Đại từ là gì? Nó có tác dụng gì? Có những loại đại từ nào?

0
đại từ là gì
Đại từ là từ chỉ sự vật, sự việc, hiện tượng nhằm tránh lặp từ trong câu
Đại từ là gì? Nó có tác dụng gì? Có những loại đại từ nào?
5 (100%) 1 vote

 Đại từ là một phần nhỏ trong hệ thống kiến thức Ngữ Văn. Trong tiếng Việt và cả tiếng Anh, khái niệm này vô cùng quan trọng và được sử dụng nhiều trong cuộc sống. Đại từ là gì? Công dụng cũng như cách dùng đại từ như thế nào? Hãy cùng thegioimay.org ôn lại kiến thức về khái niệm này qua bài viết dưới đây.

Đại từ là gì?

đại từ là gì
Đại từ là từ chỉ sự vật, sự việc, hiện tượng nhằm tránh lặp từ trong câu

Khái niệm đại từ là một phần học bắt buộc trong chương trình Ngữ Văn lớp 7. Đại từ được giải thích là những từ ngữ để xưng hô, gọi đáp hoặc thay thế cho danh từ, động từ, tính từ, cụm danh từ,… 

Đại từ dùng để chỉ một sự vật hay sự vật cụ thể, có hoặc không có từ hạn định, mục đích là tránh lặp từ, sử dụng một từ nhiều lần trong câu. Thực tế, nhiều người dễ nhầm lẫn đại từ và danh từ nếu không đọc kỹ câu và cú pháp. Chính vì vậy, bạn cần nắm chắc các kiến thức về đại từ để sử dụng đúng trường hợp.

Phân loại đại từ trong Tiếng Việt

Đối với Tiếng Việt, đại từ được chia thành nhiều loại, tùy theo cách sử dụng và vị trí của địa từ trong câu, tuy nhiên có 3 loại đại từ chính.

Đại từ nhân xưng

Ngôi Số ít Số nhiều
Thứ nhất Tôi Chúng tôi
Mình Chúng mình
Tao Chúng tao
Tớ Bọn tao
Chúng ta
Thứ hai Mày Chúng mày
Bạn Các bạn
Cậu Các cậu
Anh Các anh
Chị Các chị
Thứ ba Chúng nó
Hắn Bọn hắn
Y Bọn ấy
Cô ấy
Bạn ấy

Một số đại từ nhân xưng thường sử dụng 

Đại từ nhân xưng còn được gọi là đại từ chỉ ngôi, đại từ xưng hô, là dạng được sử dụng phổ biến nhất. Loại đại từ này được dùng thay thế cho danh từ, để chỉ người nói hoặc người nghe khi giao tiếp. Cụ thể, đại từ nhân xưng được thể hiện ở 3 ngôi chính, bao gồm:

  • Ngôi thứ nhất: dùng để chỉ người nói, không phải đích danh cụ thể. Gồm các từ như “tôi, mình, tớ, chúng tôi,…” 

Ví dụ: “Hôm nay mình làm bài tập.” → Ở đây, đại từ ngôi thứ nhất là “mình”

  • Ngôi thứ hai: sử dụng để chỉ người nghe, bao gồm các từ “cậu, bạn, mày, anh,…”

Ví dụ: “Tôi đã nói bao lần rồi sao cậu không hiểu?” → Từ “cậu” là đại từ nhân xưng ngôi thứ hai

  • Ngôi thứ ba: đây được xem là đại từ bị động, thường được dùng để chỉ những người không tham gia giao tiếp nhưng được nhắc đến. Gồm những từ như “bọn họ, tụi nó, cậu ta, chúng nó,…” 

Ví dụ: “Tôi với anh không đ.á.n.h lại được bọn chúng đâu” → Từ “bọn chúng” là đại từ ngôi thứ 3.

Đại từ dùng để hỏi

Đây còn được gọi là đại từ nghi vấn. Là những từ dùng để hỏi nguyên nhân, lý do hoặc kết quả của một sự vật, sự việc hoặc hiện tượng mà mình thắc mắc. Thông thường, các đại từ để hỏi sử dụng trong câu hỏi nghi vấn, không dùng cho câu trả lời hoặc câu khẳng định.

đại từ là gì
Sử dụng trong các câu nghi vấn để hỏi nguyên nhân, lý do,…

Loại đại từ này bao gồm các dạng nhỏ:

  • Đại từ để hỏi sự vật, sự việc, con người: gồm các từ đứng ở đầu câu hoặc cuối câu như “ai, cái gì, con gì, sao, nào,…”

Ví dụ: Ai là người đầu tiên đến nhà hàng? → “Ai” là đại từ để hỏi

  • Đại từ để hỏi số lượng: gồm các từ như “bao nhiêu, bấy nhiêu, mấy,…”

Ví dụ: Cả ngày chỉ làm được bấy nhiêu bài tập thôi à? 

