Khi đến một nơi xa lạ, nhưng thật khó hiểu khi bạn cảm thấy dường như mình đã từng đến đây. Đây chính là trải nghiệm Déjà vu (hay Deja vu hoặc Dejavu). Vậy Dejavu là gì? Tại sao lại xuất hiện hiện tượng bí ẩn này? Hãy cùng thegioimay.org tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Nội dung chính
Tìm hiểu hiện tượng Dejavu là gì?
Đã bao giờ bạn cảm thấy rất quen thuộc trong một hoàn cảnh hay một tình huống, mặc dù bạn chưa trải qua bao giờ? Hay khi đang trò chuyện với bạn bè, bạn bất chợt giật mình, cảm giác như khung cảnh này hình như từng xảy ra trước đây. Nếu câu trả lời là có thì chắc chắn rằng bạn đang trải nghiệm hiện tượng Dejavu rồi đấy.
Theo thống kê không chính thức, có ít nhất 60% người dân trên Thế giới đã từng xảy ra hiện tượng bí ẩn này. Họ luôn cảm thấy những hình ảnh, âm thanh hay khoảnh khắc đó rất quen thuộc. Điều này khiến họ nghĩ rằng chắc chắn mình đã từng trải qua nó, mặc dù đây là lần đầu họ tiếp xúc.
Trước khi gọi là Déjà vu, hiện tượng này được biết đến với cái tên như Déjà vécu (từng trải qua) hay Déjà visité (từng đến). Thuật ngữ Déjà vu được đặt tên bởi chuyên gia tâm linh học người Pháp – Emile Boirac (1851 – 1917), và xuất hiện trong cuốn L’Avenir des sciences psychiques (Tương lai ngành tâm linh học) của ông.
Theo định nghĩa của Wikipedia, Déjà vu là một cụm từ tiếng Pháp, nghĩa là “đã từng nhìn thấy”, “đã từng xảy ra”. Hiện tượng này còn được gọi là ký ức ảo giác, hay chứng rối loạn trí nhớ (Promnesia).
Hiện tượng Déjà vu là trải nghiệm mà người đó cảm giác quen thuộc, chắc chắn rằng sự việc này đã từng được chứng kiến hoặc đã trải qua. Tuy nhiên, họ không thể biết chắc chắn khoảnh khắc đó đã xảy ra khi nào và tại sao lại có trải nghiệm đó. Dejavu rất kỳ và bí ẩn, thường xuyên xảy ra cả đời thực lẫn giấc mơ, ở cả người lớn và trẻ em.
Thực tế, hiện tượng Dejavu đã từng xuất hiện nhiều trong văn học từ rất lâu, nhưng đây lại là vấn đề gây tranh cãi cho các nhà khoa học, nhất là ngành tâm lý học. Đến nay, nhiều nhà nghiên cứu đã thử tạo ra cảm giác Dejavu bằng hình thức thôi miên.
Từ những năm cuối thế kỷ 20, hiện tượng Dejavu là đề tài nghiên cứu trong các ngành tâm lý học, thần kinh học. Xét về khoa học, Dejavu không phải là điều “nhận biết trước” hành động hay khả năng “dự đoán dự đoán trước”. Theo họ, đây là một tật dị thường của não bộ, khiến cho nó tự tạo ra ấn tượng với những ký ức được nhớ lại.
Có nhiều ý kiến lại cho rằng, trong quá trình sinh hoạt và giao tiếp hằng ngày, bộ nhớ của con người có khả năng sắp xếp và liên kết các dữ liệu, phân tích một cách logic,… Nhờ đó đã tạo ra những hình ảnh, âm thanh có khả năng xảy ra trong tương lai.
Các kiểu dejavu thường xuất hiện
Hiện nay, các nhà nghiên cứu chưa thể nghiên cứu rõ về hiện tượng Deja vu, bởi đây chỉ là trải nghiệm diễn ra bất ngờ và thường ở những người không có b.ệ.n.h lý gì về sức khỏe. Theo họ, hiện tượng này có hai loại chính.
- Thứ nhất, Deja vu là một hiện tượng bình thường của não bộ. Trường hợp này thường xuất hiện ở những người khỏe mạnh, không xuất hiện b.ệ.n.h lý gì về sức khỏe. Theo thống kế, thường những người đi du lịch nhiều hay xem nhiều bộ phim thì tần suất gặp Dejavu sẽ nhiều hơn những người khác. Và có nhiều nghiên cứu cho rằng, hiện tượng này sẽ càng giảm dần theo độ tuổi.
