Động từ là gì? Ví dụ cụ thể và cách đặt câu về động từ

0
Động từ là gì trong tiếng Việt lớp 4?
Động từ là gì trong tiếng Việt lớp 4?
Động từ là gì? Ví dụ cụ thể và cách đặt câu về động từ
3.3 (65%) 4 votes

Trong tiếng Việt, bên cạnh các từ loại như: Danh từ, tính từ,… thì động từ cũng đóng vai trò rất quan trọng. Có tới 95% các câu có sự xuất hiện của động từ. Vậy động từ là gì? Ví dụ cụ thể ra sao và cách đặt câu với động từ thế nào? Tất cả các thắc mắc của bạn sẽ được giải đáp ở bài viết bên dưới.

Tìm hiểu khái niệm động từ là gì?

Động từ là gì trong tiếng Việt lớp 4?
Động từ là gì trong tiếng Việt lớp 4?

Hiểu theo nghĩa đơn giản, động từ là từ dùng để chỉ hoạt động, trạng thái của con người, sự vật hay một hiện tượng nào đó.

Ví dụ: Em học bài, mẹ nấu cơm, bố tỉa cây, chị rửa bát. Những từ được bôi đen chính là động từ trong câu.

Vị trí động từ ở đâu trong câu?

Trong tiếng Việt, động từ thường đứng ngay sau chủ ngữ, ví dụ như: Con mèo nhà em rất thích chơi cuộn len. Trong câu này, “con mèo nhà em” là chủ ngữ, còn động từ chính trong câu là từ “thích”.

Hay: Mẹ em là một cô giáo. Chủ ngữ trong câu là “mẹ em” còn động từ thì đứng ngay sau chủ ngữ, đó là từ “là”.

Bạn Giang có chiếc khăn đỏ rất đẹp. Chủ ngữ của câu là “bạn Giang” còn động từ chính là từ “có”.

Chức năng chính của động từ là gì?

Chức năng của động từ chính là làm vị ngữ trong câu và bổ sung ý nghĩa cho danh từ, tính từ khác. Thật vậy, nếu bạn làm bài tập xác định chủ ngữ, vị ngữ trong tiếng Việt lớp 4 thì bạn sẽ khá ngạc nhiên khi thấy: Phần chủ ngữ thường bắt đầu bằng động từ và kéo dài tới hết câu.

Ví dụ: Cây cối đâm chồi, nảy lộc vào mùa xuân. Từ “đâm”, “nảy” là động từ chính của câu này. 

Chiếc ô tô dừng hẳn lại sau khi bị hết xăng. Từ “dừng” là động từ chính trong câu và cũng là từ bắt đầu ở bộ phận vị ngữ.

Không chỉ làm vị ngữ mà động từ còn có thể đảm nhiệm các vai trò khác trong câu như trạng ngữ, chủ ngữ.

Ví dụ như: Đi bộ là hoạt động rất tốt cho sức khỏe: Động từ “đi bộ” ở đây lại đóng vai trò làm chủ ngữ.

Ăn vội vàng mấy củ khoai, anh Tín đã ngay lập tức lên đường. Động từ “ăn” thuộc bộ phận trạng ngữ trong câu.

Động từ được chia ra thành loại nào?

Phân loại động từ như thế nào?
Phân loại động từ như thế nào?

Nếu chia theo ý nghĩa, động từ được chia ra thành 2 loại chính là: Động từ chỉ hoạt động và động từ chỉ trạng thái.

  • Động từ chỉ hoạt động: Là loại động từ dùng để chỉ hành động, thao tác của con người, sự vật hay hiện tượng. Ví dụ như: Chạy, nhảy, ăn, uống, chơi, làm, học, đi, nhìn, nghe, nói, hét, xé, cắt,…
  • Động từ chỉ trạng thái: Là loại động từ chỉ cảm xúc, suy nghĩ của con người, sự vật. Ví dụ điển hình: Vui, buồn, giận, cáu, bực, ghét, yêu, thương,…

Còn nếu phân theo khả năng liên kết với từ khác, động từ được chia thành: Nội động từ và ngoại động từ.

  • Nội động từ: Là loại động từ hướng vào con người làm chủ hoạt động. Ở trong câu, nội động từ không cần phải có tân ngữ (Chủ thể hướng tới của hành động) theo sau. 

Ví dụ như: Tôi đang ăn, tôi đang chạy, tôi sẽ viết,… Khi chúng ta nói ngắn gọn như vậy, người nghe vẫn hiểu được nội dung mà chúng ta muốn nhắc tới là gì. Đây chính là tác dụng của nội động từ.

