Copywriter là gì? Tất cả những thông tin về nghề copywriter

0
copywriter là gì
Copywriter là gì?
Copywriter là gì? Tất cả những thông tin về nghề copywriter
5 (100%) 1 vote

Nghề copywriter đang trở thành một trong những ngành nghề hot trong những năm gần đây và được nhiều bạn trẻ lựa chọn. Vậy copywriter là gì, có điều gì thú vị ở nghề này mà được nhiều người lựa chọn như vậy hay tự học copywriter ở đâu, cùng tìm hiểu với thegioimay.org trong bài viết này nhé!

copywriter là gì
Copywriter là gì?

Copywriter là gì?

Copywriter nghĩa là người viết quảng cáo. Copywriter là làm gì, là chuyên viết văn bản cho mục đích quảng cáo hoặc các hình thức tiếp thị (Marketing) khác. Copywriter sẽ chịu trách nhiệm tạo ra nội dung sáng tạo có thể là slogan, văn bản, hình ảnh, âm thanh, video,.. nhằm mục đích xây dựng thương hiệu, truyền thông, quảng bá sản phẩm, dịch vụ cho các chiến dịch marketing của doanh nghiệp, thúc đẩy doanh số bán hàng hoặc tỉ lệ chuyển đổi.  

copywriter là gì
Copywriter là người chịu trách nhiệm tạo ra nội dung

Lương copywriter là bao nhiêu?

Ở nước ngoài mức lương copywriter khá cao. Mức thấp nhất trong khoảng từ 690.000.000 – 1.150.000.000 VNĐ/ 1 năm, mức lương trung bình khá từ 1.150.000.000 – 1.610.000.000 VNĐ/ 1 năm, và mức lương cao hơn có thể đạt từ 2.300.000.000 VNĐ mỗi năm. Còn ở Việt Nam, mức lương dành cho copywriter thấp hơn, cụ thể như sau:

lương của ngành sáng tạo nội dung
Mức lương của copywriter là bao nhiêu?

Intern Copywriter

Mức lương dành cho Intern Copywriter / thực tập sinh Copywriter thường từ 3 – 5 triệu hoặc lương thỏa thuận theo năng lực. Đây là vị trí dành cho các bạn sinh viên năm 3, năm 4, năm cuối hoặc sinh viên mới ra trường. 

Junior Copywriter

Mức lương dành cho Junior Copywriter – vị trí nhân viên Copywriter chưa có hoặc ít kinh nghiệm trung bình từ 7 – 10 triệu, và cao hơn có thể lên đến 15 triệu hoặc hơn phụ thuộc năng lực làm việc.

Senior copywriter

Mức lương dành cho Senior copywriter – người có kinh nghiệm dày dặn từ 4 – 5 năm từ 15 – 45 triệu/ tháng. 

Content Manager

Mức lương Content Manager ở Việt Nam giao động từ 20 – 35 triệu/ 1 tháng. Yêu cầu bạn phải có kinh nghiệm ít nhất từ 2 – 3 năm 

Content Director

Mức lương của Content Director hiện nay trong khoảng từ 20 – 40 triệu/ tháng, và đòi hỏi kinh nghiệm ở vị trí này từ 2 – 3 năm.

Freelance Copywriter

Mức lương của copywriter freelance sẽ có sự khác nhau tùy vào khả năng, tư duy sáng tạo, portfolio. Lương của copywriter freelance có thể được tính theo giờ, theo dự án hoặc theo phần trăm. Trung bình, copywriter freelance có thể kiếm được từ 15 – 30 triệu/ 1 tháng hoặc có thể kiếm nhiều hơn. 

Các trường phái copywriter

Nếu bạn thắc mắc có bao nhiêu trường phái copywriter hiện nay thì câu trả lời là 2 dựa trên sự khác biệt trong phong cách sử dụng ngôn ngữ, hình thức sản phẩm, cách thức xây dựng nội dung, đó là: Copywriter truyền thống và Copywriter hiện đại.