- Thứ 2, Dejavu là hiện tượng xuất hiện liên quan đến b.ệ.n.h lý đ.ộ.n.g k.i.n.h. b.ệ.n.h này sẽ kéo dài hoặc thường xuyên một cách bất thường. Người b.ệ.n.h có thể đi kèm với các triệu chứng khác như ảo giác, hoang tưởng. Đây là dấu hiệu đặc trưng của b.ệ.n.h t.â.m t.h.ầ.n.
Một số giả thiết khoa học về hiện tượng Dejavu bí ẩn
Đến nay, có đến hơn 40 giả thiết về hiện tượng bí ẩn này. Một số nhà phân tâm học cho rằng đây là hiện tượng đơn giản hoặc sự hoàn thành ước nguyện của con người. Trong khi đó, một số nhà t.â.m t.h.ầ.n học lại cho rằng Dejavu có liên quan đến ký ức của tiền kiếp.
Bên cạnh đó, nhiều nhà t.â.m t.h.ầ.n học tin rằng hiện tượng xuất hiện do có sự không khớp với não bộ,… Vậy Dejavu là gì? Dưới đây là một số giả thiết khoa học về hiện tượng bí ẩn này.
Deja vu là một hiện tượng lưu trữ trí nhớ
Để nghiên cứu về hiện tượng Dejavu, một số nhà khoa học đã cố gắng tái tạo lại quá trình của não bộ của con người trong phòng thí nghiệm. Điển hình là một nghiên cứu của Leeds Memory Group vào 2006, nhóm đã tạo ra một trí nhớ tạm thời cho những b.ệ.n.h nhân bị thôi miên.
Phần kí ức đó thường là một thứ gì đó đơn giản như chơi một trò chơi nhỏ, hay nhìn những từ được in bằng màu sắc khác biệt. Sau đó, một số nhóm b.ệ.n.h nhân sẽ được gợi ý quên đi, số còn lại được gợi nhớ ký ức. Điều này đã kích hoạt được cảm giác Dejavu khi họ lặp lại trò chơi hoặc từ ngữ đó.
Một số nhà khoa học khác lại cố gắng tạo ra cảm giác Dejavu bằng cách sử dụng thực tế ảo. Theo kết quả nghiên cứu, những người tham gia đều trải qua cảm giác Dejavu khi di chuyển trong trò chơi thực tế ảo.
Tất cả những thí nghiệm này khiến các nhà khoa học rút ra giả thiết rằng Dejavu chính là hiện tượng trí nhớ. Con người khi gặp phải một tình huống, họ cảm giác giống như một ký ức thực tế nhưng không thể nhớ ra chi tiết ký ức đó như nào.
Vì thế, não bộ đã phân tích và tìm ra những điểm tương đồng giữa trải nghiệm hiện tại và trải nghiệm trong quá khứ. Từ đó, con người sẽ trải qua một cảm giác quen thuộc nhưng không thể hoàn thiện được ký ức đó được.
Dejavu là sự đánh lừa của các giác quan với não bộ
Một giả thiết cho rằng Deja vu chỉ là một hiện tượng cơ bản của não bộ. Hiện tượng này xảy ra có thể do các giác quan trong cơ thể đang đánh lừa chính bản thân chúng ta.
Thông thường, các giác quan trên cơ thể con người sẽ có vai trò cốt yếu trong quá trình nhận thức về thế giới xung quanh. Theo đó, khi tiếp xúc hay trải qua một điều gì đó, tín hiệu từ các giác quan sẽ truyền về não bộ. Lúc não, não bộ cùng cá giác quan sẽ đánh lừa và khiến chúng ta có cảm giác gì đó rất quen thuộc.
Hiện tượng này có thể hiểu khi bạn nghe thấy một âm thanh cụ thể hay một đoạn băng nào đó, bạn cảm thấy hình như mình đã từng nghe qua trong quá khứ thì phải. Tuy nhiên, bạn lại không thể nhớ chính xác ký ức đó diễn ra khi nào và chi tiết của nó. Tất cả trải nghiệm này chính là biểu hiện của hiện tượng Dejavu.
Có lẽ đây là một giả thuyết dễ hiểu và thuyết phục nhất và nó cũng tương tự với phần lớn các giả thiết khác. Có vẻ như các giác quan trong cơ thể đang “chơi khăm” cảm nhận của con người.
