Trong văn hóa của người Nhật, câu chào, câu chúc được đặc biệt đề cao bởi đó không đơn thuần là những câu chào, câu chúc bình thường, nó còn ẩn chứa nhiều ý nghĩa cao cả khác. Một ví dụ điển hình là câu “chúc ngon miệng” trong văn hóa Nhật Bản. Vậy dịch “chúc ngon miệng” sang tiếng Nhật như thế nào? Những cách dịch “chúc ngon miệng” sang tiếng Nhật là gì? Ý nghĩa và cách sử dụng câu “chúc ngon miệng” ra sao. Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết sau.
Nội dung chính
- Chúc ngon miệng trong tiếng Nhật là gì?
- Nguồn gốc của câu “chúc ngon miệng” trong tiếng Nhật
- Ý nghĩa của “chúc ngon miệng” trong tiếng Nhật
- Câu chuyện kỳ lạ về câu “chúc ngon miệng” của người Nhật Bản
- Đối tượng sử dụng câu “chúc ngon miệng” ở Nhật Bản
- Cách thực hiện nghi thức chúc ngon miệng trước khi ăn của người Nhật Bản
- Hướng dẫn cách “chúc ngon miệng” của người Nhật Bản
Chúc ngon miệng trong tiếng Nhật là gì?
Dịch “chúc ngon miệng” sang tiếng Nhật Bản là Itadakimasu – いただきます (nghĩa đầy đủ là Chúc ngon miệng/ cảm ơn vì bữa ăn) Người Nhật trước mỗi bữa ăn thường nói Itadakimasu kèm theo hành động chắp tay đầy kính cẩn. Itadakimasu không chỉ mang nghĩa là chúc ngon miệng, thật ra nó còn mang ý nghĩa là “xin phép được dùng bữa” hoặc “cảm ơn vì bữa ăn” nữa đó.
Nghĩa đơn thuần được sử dụng nhiều nhất của Itadakimasu có nghĩa là nhận, lấy (cách nói khiêm tốn). Cụm từ này được sử dụng trước khi ăn là bởi đó là khi bạn nhận lấy thức ăn. Hiểu theo cách nôm na, Itadakimasu mang hàm ý là “Tôi rất cảm kích và xin được khiêm nhường đón nhận lấy bữa ăn này”.
Vì vậy nói Itadakimasu trước bữa ăn là một phần quan trọng không thể thiếu trong nghi thức văn hóa Nhật Bản. Thông thường, mọi người trên bàn ăn sẽ cùng nhau nói câu chúc ngon miệng Itadakimasu như dấu hiệu bắt đầu bữa ăn, nhưng cũng có rất nhiều trường hợp ăn một mình cũng sử dụng câu nói này.
Trong một số trường hợp khác, người Nhật Bản có thể chúc ngon miệng bằng Douzo goyukkuri omeshiararikudasai – khi dịch sang tiếng Nhật sẽ là 「どうぞごゆっくりお召し上がりください!Câu chúc này thường được sử dụng tại các nơi công cộng như nhà hàng, khách sạn,…
Không chỉ trước bữa ăn mà ngay cả sau bữa ăn, người Nhật cũng sẽ nói thêm ごちそうさまでした!– Gochisousamadeshita với ý nghĩa cảm ơn vì bữa ăn này.
Nguồn gốc của câu “chúc ngon miệng” trong tiếng Nhật
Tuy được sử dụng rộng rãi và gần như là nghi thức không thể thiếu đối với người dân Nhật Bản nhưng thật đáng ngạc nhiên, câu chúc ngon miệng “Itadakimasu” mới chỉ được sử dụng trong khoảng 1 thế kỷ gần đây, từ thời Meji (1913) và chỉ lưu truyền trong giới quý tộc – tầng lớp có học và sang trọng. Sau thế chiến thứ hai, nhận thấy ý nghĩa tốt đẹp của câu chúc ngon miệng Itadakimasu, nước Nhật bắt đầu phổ biến việc sử dụng nó đến toàn dân, đưa vào dạy học sinh mẫu giáo đồng thanh hô “Itadakimasu” trước bữa ăn.
Thật ra 100 năm trước, ở Nhật Bản, có một từ khác cũng có nghĩa chúc ngon miệng là 箱膳 –(はこぜん)– Hakozen dùng với ý nghĩa là chỉ bữa ăn một người, hoặc đặc biệt là chủ nhà sẽ ăn trước, phụ nữ và trẻ em ăn sau. Chính bởi vậy, Itadakimasu ra đời với ý nghĩa ra hiệu mọi người ăn cùng nhau chỉ mới xuất hiện ở thời nay thôi.
