Cuộn kháng là gì? Cấu tạo và cách kiểm tra cuộn kháng

0
Cuộn kháng phổ biến
Thiết bị cuộn kháng được sử dụng
Cuộn kháng là gì? Cấu tạo và cách kiểm tra cuộn kháng
Đánh giá bài viết

Nếu công việc  của bạn có liên quan đến lĩnh vực điện, điện dân dụng chắc hẳn bạn sẽ không còn xa lạ gì với cuộn kháng. Đây là một trong những thiết bị được sử dụng khá phổ biến trong các đoạn mạch. Tuy nhiên không quá nhiều người  biết và hiểu rõ về thiết bị này. Có khá nhiều câu hỏi được đặt ra như cuộn kháng là gì? Cấu tạo của nó như thế nào? Để trả lời cho những câu hỏi trên, hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Cuộn kháng
Cuộn kháng và những thiết bị được dùng trong lĩnh vực điện

Có thể bạn quan tâm:

Dòng điện và phương pháp tính dòng điện tiêu thụ bạn cần biết

Cuộn kháng là gì? Chức năng của cuộn kháng là gì?

Khái niệm về cuộn kháng

Cuộn kháng hay còn được nhiều người biết đến là một cuộn dây có điện cảm không đổi. Thiết bị này còn được mọi người biết đến với khả năng hạn chế dòng ngắn mạch bên cạnh đó bạn vẫn có thể duy trì một trị số điện áp tại một mức nhất định nến có sự thay đổi dòng điện xảy ra.

Chức năng của cuộn kháng

Để hiểu rõ hơn về thiết bị này, chúng ta cùng đi vào tìm hiểu những chức năng tuyệt vời mà thiết bị này mang lại.

  • Khả năng bảo vệ thiết bị điện công nghiệp

Cuộn kháng là thiết bị được sử dụng kết hợp với tụ bù, thiết bị này thực hiện chức năng bảo vệ tụ bù cũng như các thiết bị đóng cắt, relay bù. Sự kết hợp này giúp chúng ta gia tăng chất lượng điện cho hệ thống. Đây là một trong những thiết bị có vai trò cực kỳ quan trọng đặc biệt trong những trường hợp điện áp hay dòng điện của hệ thống bị biến dạng.

  • Cuộn kháng thực hiện chức năng bảo vệ biến tần

Bên cạnh khả năng bảo vệ tụ bù cũng như các thiết bị đóng cắt cũng như relay bù. Thiết bị này đồng thời thực hiện chức năng bảo vệ biến tần của đoạn mạch. Như chúng ta đã biết, có 2 loại cuộn kháng dùng cho biến tần là cuộn kháng dùng cho đầu ra biến tần hay còn được gọi là DC và cuộn kháng dùng cho đầu vào biến tần hay còn được gọi là AC.

Cuộn kháng phổ biến
Thiết bị cuộn kháng được sử dụng

Nhờ đặc tính của nó mà mọi dòng điện đi qua nó đều được tác động khiến chúng ổn định hơn. Vì vậy khi lắp đặt cuộn kháng gần với biến tần, chúng thực hiện chức năng  khiến dòng điện đi qua dần ổn định hơn. Vì vậy biến tần hay động cơ đều có thể hoạt động trơn tru dù bị thay đổi tốc độ hay tần số.

Cấu tạo và phân loại của cuộn kháng như thế nào?

Để hiểu rõ hơn cách thức cũng như nguyên lý hoạt động của cuộn kháng chúng ta cùng tìm hiểu kỹ hơn về cấu tạo cũng như phân loại của bộ phận này.

Về cấu tạo, cuộn kháng có cấu tạo tương đối đơn giản với một cuộn dây dẫn điện và một lõi sắt. Dây dẫn được quấn quanh lõi sắt thành nhiều vòng. Khi xuất hiện dòng điện qua cuộn dây, đồng thời sẽ tạo ra từ trường. Cảm ứng được tạo ra từ chính từ trường này sẽ kìm hãm sự biến thiên của dòng điện.