Dejavu là một triệu chứng của b.ệ.n.h đ.ộ.n.g k.i.n.h
Có một giả thuyết về hiện tượng Dejavu mà chưa được nhiều người biết đến. Đó là giả thuyết Dejavu là một trong những triệu chứng của b.ệ.n.h đ.ộ.n.g k.i.n.h. Theo nghiên cứu, những người bị b.ệ.n.h đ.ộ.n.g k.i.n.h thường có cảm giác quen thuộc, tần suất xuất hiện Dejavu nhiều hơn so với người bình thường.
Nhiều b.ệ.n.h nhân đ.ộ.n.g k.i.n.h cho biết, họ thường xuyên xảy ra hiện tượng Dejavu trước khi bắt đầu cơn đ.ộ.n.g k.i.n.h. Thực tế, nhiều nhà khoa học đã chứng minh được mối quan hệ chặt chẽ giữa căn b.ệ.n.h đ.ộ.n.g k.i.n.h và Dejavu. Nghiên cứu này đã được đề cập từ những năm thế kỷ 19, mặc dù nền y học thời đó chưa thực sự phát triển như hiện nay.
Theo họ, căn nguyên xuất hiện Dejavu xuất phát từ thùy thái dương. Đây là phần não bộ có chức năng cảm nhận giác quan, hình thành ngôn ngữ và kết hợp với trí nhớ. Khi người b.ệ.n.h bị đ.ộ.n.g k.i.n.h, các dây nơron sẽ bị ức chế tạm thời, từ đó tạo ra những thông điệp lộn xộn và truyền đi khắp cơ thể.
Người bị đ.ộ.n.g k.i.n.h xuất hiện Dejavu có thể do có sự phóng điện nhất thời của các dây thần kinh. Đây chính là “thủ phạm” gây ra các cơn đ.ộ.n.g k.i.n.h của người b.ệ.n.h. Bên cạnh đó, khi các dây thần kinh bị chồng chéo cũng có thể dẫn đến hiện tượng Dejavu.
Hiện tượng Dejavu là hậu quả của tổn thương n.ã.o
Khi một người thường xuyên xảy ra tình trạng Dejavu, chứng tỏ họ đã mắc phải Dejavu mãn tính. Trường hợp này có thể là hậu quả của tổn thương thần kinh nghiêm trọng, là “thủ phạm” khiến Deja vu thường xuyên tái phát.Có khá nhiều trường hợp, người mắc phải Dejavu mãn tính không còn thích đọc báo hay xem truyền hình. Bởi họ luôn có cảm giác quen thuộc như đã đọc hoặc xem chúng trước đây.
Ngay cả khi đi mua sắm hay siêu thị, họ coi đây là nỗi ám ảnh lớn vì không thể phân biệt được đồ gì đã từng mua và chưa từng mua. Thậm chí, trong cuộc sống hàng ngày, họ cũng rất vất vả khi bị Dejavu ám ảnh.
Trường hợp này có nghĩa là hiện tượng Dejavu đã vượt qua ranh giới thứ vị, gây ức chế và khó khăn cho người mắc phải. Nó xảy ra ngày một nhiều và dần trở thành căn b.ệ.n.h thực thể. Khi nghiên cứu, các nhà nhà học đã khám phá ra rằng những người mắc phải hiện tượng có tổn thương về não bộ. Cụ thể là những tổn thương phần thùy thái dương hoặc thùy trán.
Nguyên nhân khiến con người xuất hiện Dejavu là gì?
Dejavu là một hiện tượng diễn ra bất chợt ở những người bình thường, bạn không thể tự khiến mình hay người khác rơi vào trạng thái này. Bởi vậy chưa có nghiên cứu hoặc giải thích chính xác nào về nguyên nhân xảy ra hiện tượng này.
Không những thế, trải nghiệm Dejavu thường kết thúc nhanh chóng, đôi lúc chỉ thoáng qua một vài giây. Đến nỗi bạn không thể nhận thức được những gì mình vừa trải qua. Có thể bạn sẽ cảm thấy bất an, nhưng rồi cũng nhanh chóng rũ bỏ cảm giác đó.
Cho đến nay, chưa một nhà khoa học nào lên tiếng chính thức về cơ chế chính xác của Dejavu. Dưới đây là một số giả thuyết khoa học về nguyên nhân xảy ra hiện tượng này.
Hiện tượng phân tán nhận thức (Divided attention – The cellphone theory)
Giả thuyết dựa theo một nghiên cứu của Tiến sĩ Alan Brown (ĐH Columbia) năm 2008. Ông đã cố gắng tái tạo lại trải nghiệm gần giống với Dejavu.