Copywriter truyền thống

Copywriter truyền thống tạo ra các ấn phẩm như bài viết quảng cáo trên báo chí, tờ rơi, thư, biển quảng cáo… Các copywriter truyền thống rất giỏi sử dụng ngôn từ, khắt khe về mặt ngữ pháp và trình bày, để tạo ra các slogan, nội dung gây ấn tượng, mang tính thuyết phục cao cho người đọc. Các copywriter thường làm ở tòa soạn hoặc công ty quảng cáo.

copywriter là gì
Ngôn từ là công cụ để  Copywriter truyền thống kiếm tiền

Copywriter hiện đại

Copywriter hiện đại là những người tạo ra các xuất bản phẩm dưới dạng media như bài viết trên mạng xã hội, website, banner, video… Trái ngược với truyền thống, các copywriter hiện đại không đặt nặng vấn đề ngôn từ hay ngữ pháp mà luôn đề cao sự sáng tạo trong cách dùng từ và trình bày. Các từ ngữ phải mang tính chất giật tít, trending… các icon, biểu tượng cũng thường được sử dụng trong các tác phẩm của những copywriter hiện đại.

copywriter là gì
Copywriter hiện đại là những người tạo ra các xuất bản phẩm dưới dạng media

Phân loại Copywriter

Theo nội dung viết lách

Phân loại copywriter theo nội dung viết lách gồm có: SEO Copywriter, Creative/ Advertising Copywriter, Digital copywriter, Sale Letter Copywriter, Technical copywriter, Publisher/Content Copywriter và chi tiết mô tả công việc ngay dưới đây.

  • Creative/ Advertising Copywriter

Vị trí việc làm Creative/Advertising Copywriter trái với Copywriter truyền thống, công việc của Creative/ Advertising Copywriter không cần viết quá nhiều, chủ yếu là viết Slogan, Concept, Tagline, Storyboard. Công việc này đòi hỏi sự sáng tạo liên tục với nhiều loại sản phẩm khác nhau, hướng tới nhiều đối tượng khách hàng khác nhau, đòi hỏi hiểu đúng tâm lý con người. Hiện nay ở một số Agency thì vị trí này được gọi là Creative.

  • SEO Copywriter

SEO Copywriter là người viết bài tập trung vào các kỹ thuật SEO như tần suất xuất hiện keywords hay vị trí đặt keyword,… Mục đích chính là để tăng thứ hạng hiển thị trên công cụ tìm kiếm google cho bài viết của họ và website chứa bài viết đó. 

  • Digital copywriter

Digital copywriter là người tạo ra nội dung ngôn từ thích hợp trên các công cụ digital (như display banner, email…) giúp tăng lượt Conversion Rate cho các công đoạn của chiến dịch marketing online.

  • Sale Letter Copywriter

Sale Letter Copywriter là dạng Copywriter truyền thống nhất, họ sẽ viết thư để chào bán, quảng cáo sản phẩm (Sale letter), hoặc viết bài nội dung cho Website (Sale Page), thông cáo báo chí. Công việc này đòi hỏi phải có kỹ năng viết tốt, chất lượng nội dung cao, sử dụng từ ngữ phong phú, bài viết logic, mạch lạc, có tính thuyết phục cao từ đầu đến cuối. 

  • Technical copywriter

Technical copywriter là người sáng tạo nội dung quảng cáo cho lĩnh vực kỹ thuật công nghệ, ở vị trí này đòi hỏi bạn phải có kiến thức chuyên sâu về công nghệ, kỹ thuật, xe cộ,.. Technical copywriter thường là những chuyên gia giàu kinh nghiệm, có uy tín nên bài viết của họ thường có tầm ảnh hưởng lớn.  Mỗi bài PR giới thiệu, đánh giá review sản phẩm của họ đều nhận được sự tín nhiệm cao. 

  • Publisher/Content Copywriter

Publisher/Content Copywriter là những người chuyên quảng bá nội dung, tin tức, sản phẩm,.. Và có tầm ảnh hưởng lớn, có sẵn lượng độc giả trung thành. Nội dung Publisher đảm nhận khá đa dạng như bài PR, quảng cáo, forum seeding storyboard, … yêu cầu họ phải có tay nghề cao, bài viết đạt chất lượng, hiểu đối tượng độc giả, để độc giả của mình dễ dàng tiếp cận.

