ yêu hơn nhiều người ghét.
- Chọn bạn mà chơi, chọn nơi mà ở.
- Trong khốn khó mới biết bạn tốt.
- Học thầy không tày học bạn.
- Tứ hải giai huynh đệ.
- Trong hoạn nạn mới biết ai là người bạn tốt.
- Ăn chọn nơi, chơi chọn bạn.
- Lắm kẻ yêu hơn nhiều người ghét.
- Học thầy không tày học bạn.
- Ăn cùng mâm, nằm cùng chiếu.
- Kết thù thành bạn.
Tục ngữ về gia đình, cha mẹ
- Con có cha như nhà có nóc.
- Con dại cái mang.
- Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà.
- Thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi.
- Mẹ dạy thì con khéo, cha dạy thì con khôn.
- Cha mẹ sinh con trời sinh tính.
- Ba tháng con sảy, bảy tháng con sa.
- Con nhà tông không giống lông cũng giống cánh.
- Con hơn cha là nhà có phúc.
- Chị ngã em nâng.
- Máu chảy ruột mềm.
- Một giọt máu đào hơn ao nước lã.
- Anh em như chông như mác.
- Anh em hạt máu sẻ đôi.
- Chồng như đó (giỏ), vợ như hom.
- Bà phải có ông, chồng phải có vợ.
- Cả sông đông chợ, lắm vợ nhiều con.
- Cau non về hạt, gái đảm về chồng.
- Chẳng tu, vắng vợ cũng như tu.
- Đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm.
Trên đây là bài viết chia sẻ tục ngữ là gì và một số câu tục ngữ Việt Nam hay nhất hiện nay. Hy vọng sẽ mang đến nhiều thông tin hay và bổ ích cho bạn đọc!