Trong thí nghiệm này, Alan cùng đồng nghiệp đã cho một nhóm sinh viên ngồi trước một màn hình trình chiếu. Lúc này, nhóm người này sẽ nhìn lướt qua một loạt hình ảnh với thời gian cực ngắn (khoảng 10-12 phần nghìn giây). Khoảng thời gian này đủ để não bộ tiếp nhận những thông tin về hình ảnh, nhưng không đủ dài để não bộ kịp xây dựng nhận thức về chúng.
Tiếp theo, nhóm sinh viên này sẽ được xem một bộ hình ảnh khác, trong đó có trộn lẫn cả những hình ảnh được xem trước đó. Kết quả cho thấy, các sinh viên đều cảm thấy những hình ảnh được trình chiếu trên đó đều có cảm giác rất quen thuộc. Trong một thí nghiệm khác, hình ảnh được thay thế bởi các từ ngữ, kết quả cho ra cũng tương tự như trên.
Dựa theo kết quả của nghiên cứu này, Tiến sĩ Alan Brown đã rút ra một giả thiết đó là Phân tán sự nhận thức (Divided Attention). Theo đó, khi con người không tập trung, các thông tin về những trải nghiệm xung quanh vẫn có thể được não bộ thu thập và lưu trữ. Sau đó, khi chúng ta bắt đầu trung trở lại, một số ký ức sẽ dần được gợi nhớ lại. Tuy nhiên nó không rõ ràng, chi tiết.
Ví dụ như khi bạn lần đầu tiên bước vào một căn phòng mới lạ. Trước khi tập trung qua sát căn phòng, bộ não của bạn đã vô thức xử lý các thông tin. Và khi bạn bắt tĩnh tâm và chú ý trở lại, bạn sẽ cảm giác như mình đã từng nhìn thấy hoặc đến đây, mặc dù ký ức đó không thể chi tiết là khi nào.
Giả thuyết về toàn ảnh (Hologram)
Đây là một giả thuyết của nhà t.â.m t.h.ầ.n học người Nga – Hermon Sno. Theo giả thiết, não bộ của con người có khả năng tái tạo không gian ba chiều từ bất kể một chiều nào đó trong đó. Từ đó, ông rút ra rằng Deja vu là hiện tượng khi bạn gặp một sự vật đơn lẻ, tương đồng với những gì trước đây, tuy nhiên não bộ lại tái tạo toàn bộ cảm giác quen thuộc về ký ức đó.
Khi con người tiếp xúc bất kỳ đặc tính nào của môi trường về cả hình ảnh, âm thanh, hương vị quen thuộc với một trải nghiệm nào đó, họ sẽ ghi nhớ và lưu trữ vào bộ nhớ một cách rõ ràng. Thực tế, nhiều nhà nghiên cứu khác cũng đồng tình với giả thiết này. Chỉ cần một cảm giác quen thuộc nhỏ nào đó cũng có thể kích hoạt hiện tượng Dejavu.
Có hiểu hiểu khi bạn đang trò chuyện với một người bạn, bất chợt bạn cảm thấy cuộc hội thoại này cực kỳ quen thuộc, dường như đã từng xảy ra trước đây. Đó là bởi bạn hoặc người đó đã nói chính xác một câu đã từng nói trước đây. Có thể vì lần đó, bạn không tập trung hoặc không để ý tới câu nói này. Chính câu nói này đã gợi cho bạn cảm giác quen thuộc, dường như bạn đang sống trong khung cảnh cũ, thế là bạn đang trải nghiệm hiện tượng Dejavu.
Do não bộ xử lý thông tin cùng một lúc (Dual Processing)
Đây là một giả thiết được sử dụng phổ biến nhất nhất, được bác sĩ Robert Efron nghiên cứu ra vào 1936. Lúc này, ông đang làm việc tại b.ệ.n.h viện chiến binh Boston.
Theo ông, hiện tượng Deja vu xảy ra có thể do một sự trì hoãn trong quá trình xử lý thông tin của não bộ. Khi đó, thông tin đi vào não và được chia thành nhiều con đường khác nhau. Nếu trong quá trình xử lý thông tin này đồng bộ giữa các tuyến đường, chúng ta sẽ có được những nhận thức về sự việc một cách bình thường.
Trong các tuyến đường đi của thông tin, bác sĩ Efron đã tìm thấy một phần trong não trái có chức năng phân loại các thông tin. Và dường như quy trình có những sự trì hoãn ở mức độ một triệu million giây. Điều này thường xảy ra trong quá trình xử lý thông tin và có thể diễn ra thêm lần nữa khi thông tin truyền qua não phải.