Phân loại theo nơi làm việc

Theo mô hình doanh nghiệp: Agency Copywriter, Corporate Copywriter & Full-time Copywriter

phân loại các những hình thức sáng tạo nội dung

  • Agency Copywriter

Agency Copywriter làm việc trong các công ty cung cấp dịch vụ quảng cáo, sản phẩm copywriting cho các doanh nghiệp khác. Thông thường, mỗi copywriter trong các Agency này có thể đảm nhận cùng lúc các bài bài copywriting cho nhiều doanh nghiệp khác nhau.

Hầu hết, các Agency quảng cáo luôn có một quy trình công việc chuyên nghiệp, các tiêu chí đánh giá sản phẩm, lộ trình đào tạo rõ ràng nên họ sẽ không phải vướng bận nhiều về những khó khăn liên quan đến chuyên môn. Tuy nhiên, khối lượng công việc được giao sẽ khá nhiều, đòi hỏi các Copywriter phải làm việc hết công suất thì mới hoàn thành chỉ tiêu được giao.

Mức lương của các copywriter có thể nhận được phụ thuộc vào agency hay mức trích hoa hồng/sản phẩm, mức thưởng, chế độ phụ cấp.

  • Corporate Copywriter

Trái ngược với Agency Copywriter, Corporate Copywriter chỉ làm việc cho duy nhất một doanh nghiệp tại 1 thời điểm xác định, và sản phẩm họ quảng cáo chỉ phục vụ duy nhất cho thương hiệu của doanh nghiệp đó. 

Các doanh nghiệp không phải Agency thường không có quy trình làm việc hay các tiêu chí đánh giá rõ ràng cho các Copywriter. Do đó, khi tuyển dụng, họ thường ưu tiên tuyển các Copywriter có kinh nghiệm lâu năm để đạt hiệu quả công việc cao nhất. Khối lượng công việc chuyên môn mà các Corporate Copywriter được giao tương đối ít, và đôi khi họ sẽ phải kiêm thêm một số công việc khác.

Mức lương của các Corporate Copywriter phụ thuộc vào hiệu quả công việc của họ mang lại cao hay thấp, họ sẽ được hưởng những mức lương, thưởng, phụ cấp khá cao so với mặt bằng lương chung của các Copywriter khác, cũng như các chế độ phúc lợi khác như BHXH, du lịch…

  • Freelance Copywriter

Freelance Copywriter là một lựa chọn phù hợp dành cho những ai muốn tự do trong công việc, theo mô hình tư bản, nghĩa là mức thu nhập sẽ đúng theo năng suất làm việc của bạn. Các khoản thu nhập được tính trên mỗi sản phẩm mà bạn đã hoàn thành dựa trên yêu cầu của doanh nghiệp, không hề có mức lương cứng.

Nếu bạn là một Freelance Copywriter thì sẽ có rất nhiều website việc làm cho bạn như vlance.vn, upwork.com, glints.com,… Các website này cung cấp các công cụ để các Freelancer có thể xem các dự án hay vị trí công việc được đăng tải bởi các doanh nghiệp và liên hệ với nhà tuyển dụng để tham gia dự án, nhận việc… 

  • Full-time Copywriter

Các Full-time Copywriter dành 100% thời gian làm việc cho các công việc liên quan đến Copywriting.

  • Part-time Copywriter

Part-time Copywriter chỉ dành 1 phần thời gian làm việc cho công việc Copywriting, có thể là 1 buổi/ngày, hay vài ngày/tuần. Thời gian còn lại, họ có thể làm các công việc thuộc chuyên môn khác, hay học tập và nghiên cứu.

Theo cấp bậc công việc

Tùy theo từng cấp bậc công việc mà Copywriter sẽ thực hiện những công việc khác nhau. 