“Itadakimasu” đã ăn sâu vào nền văn hóa Nhật Bản. Trong các lễ hội của Nhật, từ lâu đã có phong tục いただく– ăn một món gì đó dâng lên Thần, được gọi là 神人共食(しんじんきょうしょく)“Ăn cùng với thần”. Lễ vật có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với các dịp lễ, tết. いただきますdường như xuất phát từ từ gốc いただくcủa việc dâng lễ vật cho Chúa
Và ngày nay, “Itadakimasu” được sử dụng như một câu ra hiệu để mọi người đi ăn cùng nhau.
Ý nghĩa của “chúc ngon miệng” trong tiếng Nhật
Itadakimasu không đơn thuần là một câu chúc ngon miệng mà còn là lời cảm ơn và sự kính cẩn thông qua sự khiêm nhường của từ Itadaku – nghĩa gốc là “đặt lên đầu”. Trong văn hóa Nhật, cái gì ở trên cao thì đều đẹp, đều quý nên hành động nâng lên đầu là mức độ cao nhất của sự quý trọng.
Tại sao người Nhật phải thể hiện sự quý trọng bữa ăn mình mất công nấu nướng, hay bỏ tiền ra mua? Bởi vì đối với người Nhật, ăn không phải là việc hưởng thụ, mà đó là sự cho đi. Bất kể thức ăn của bạn là đồ mặn hay chay, trước khi được chế biến và bày lên đĩa, nó đã từng là một sinh mệnh sống động (inochi). Để duy trì sự sống cho con người, một sinh mệnh khác đã buộc phải hy sinh và vòng tuần hoàn đó cũng giống như như chuỗi thức ăn trong lý luận phương Tây, từ đó tạo nên vận động không ngừng của thế giới.
Đồng thời, bắt đầu bữa ăn bằng câu chúc ngon miệng Itadakimasu có nghĩa là cam kết không bỏ phí thức ăn, bởi trong đãi thức ăn đó, có rất nhiều sinh mạng đã phải từ bỏ cuộc sống này để tạo ra một bữa ăn cho bạn.
Trong văn hóa Nhật Bản, việc bỏ thừa lại thức ăn bị coi là thiếu tôn trọng. Văn hóa Nhật Bản cũng có một câu nói để nhấn mạnh tầm quan trọng đặc biệt của thức ăn: お 米こめ一粒ひとつぶ一粒ひとつぶには、 七人しちにんの 神様かみさまが 住すんでいる。 – tức là Có 7 vị thần sống trong mỗi hạt gạo.
Với những ý nghĩa mà chúng ta đã phân tích lòng biết ơn của Itadakimasu vươn ra ngoài bàn ăn và đi vào cả cuộc sống hàng ngày của mỗi chúng ta. Bất cứ thứ gì bạn nhận được, cho dù là nhỏ nhất như một chiếc mũ hay lớn hơn là một công việc hay một chuyến đi nhờ, hãy nhận nó với sự trân trọng. Bởi vì cốt lõi của Itadaku là sự biết ơn về những điều bạn đã được nhận và quyết tâm tận dụng tối đa những gì bạn có.
Câu chuyện kỳ lạ về câu “chúc ngon miệng” của người Nhật Bản
Bạn biết không, khi ngồi ăn một mình, người Nhật vẫn chắp tay, cúi đầu và nói câu chúc ngon miệng “Itadakimasu” như lời biết ơn những người đã mang đến bữa cơm này.
Trước mỗi bữa ăn, người Nhật thường hành lễ: chắp tay, cúi đầu và nói câu “Itadakimasu”. Dù đang ngồi ăn một mình hay khi đi ăn ngoài tiệm với cả gia đình hoặc nhóm bạn thì họ vẫn có thói quen này.
Như đã đề cập ở trên, thói quen hành lễ trước khi ăn được người Nhật chú trọng dạy rất cẩn thận trong các nhà trường ở Nhật. Các em nhỏ còn được học 1 bài hát mang tên Obento no uta (bài hát của Obento), mang nội dung giáo dục nhẹ nhàng và ý nghĩa với các em nhỏ, từ đó hình thành thói quen tốt cho các em
Bên cạnh đó, còn một số lý do rất đặc biệt khác mà người nhật “chúc ngon miệng” ngay cả khi ăn cơm một mình, cùng tìm hiểu chi tiết hơn trong nội dung phần tiếp theo
Đối tượng sử dụng câu “chúc ngon miệng” ở Nhật Bản
Như chúng ta đã nói ở trên, Itadakimasu không chỉ đơn thuần là lời chúc ngon miệng trước bữa ăn mà hàm ý bên trong là lời cảm ơn và sự quý trọng. Vậy lời cảm ơn và sự trân quý đó dành cho đối tượng nào đây?