Người ta phân chia cuộn kháng dựa vào 2 yếu tố là công suất và điện áp với mỗi loại cuộn kháng.

Thiết bị đo giá trị cuộn kháng
Xác định giá trị của cuộn kháng

Cuộn kháng được chia làm 2 loại là cuộn kháng hạ thế và cuộn kháng trung thế nếu được phân loại theo điện áp. Hiểu một cách đơn giản người ta sử dụng mốc 1000V để phân loại cho các cuộn kháng. Cuộn kháng hạ thế là những loại cuộn kháng được sử dụng với điện áp đến 1000V. Và những loại cuộn kháng sử dụng điện áp từ 1000V trở lên thì được coi là cuộn kháng trung thế.

Ngoài ra người ta cũng phân loại cuộn kháng theo công dung của mỗi loại. Chúng ta có các loại cuộn kháng sau: Cuộn kháng bảo vệ thiết bị điện, cuộn kháng tụ bù, cuộn kháng bảo vệ biến tần. Bên trong cuộn kháng bảo vệ biến tần người ta cũng chia nhỏ chúng ra thành cuộn kháng đầu vào biến tần, cuộn kháng đầu ra biến tần và cuối cùng là DC reactor.

Mách bạn cách kiểm tra cuộn kháng đơn giản, dễ dàng

Vậy làm sao để chúng ta có thể kiểm tra hoạt động cũng như những thông số làm việc của cuộn kháng? Dưới đây chúng ta sẽ đưa đến cho bạn một số cách đo cuộn kháng thông qua đồng hồ vạn năng. Cùng tham khảo nhé!

Dùng thang Ohm trên đồng hồ vạn năng để đo thông số của cuộn kháng

Trước tiên để thực hiện thao tác này chúng ta cần đưa đầu chuyển mạch  về thang đo Ω để bắt đầu thao tác.

Đo giá trị cuộn kháng
Đo giá trị cuộn kháng thông qua thang đo Ω của đồng hồ vạn năng

Sau khi chuyển mạch về thang đo Ω, bạn chập hai que đo vào nhau, đồng thời thao tác chỉnh chiết áp. Điều này khiến cho kim của đồng hồ được chỉnh về số 0 trên vạch báo. Đây là một trong những bước nhằm đảm bảo độ chính xác cho thao tác  đo.

Kế đến bạn đưa hai que đo lên hai bên đầu của cuộn cần đo, bên cạnh đó hãy quan sát và ghi giá trị được hiện trên đồng hồ. Sau khi đã có được giá trị đo được, để xác định kết quả sau cùng bạn lấy tích của giá trị mới ghi nhận với giá trị thang đo Ω mà bạn đang dùng. Đơn vị của kết quả cuối cùng được sử dụng giống với đơn vị của thang đo đang sử dụng.

Đo giá trị cuộn kháng bằng thang đo điện áp trên đồng hồ vạn năng

Thao tác  đầu tiên khi thực hiện đo giá trị cuộn kháng với thang đo điện áp cũng tương tự như dùng thang Ω, bạn cần chỉnh thang đo về thang điện áp, đồng thời kim đo về vị trí 0 nhé!

Cách kiểm tra cuộn kháng
Đo giá trị cuộn kháng bằng thang đo điện áp trên đồng hồ vạn năng

Tiếp theo, đặt que đỏ lên thế cao và que đen tại thế thấp. Khi đồng hồ hiện giá trị đo được hãy ghi lại giá trị quan sát được. Tiếp theo để xác định giá trị sau cùng cần đo bạn thao tác như sau:

V = AB/C

Trong đó:

V là giá trị đo cuối cùng

A là giá trị thang đo đang sử dụng

B là giá trị mới đo được

C là giá trị max của vạch chia điện áp bạn đang đọc

Có thể bạn quan tâm:

Điện trở cách điện là gì? Phương pháp đo điện trở cách điện

Trên đây là một vài thông tin về cuộn kháng cũng như cấu tạocách kiểm tra , đo giá trị của thiết bị. Mong rằng bài viết trên đây có thể giúp ích cho bạn trong quá trình tìm kiếm thông tin.