  • Đại từ để hỏi hoạt động, tính chất công việc: là những từ như “sao, thế nào, như nào,…”

Ví dụ: Cậu thấy việc làm này như thế nào?

Đại từ để trỏ

Là những từ ngữ sử dụng thay thế cho chủ ngữ, vị ngữ để trỏ người, sự vật,m sự việc hoặc hiện tượng, số lượng, hoạt động, tính chất nào đó. Đại từ để trỏ có tác dụng giúp chọn ngôn ngữ tự nhiên hơn, tránh trùng lặp từ và thân quen với người nghe. Loại đại từ này được chia thành 3 nhóm chính là:

  • Đại từ để trỏ người và sự vật: Hầu hết các từ này đều sử dụng trong trò chuyện thường ngày, ít xuất hiện trong thơ văn. Bao gồm một số từ như “tôi, tớ, mày, tao, chúng tôi, chúng nó, con, hắn, chúng mày,…”.

Ví dụ: Tôi và nó đã chơi với nhau từ thời mẫu giáo. → “tôi”, “nó” là đại từ để trỏ người

đại từ là gì
Đại từ trỏ người, sự vật thường xuất hiện trong giao tiếp thường ngày.
  • Đại từ trỏ số lượng: là những từ dùng để hỏi số lượng, cân nặng, giá trị của một sự vật, sự việc nào đó, như “bấy nhiêu, bao nhiêu, mấy, bao,…”

Ví dụ: Anh có mấy bao gạo đây cho tôi xin một ít? → “mấy” là đại từ chỉ số lượng

  • Đại từ trỏ hoạt động, tính chất, sự việc: thường dùng để đặt các câu hỏi về nguyên nhân, tính chất của sự việc, hiện tượng nào đó. Gồm một số từ ngữ như “vậy, thế nào, như thế nào,…”.

Ví dụ: Sao anh có thể nghĩ như vậy được nhỉ? → “như vậy” là đại từ trỏ tính chất

Bên cạnh đó, trong Tiếng Việt còn sử dụng nhiều danh từ như đại từ xưng hô, bao gồm đại từ quan hệ xã hội và đại từ chức vụ

  • Đại từ quan hệ gia đình, xã hội: Đây là loại đại từ được sử dụng để phân biệt các cấp bậc, địa vị và vai vế trong các mối quan hệ xã hội. Bao gồm các từ như “ông, bà, con, cháu, bố, mẹ, chú, bác, anh, chị,… Những người trong cuộc hội thoại có quan hệ vai vế như thế nào thì sử dụng danh – đại từ chỉ ngôi phù hợp. 

Ví dụ: Tôi là cháu ngoại duy nhất của bà. → “cháu ngoại”, “bà” là đại từ xưng hô 

  • Đại từ chức vụ: Là những từ ngữ chỉ chức vụ, nghề nghiệp đặc biệt trong cơ quan Nhà nước, công ty, xí nghiệp như Chủ tịch, Bộ trưởng, giám đốc, thư ký, bác sĩ, y tế, giáo viên,…

Ví dụ: Chủ tịch Hồ Chí Minh là người cha kính yêu của người dân Việt Nam. → “Chủ tịch” là đại từ chức vụ

Đại từ trong Tiếng Anh

Cũng giống như Tiếng Việt, đại từ trong Tiếng anh được sử dụng thay thế cho danh từ, tính từ hoặc động từ, cụm danh từ,… để tránh câu văn bị trùng lặp, lủng củng.

pronouns
Đại từ trong Tiếng Anh

Trong tiếng Anh, đại từ được chia thành 7 loại chính:

  • Đại từ nhân xưng (Personal pronouns): dùng để thay thế danh từ khi không cần thiết hoặc bị lặp lại. Gồm một số từ như “I, me, my, her, him, his, they,…”

Ví dụ: Anna’s broken her leg. She’ll be in the hospital for one week.

  • Đại từ phản thân (Reflexive pronouns): là các từ ngữ thay thế cho chủ ngữ đồng thời là tác nhân gây ra hành động. Hoặc cũng có thể dùng thay thế cho tân ngữ đồng thời là tác nhân nhận tác động từ hành động đó. Gồm các từ như “myself, himself, herself, ourselves, themselves,…

Ví dụ: The president himself gave me the gift.

  • Đại từ chỉ định (Demonstrative pronouns): là những từ sử dụng để chỉ người hoặc vật, hiện tượng tùy vào khoảng cách của người nói đến đối tượng đó. Gồm những từ như “this, that, those,..”

Ví dụ: This pen is mine, give me please.