  • Intern Copywriter

Intern Copywriter là vị trí thực tập Copywriter, thường làm các công việc sau:

– Lên ý tưởng, viết nội dung 

– Hỗ trợ biên tập nội dung bài quảng cáo

– Hỗ trợ biên tập nội dung dựa theo yêu cầu

– Lập kế hoạch và quản lý các nội dung quảng cáo

– Nghiên cứu xu hướng, hành vi, tâm lý người tiêu dùng bằng các nguồn bên trong, bên ngoài và tận dụng xu hướng, kỹ thuật xã hội

– Kiêm thêm các công việc được giao

  • Junior Copywriter

Junior Copywriter thường làm các công việc sau:

– Lên kế hoạch, định hướng phát triển nội dung

– Viết bài và quản lý nội dung bài viết quảng cáo theo yêu cầu

– Tìm kiếm, thu thập thông tin, liên tục cập nhật các xu hướng và xây dựng nội dung mới mẻ

– Phát triển nội dung trên các kênh truyền thông khác: Fanpage Facebook, Website,…

– Phối hợp với những bộ phận khác để hoàn thiện dự án

  • Senior copywriter

Senior copywriter thường làm các công việc sau:

– Chịu trách nhiệm sáng tạo và biến ý tưởng thành ngôn từ cho các bài báo, quảng cáo, ấn phẩm. Viết văn bản cho quảng cáo mảng truyền hình, radio, nội dung Internet, trang web, thông cáo báo chí, jingles, tờ rơi và tài liệu thư trực tiếp.

– Viết bản sao cho khách hàng các tài liệu quảng cáo, radio, TV spot và các hình thức quảng cáo khác.

– Nghiên cứu những đặc tính kỹ thuật của sản phẩm.

– Xác định điểm mạnh của sản phẩm khiến người dùng bị hấp dẫn 

– Phát triển các khái niệm mới lạ, độc đáo, tạo trend

– Sáng tạo, phát triển và sản xuất các chiến dịch marketing hiệu quả.

– Làm việc với giám đốc điều hành tài khoản để biết được nhu cầu và ngân sách của khách hàng.

– Tạo và trình bày bảng phác thảo về ý tưởng.

– Làm việc với các giám đốc nghệ thuật và thành viên trong nhóm để tạo ra các ý tưởng 

– Viết quảng cáo mạch lạc và có thuyết phục cho các trang web, tài liệu quảng cáo và các phương tiện quảng cáo khác.

– Giám sát các chiến dịch từ khâu sản xuất đến hoàn thành.

– Sửa đổi và hiệu chỉnh nội dung khi cần thiết hoặc theo yêu cầu của

– Theo dõi và thay đổi các chiến dịch quảng cáo phù hợp để đạt được hiệu quả.

– Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh và liên tục bám sát xu hướng thị trường.

– Làm việc với các nhà thiết kế, họa sĩ minh họa, nhiếp ảnh gia, nhà in và các công ty sản xuất để hoàn thành chiến dịch.

– Viết thông cáo báo chí pr sản phẩm mới

  • Content Manager

Mô tả công việc của Content Manager thường bao gồm:

– Lên kế hoạch, xây dựng nội dung quảng cáo cho các kênh truyền thông theo chiến lược của Bộ phận Marketing để thu hút đối tượng tiềm năng

– Phân tích, đánh giá và đưa ra định hướng nội dung cho tất cả các kênh Social và Digital (Facebook, Instagram, Youtube, Social Seeding, PR, Websites, Email marketing, SMS,…) đáp ứng đúng mục tiêu.

– Phát triển kế hoạch nội dung hàng tháng, hàng tuần cho tất cả các kênh mạng xã hội, bao gồm đề xuất ý tưởng quảng cáo cho các bài đăng hay nhất và nổi bật

– Sáng tạo và trình bày các ý tưởng ở nhiều định dạng nội dung khác nhau đăng trên Social Seeding, trang web, bài viết PR, video clip, phim hoạt hình, ứng dụng,…

– Viết rõ ràng, logic, thuyết phục, sao y bản chính, thông điệp quảng cáo cho các sản phẩm như dòng giới thiệu, kịch bản, khẩu hiệu, bản sao biểu ngữ web, bản sao quảng cáo Facebook, bản sao SEM,…

