Nội dung chính
Những giấy tờ cần có khi tham gia giao thông
Theo quy định tại khoản 2 Điều 58 Luật Giao thông đường bộ 2008, khi tham gia giao thông, người điều khiển phương tiện sẽ phải đem theo:
- Đăng ký xe
- Bằng lái xe đối với người điều khiển xe cơ giới
- Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới
- Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới hay gọi là bảo hiểm xe máy.
Như vậy bằng lái xe máy là một trong những giấy tờ bắt buộc người tham gia giao thông phải mang theo.
> > Xem thêm:
Hướng dẫn sử lý tình trạng xe máy không đề được đơn giản nay tại nhà
Khắc phục tình trạng xe máy bị chao đảo
Đi xe máy không bằng lái phạt bao nhiêu ?
Theo quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ cụ thể như sau:
- Đối với người điều khiển xe mô tô, xe máy không mang theo giấy phép lái xe bị phạt tiền từ 80.000 đồng đến 120.000 đồng.
- Nếu không có giấy phép lái xe bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000.
- Nếu không có giấy phép lái xe đối với xe mô tô có dung tích xi lanh từ 175cm3 trở lên sẽ bị phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng.
- Trong trường hợp xe không chính chủ, người khác mượn xe mà biết người này không có bằng lái mà còn cho mượn thì cũng sẽ bị xử phạt.
Như vậy, đối với người điều khiển xe cơ giới mà không có bằng lái xe máy khi cảnh sát giao thông bắt giữ thì mức nộp phạt trung bình là 1.000.000đ. Để tránh tình trạng mất tiền phạt bạn nhớ mang lái xe khi tham gia giao thông nhé!
Đi xe máy không đủ tuổi phạt bao nhiêu ?
Bao nhiêu tuổi được đi xe máy?
- Người đủ 16 tuổi trở lên được phép lái xe gắn máy có dung tích xi-lanh dưới 50cm3
- Người đủ 18 tuổi trở lên được phép lái xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi-lanh từ 50cm3 trở lên. Có thể điều khiển các loại xe có kết cấu tương tự, xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg và xe ô tô chở người đến 09 chỗ ngồi.
Các mức phạt đối với người lái xe khi chưa đủ tuổi
– Sẽ phạt cảnh cáo người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi điều khiển xe mô tô, xe gắn máy hay xe máy điện và các loại xe tương tự như xe mô tô hoặc điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô.
– Mức phạt từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi điều khiển xe mô tô có dung tích xi lanh từ 50cm3 trở lên.
– Tất nhiên không chỉ người lái xe chưa đủ tuổi bị phạt mà chủ xe cho người chưa đủ tuổi mượn xe để tham gia giao thông cũng phải liên đới chịu trách nhiệm.
– Theo điểm điều khoản 5 Điều 30 của Nghị định 100, chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô giao xe hoặc để cho người không đủ điều kiện lái xe thì mức phạt từ 800.000 đồng đến 02 triệu đồng đối với cá nhân và từ 1,6 triệu đồng đến 04 triệu đồng đối với tổ chức.
– Ngoài ra, người lái xe cần phải có sức khỏe phù hợp với loại xe, công dụng của xe. Vì vậy Bộ trưởng Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải đã đưa ra những quy định về tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe.
Bởi nếu chưa đủ độ tuổi được điều khiển xe thì bạn cũng không được phép thi Giấy phép lái xe. Vì thế sẽ bị xử phạt lỗi không có Giấy phép lái xe với mức phạt rất nghiêm khắc là điều đương nhiên.
Không chỉ thế, điều khiển xe máy khi chưa đủ tuổi là hành vi gây nguy hiểm cho bản thân, cho người khác đồng thời sẽ phải đối mặt với mức phạt nặng của cơ quan chức năng.
Bài viết đã chia sẻ những thông tin cần thiết giúp bạn trả lời câu hỏi “Đi xe máy không bằng lái phạt bao nhiêu?” Hãy chấp hành luật lệ khi tham gia giao thông để tránh mất tiền bạn nhé!