  • Đại từ sở hữu (Possessive pronoun): được sử dụng để chỉ sự sở hữu, thay thế cho tính từ sở hữu và danh từ đã xuất hiện trước đó. Lưu ý rằng đại từ sở hữu không có danh từ đứng sau nó, phân biệt với tính từ sở hữu. Đại từ sở hữu gồm các từ như mine, yours, ours, hers, theirs,…

Ví dụ: This computer is mine, don’t touch.

  • Đại từ quan hệ (Relative pronouns): Đại từ quan hệ là gì? Là những từ ngữ thay thế cho danh từ đứng trước nó, làm nhiệm vụ như một mệnh theo sau và liên kết các mệnh đề với nhau. Bao gồm các từ như “who, whom, that, which, whose,…”

Ví dụ: The girl whom you met yesterday is my daughter. 

  • Đại từ bất định (Indefinite pronouns): là những từ thay thế cho danh từ nhưng không cụ thể đó là gì, là ai hay chuyện gì. Bao gồm những từ như “all, another, the other, none, some,…”

Ví dụ: I played against someone in that tournament.

  • Đại từ nhấn mạnh (Intensive pronouns): Gồm những từ như đại từ phản thân, tuy nhiên đại từ nhấn mạnh có cách sử dụng khác. được sử dụng để nhấn mạnh cho danh từ, đại từ nhân xưng và có nghĩa chính (tôi, anh ta,..)

Ví dụ: I want to see the picture itself, not the copy.

Công dụng của đại từ là gì?

Khi sử dụng đại từ trong câu, đại từ vừa có thể đảm nhận được vai trò như chủ ngữ, vị ngữ hoặc phụ ngữ cho một danh từ, tính từ hoặc động từ nào đó. Ngoài ra, đại từ khi thêm vào câu sẽ trở thành một thành phần chính trong câu, không làm nhiệm vụ định danh. 

Bên cạnh đó, đại từ có chức năng trỏ sự việc, sự vật, hiện tượng được nhắc đến trong câu. Và hầu hết, việc người viết, nói sử dụng đại từ trong câu có mục đích thay thế các thành phần khác của câu.

Một số dạng bài tập về đại từ

Dạng 1: Yêu cầu xác định chức năng ngữ pháp của đại từ trong câu

Ví dụ: Hãy xác định chức năng ngữ pháp của đại từ “tôi” trong các câu sau:

  1. Tôi đang bắn bi thì mẹ gọi về học bài. → Chủ ngữ
  2. Người bị cô giáo ghi sổ đầu bài phê bình là tôi. → Vị ngữ
  3. Trong nhà, mọi người đều rất yêu quý tôi → Bổ ngữ
  4. Mẹ tôi là giáo viên dạy Văn lớp 10. → Định ngữ

Dạng 2: Tìm đại từ trong các câu

Ví dụ: Hãy tìm đại từ xuất hiện trong các câu sau:

  1. Trong buổi học, cô giáo đặt câu hỏi cho Nam. → Cô giáo
  2. Bọn họ không hề biết gì về chuyện của Lan. → bọn họ
  3. Trong giờ kiểm tra, ai cũng đều im lặng làm bài. → Ai
  4. Nam và chú chó thân nhau từ rất lâu. Nó cứ quấn quýt lấy Nam. → Nó

Dạng 3: Thay thế đại từ cho từ hoặc cụm từ trong các câu

Ví dụ: Thay thế các từ hoặc cụm từ trong các câu sau cho phù hợp:

  1. Con chim đậu trên cành cây, con chim cất tiếng hót líu lo.
    → Con chim đậu trên cành cây, nó cất tiếng hót líu lo.
  2. Hôm nay, Nam dậy thật sớm, Nam chuẩn bị đầy đủ sách vở, đồ dùng học tập để đến trường.→
    → Hôm nay, Nam dậy thật sớm, cậu chuẩn bị đầy đủ sách vở, đồ dùng học tập để đến trường.
  3. Nhà tớ ở Hà Nội, nhà cậu ở đâu?
    → Nhà tớ ở Hà Nội.
    → Tớ cũng thế.
  4. Hà là học sinh giỏi của lớp, lớp tôi rất tự hòa về Hà.
    → Hà là học sinh giỏi của lớp, chúng tôi rất tự hào về cậu ấy.

>>> Bài viết tham khảo: Phèn là gì? Làm thế nào để thoát khỏi cảnh bị chê “phèn”

Bài viết trên đây giải đáp câu hỏi “Đại từ là gì?”, “Công dụng của đại từ”. Hy vọng rằng bài viết đem lại những kiến thức bổ ích về khái niệm đại từ. Chúc các em học sinh đạt được nhiều kết quả tốt, thành công trong học tập.