– Kết hợp làm việc với Designer để đảm bảo bản sao được đánh dấu chính xác trong ảnh, video của bài đăng Facebook, bố cục web,…

– Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh và bắt kịp xu hướng mới nhất của xã hội

– Tổ chức và điều hành các hội thảo sáng tạo nội dung quảng cáo hiệu quả

– Lãnh đạo nhóm nội dung

– Đào tạo và hướng dẫn cho tất cả thành viên trong team để đáp ứng tất cả các yêu cầu về nội dung kỹ thuật số

  • Content Director

Mô tả công việc của Content Director như sau:

– Tham mưu cho Ban điều hành về chiến lược phát triển

– Lên kế hoạch, đinh hướng chiến lược phát triển nội dung

– Tổ chức kết nối các chuyên viên nội dung 

– Điều hành, quản lý toàn bộ nhân sự Bộ phận Nội dung

– Lập kế hoạch chi tiết, sắp xếp, điều phối, phân công công việc cụ thể đối với từng phòng ban trong Bộ phận Nội dung

– Chịu trách nhiệm về sự phối hợp, vận hành của Bộ phận Nội dung với các bộ phận khác để đảm bảo công việc diễn ra nhịp nhàng, hiệu quả

– Giám sát quá trình làm việc của nhân viên Bộ phận Nội dung để đưa ra đánh giá, quyết định về quyền lợi và nghĩa vụ của từng nhân viên: Đề nghị khen thưởng, tăng hoặc giảm lương… Là người trực tiếp báo cáo công việc của Bộ phận Nội dung lên cấp trên…

Lộ trình nghề nghiệp Copywriter 

Copywriter là người nắm được insight khách hàng nhờ liên tục phải test nội dung trên website, fanpage, blog, quảng cáo,… Đồng thời vị trí này đòi hỏi người có gu thẩm mỹ tốt. Lộ trình nghề nghiệp của mỗi Copywriter sẽ đi như sau: Intern Copywriter => Junior Copywriter => Senior Copywriter => Content Manager => Creative Director. 

Copywriter đang là công việc rất hot trong thời điểm hiện tại. Tuy nhiên để kiếm được việc làm agency copywriter thì lại không hề đơn giản. Nếu bạn hoàn tự tin vào khả năng sáng tạo của bản thân nhưng lại chưa có kinh nghiệm thì trước tiên, hãy bắt đầu từ công cuộc đi thực tập tại agency trước đã. Từ đó leo lên copywriter rồi chuyển dần sang Planner.

Cách để trở thành một Copywriter giỏi?

Kỹ năng cần có của nghề Copywriter là gì?

  • Có kỹ năng viết tốt, đầu óc sáng tạo
  • Có khả năng tìm kiếm thông tin và nghiên cứu mạng
  • Biết cơ bản về thiết kế đồ họa, sử dụng photoshop
  • Sử dụng thành thạo bộ công cụ hỗ trợ Social Media
  • Biết cách viết nội dung quảng cáo trên blog, website
  • Có kiến thức về SEO onpage và SEO offpage 
  • Biết cơ bản về HTML
  • Kỹ năng nghiên cứu xu hướng hành vi và tâm lý khách hàng mục tiêu
  • Kỹ năng đo lường phân tích dữ liệu thống kê hành vi dựa trên nội dung đã công bố
  • Kỹ năng sử dụng các công cụ hỗ trợ làm hình ảnh, video, âm thanh, tìm kiếm, đo lường.

Tự học copywriter ở đâu?