Nguyên liệu tự nhiên
Trước hết, Itadakimasu là sự biết ơn đến những sinh vật đã hy sinh để tạo ra bữa ăn cho bạn. Đó có thể là động vật như thịt cá nhưng cũng có thể là hạt gạo trong bát cơm, hạt đậu nành trong nước tương, thậm chí chỉ là những hạt muối mè. Nếu đã xuất hiện trên trái đất này, vạn vật đều có sự sống và đều cần được tôn trọng, biết ơn khi sử dụng.
Câu Itadakimasu cũng như một lời nhắc nhở của người Nhật tới bản thân mình phải ăn thật ngon và ăn cho hết, nếu không sẽ là một sự xúc phạm, chà đạp với những sinh mệnh tự nhiên kia. Vì thế câu này còn được dịch nôm na là “Tôi sẽ ăn thật ngon!” và “Chúc ngon miệng.”
Người góp phần làm ra món ăn
Dĩ nhiên, để các nguyên liệu tự nhiên trở thành món ăn ngon, không thể không kể đến yếu tố con người. Nói “Itadakimasu” trước bữa ăn cũng như một lời nhắc nhở chúng ta phải hướng đến những đóng góp vô hình ấy. Hãy tưởng tượng, một chú cá phải trải qua nhiều công đoạn tỉ mỉ như thế nào để đến được bàn ăn của bạn. Từ lòng biển cả đến tàu đánh cá, từ tàu đánh cá ra chợ, rồi từ chợ tới các nhà hàng hoặc bàn ăn gia đình. Quá trình ấy là thành quả lao động vất vả của hàng trăm con người mà bạn không biết tên, nhưng nếu không có họ, bạn sẽ chẳng thể nào có nổi một bữa ngon.
Itadakimasu còn là lời cảm ơn đến những người lao động để tạo ra các nguyên liệu trong mỗi bữa ăn của bạn như nông dân, ngư dân, bán hàng, người vận chuyển…
Người thiết đãi bữa ăn
Cuối cùng, Itadakimasu như một lời nhắc nhớ chúng ta đừng bao giờ quên biết ơn những điều tốt đẹp ngay trước mặt. Khi tới nhà ai và được họ thiết đãi, điều đầu tiên bạn phải nói trước bữa ăn chính là Itadakimasu, với ý nghĩa thực tế: Cảm ơn đã cho tôi thức ăn, tôi sẽ kính trọng và ăn bữa ăn này thật ngon. Dĩ nhiên, sự tôn trọng này không chỉ hướng đến gia chủ, mà còn dành đến cho người bán hàng và đầu bếp ở nhà hàng nữa. Miễn đó là người nấu ăn cho bạn, thì đó đã là một sự “cho” cần phải được khắc ghi trong lòng.
Cách thực hiện nghi thức chúc ngon miệng trước khi ăn của người Nhật Bản
Nếu bạn đang có dự định sang Nhật Bản thì hãy học ngay nghi thức chúc ngon miệng của họ theo các bước cơ bản như sau:
Về cơ bản nghi thức “chúc ngon miệng” bao gồm 4 bước:
- Bước 1: Chắp tay vào nhau
- Bước 2: Nói “Itadakimasu”
- Bước 3: Cúi đầu nhẹ
- Bước 4: Cầm đũa lên và bắt đầu ăn
Song, thực tế cách bạn thực hiện còn phụ thuộc vào tình huống và những người bạn đang ăn cùng, quan sát 3 video dưới đây để điều chỉnh và thực hiện cho phù hợp nhé!
>>> Bài viết tham khảo: Đa tình là gì? Liệu có hạnh phúc khi chọn yêu một người đa tình?
Hướng dẫn cách “chúc ngon miệng” của người Nhật Bản
Lịch sự
Thông thường
Thân mật
Sự khác biệt trong các trường hợp trên là việc sử dụng tay và cúi đầu. Trong các tình huống người đối diện có quan hệ thân mật, ta không nhất thiết thiết phải chắp tay hay cúi đầu. Nhìn chung, những thay đổi này không ảnh hưởng nhiều đến những người xung quanh. Thực hiện Itadakimasu trong bữa ăn không giống với trà đạo. Miễn là bạn làm theo các bước trên với phép lịch sự là sẽ ổn thôi.
Như vậy là qua bài viết, các bạn đã biết được cách dịch “chúc ngon miệng” sang tiếng Nhật Bản như thế nào cùng với những ý nghĩa của câu chúc ngon miệng của người Nhật có những hàm ý đặc biệt ra sao. Nhập gia tùy tục, nếu có cơ hội đặt chân đến đất nước mặt trời mọc này, hãy nhớ “chúc ngon miệng” trước mỗi bữa ăn để thể hiện bản thân là một người lịch sự và văn minh nhé!