Nếu như tình trạng này diễn ra lâu hơn mức bình thường, não bộ có thể sẽ phân loại những thông tin mới thành ký ức. Như vậy, não bộ đang tự đánh lừa trong khoảnh khắc này, nó cho rằng sự kiện đang diễn ra đã từng xảy ra trước đó. Nhưng bởi vì bị đánh lừa, não bộ không thể nào truy xuất lại được thời điểm xảy ra ký ức đó.
Ví dụ, khi bạn đứng trước một đồi mùi, thị giác sẽ thu nhận những thông tin về hình ảnh, âm thanh, hương thơm,… Các dữ liệu khi đi vào bộ nhớ được chia theo 2 con đường xử lý, một phần qua não trái rồi sang não phải để phân loại. Ở con đường này, não bộ đã tiếp nhận xong các thông tin trên. Nhưng tuyến đường còn lại qua vỏ não thị giác lại bị mất đồng bộ. Từ đây, một số dữ liệu trong quá trình đồng bộ đã bị gián đoạn. Và đó là “thủ phạm” khiến bạn xuất hiện cảm giác Dejavu.
Ý nghĩa khi xuất hiện hiện tượng Dejavu là gì?
Hiện tượng Dejavu thực chất là một hiện tượng rất bình thường, hầu như ai cũng sẽ không ít lần trải nghiệm cảm giác này trong đời. Dưới đây là một số ý nghĩa của hiện tượng Dejavu:
Điều này chứng tỏ bạn vẫn còn rất trẻ và minh mẫn
Theo một số nghiên cứu thống kê, Dejavu sẽ xuất hiện lần đầu ở những trẻ em từ 6 – 10 tuổi. Khi dần trưởng thành, tần suất xuất hiện deja vu sẽ càng nhiều hơn, đặc biệt trong khoảng thời gian từ 15 – 25 tuổi. Sau đó, hiện tượng này sẽ dần mất khi tuổi càng về già.
Bên cạnh đó, hiện tượng này sẽ càng xuất hiện ở những người có nguồn thu nhập nhập cao, thường xuyên đi du lịch, đọc sách và nghiên cứu. Bởi những người này có nhiều cách để phát triển trí tưởng tượng, có khả năng ghi nhớ chi tiết các giấc mơ của mình.
Chứng tỏ não bộ đang hoạt động rất trơn tru
Theo các nghiên cứu thực tế, hiện tượng Deja vu sẽ ít dần theo độ tuổi. Điều này khiến các nhà khoa học đặt ra giả thuyết rằng: phải chăng Dejavu bắt nguồn từ não bộ con người?
Trên thực tế, Dejavu là dấu hiệu cho thấy não bộ của họ đang hoạt động rất tốt, có thể nhanh chóng phát hiện ra những tín hiệu bất thường. Vì thế, bạn thể áp dụng hiện tượng này vào cuộc sống để luyện tập khả năng ghi nhớ của mình. Hãy thử ghi nhớ tất cả những sự kiện, hành động hằng ngày một cách chi tiết nhất. Từ mùi hương, màu sắc, hình dạng, âm thanh để có thể cải thiện khả năng ghi nhớ hiệu quả.
Báo hiệu ký ức chưa được đồng bộ
Dựa theo thông tin được nêu trong tạp chí Health Life, các chuyên gia cho rằng Dejavu có liên quan đến quá trình gợi nhớ ký ức. Phần ký ức bạn cảm thấy quen thuộc có thể đã xảy ra quá lâu hoặc có sự sai lệch vì bạn bị tổn thương tâm lý.
Thực tế, chúng ta có xu hướng thu thập rất nhiều chi tiết khi tiếp xúc mọi thứ trong cuộc sống, tuy nhiên lại không thường được nhớ lại. Hiện tượng Deja vu đóng vai trò gợi mở lại ký ức, dựa trên những ký ức đã được lưu trữ trước đó.
>>> Bài viết tham khảo: Châu Mỹ gồm những nước nào? Khám phá các quốc gia nằm ở châu Mỹ
Những thông tin trên giải đáp cho người đọc câu hỏi Dejavu là gì? Tại sao con người lại xuất hiện cảm giác Dejavu? Hy vọng, những chia sẻ đã giúp bạn hiểu rõ về hiện tượng bí ẩn này. Nếu còn thắc mắc, hãy để lại câu hỏi dưới phần bình luận để thegioimay.org giải đáp giúp bạn nhé.