Bạn cần có niềm đam mê, sáng tạo, yêu thích công việc để có thể tự học copywriter online. Tiếp đến hãy biết tận dụng triệt để các công cụ học online miễn phí, luyện viết thật nhiều bằng cách đăng các bài viết lên blog fanpage cá nhân, và cuối cùng hãy lắng nghe thông tin từ mọi thứ xung quanh bạn và chắt lọc các thông tin hữu ích nhất để ứng dụng vào công việc của mình, không ngừng đổi mới cách viết để phù hợp với xu hướng và thị hiếu của khách hàng. 

tự học copywriter
Tự học copywriter online trở thành xu hướng

Tài liệu, sách, khóa học online và các trang web về nghề copywriter tốt nhất bạn nên thảm khảo:

  • Một số quyển sách hay về copywriter bạn có thể tham khảo như:  Tạo ra thông điệp kết dính (Made to stick) – Chip Heath & Dan Heath, Khiêu vũ với ngòi bút – Joseph Sugarman, Content hay nói thay nước bọt – MediaZ, Ý tưởng này là của chúng mình – Huỳnh Vĩnh Sơn, Quảng cáo theo phong cách Ogilvy (Ogilvy on Advertising) – David Ogilvy, Làm bạn với hình làm tình với chữ – Bút chì Đốc Tờ Ti, …
  • Các trang web, blog hàng đầu về tự học copywriter online bạn nên đọc như: Copypressed, Content Marketing Institute, The Copybot, Bryan Eisenberg, The Content Strategist, SEO Copywriting, Blog Growth, Traffic Generation Cafe,…
  • Các diễn đàn, group, fanpage về copywriting có content nổi tiếng bạn nên tham khảo như: Cuộc sống Agency, Cộng đồng iSocial, Brands Vietnam, Cùng làm Content Marketing, Cộng đồng Copywriter…
  • Khóa học online về copywriter bạn có thể tham khảo như: Khóa học Viết Quảng Cáo của Phùng Thái Học, Marsal Academy, …

Top các Copywriter nổi tiếng bạn cần theo dõi trên Facebook, Blog, Twitter

Top các Copywriter nổi tiếng bạn cần theo dõi trên Facebook, Blog, Twitter sẽ giúp ích cho việc tự học copywriter online như: William Bernbach, David Ogilvy, Robert W.Bly, Clayton Makepeace, Gary Bencivenga, Dominik Bjegovic, Jay Abraham, Larry Owen, Patrick Pacacha, Leo Burnett, Copy Hacker,  Blog của Nick Usborne, Social Media Examiner, Content Marketing Institute (CMI), Daily Blog Tips, …

Học copywriter ở đâu? ngành gì?

Nếu có mong muốn theo nghề Copywriter, bạn có thể học ngành marketing, thương mại, ngoại thương… tại những trường đại học như:

  • ĐH Kinh tế Quốc Dân
  • Đại học Kinh tế Tài chính TP.HCM
  • Đại học Công nghệ TP.HCM
  • ĐH RMIT
  • Đại học Hà Nội
  • ĐH Kinh tế TP.HCM
  • ĐH Ngoại thương
  • ĐH Tài Chính Marketing
  • ĐH Thương mại
  • Đại học Hoa Sen
  • Đại học Cần Thơ
  • Đại học Kinh tế Luật – Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh

3 điểm khác biệt giữa content writer và copywriter

Content writer khác copywriter ở đâu? Dưới đây là 3 điểm khác biệt giữa nghề content writer và copywriter:

ĐẶC ĐIỂM COPYWRITER CONTENT WRITING
Mục đích Truyền tải thông điệp, tiết lộ sự tuyệt vời, ý tưởng nổi bật của thương hiệu Truyền tải thông tin hữu ích, có giá trị đến khách hàng, giúp doanh nghiệp tiếp cận khách hàng mục tiêu
Yêu cầu Idea/ Concept Hữu ích và liên tục
Nơi làm việc Agency Client (công việc có chức danh khác nhau (dù là đều là viết lách) như PR executive, social media, content write / content creator/ content producer, community manager, …)

>>>Bài viết tham khảo: KT3 là gì? Những điều cần lưu ý về sổ KT3

Thông qua bài viết, hy vọng các bạn đã hiểu được copywriter là nghề gì, học copywriter ở đâu cũng như làm thế nào để trở thành một copywriter giỏi. Đây là ngành nghề có triển vọng việc làm trong tương lai, nếu còn đang phân vân lưỡng lự thì bạn nên thử sức ở lĩnh vực này nhé!