  • Ngoại động từ: Loại động từ này thường hướng đến người khác, chủ thể khác (Chính là tân ngữ). Do đó, ngoại động từ bắt buộc phải có tân ngữ theo sau. 

Ví dụ: Bác thợ đang xây nhà. Động từ “xây” là ngoại động từ, còn “nhà” là tân ngữ. Nếu như chúng ta chỉ viết là: “Bác thợ đang xây” thì sẽ chẳng ai hiểu được là bác ấy đang xây gì, lúc này câu sẽ trở nên không rõ nghĩa.

Kiến thức liên quan:

Cách đặt câu với động từ đơn giản

Cách đặt câu với động từ rất đơn giản: Bạn chỉ cần xác định chủ thể của hành động là ai, là con gì, cái gì để làm chủ ngữ. Đứng sau thành phần này là động từ chính. Cuối cùng sẽ là những từ khác (Tân ngữ, danh từ, tính từ,…) để làm rõ nghĩa cho động từ.

Chủ ngữ + Động từ + Thành phần phía sau

Ví dụ: Bạn đang muốn đặt câu để diễn tả hành động của một chú chó khi nó cắp quả bóng và chơi đùa rất vui, bạn có thể đặt câu như sau: Chú chó nhặt bóng rất nhanh.

Trong đó, chú chó (Danh từ) đóng vai trò là chủ ngữ. Động từ chính trong câu là từ “Nhặt”. Thành phần phụ đứng sau từ nhặt là “bóng” (là tân ngữ, chủ thể hướng tới của hành động nhặt). Cuối cùng tính từ “nhanh” dùng để bổ nghĩa cho hành động nhặt bóng của chú chó.

Cụm động từ là gì? Cấu tạo thế nào?

Cụm động từ là gì? Có cấu tạo gồm thành phần nào?
Cụm động từ là gì? Có cấu tạo gồm thành phần nào?

Động từ không chỉ được sử dụng đơn lẻ trong câu mà người ta còn dùng cả cụm động từ để diễn đạt hành động, trạng thái cho con người, sự vật.

Cụm động từ là cụm từ có động từ là trung tâm, đi kèm với thành phần phụ ở phía trước và phía sau động từ.

Cấu tạo chung của cụm động từ bao gồm:

Thành phần phụ trước + Động từ trung tâm + Thành phần phụ sau

Để hiểu rõ hơn cấu tạo của cụm động từ, mời bạn theo dõi bảng sau:

Thành phần phụ trước Động từ trung tâm Thành phần phụ sau
  • Từ chỉ quan hệ thời gian (Đã, đang và sẽ,…)
  • Từ chỉ sự tiếp diễn cho sự vật, hiện tượng (Vẫn, còn, cứ,…)
  • Từ mang nghĩa khẳng định hoặc phủ định (Không, chưa, có, chẳng, chả,…)
Các động từ (Chỉ trạng thái, hành động)
  • Từ bổ sung ý nghĩa cho động từ (Danh từ, tính từ,…)
  • Từ chỉ địa điểm hay thời gian.
  • Từ chỉ nguyên nhân (Vì, bởi, do,…), mục đích (Để, nhằm,…)
  • Từ chỉ phương tiện, cách thức thực hiện hành động (Bằng, bởi,…)
  • Từ chỉ hướng đi (Lên, thẳng, xuống, ra,…)

Lưu ý: Các thành phần trên là dạng đầy đủ của cụm động từ. Đôi khi cụm động từ có thể bị khuyết thành phần phụ trước hoặc phụ sau.

Ví dụ về cụm động từ trong câu: Anh ta vẫn còn ở trong nhà vì bên ngoài mưa quá lớn.

Cụm động từ ở đây là: “Vẫn còn ở trong”. Trong đó, từ “vẫn còn: là thành phần phụ trước, từ “ở” là động từ trung tâm, còn từ “trong” là thành phần phụ sau (Chỉ địa điểm).

Ví dụ: Đứa bé đó sẽ trở thành người tài giỏi khi lớn lên.

Cụm động từ trong câu là: “Sẽ trở thành”. Trong đó từ “sẽ” là thành phần phụ trước, từ “trở thành” là động từ chính. Cụm động từ này bị khuyết thành phần phụ sau.

Một ví dụ khác: Bác ấy vẫn chưa đi xuống tầng vì còn việc chưa làm xong.

Cụm động từ trong câu nói trên là “vẫn chưa đi xuống”. Trong đó, động từ trung tâm là từ “đi”. Thành phần phụ trước là “vẫn chưa” chỉ quan hệ về thời gian. Thành phần phụ sau là từ “xuống” thể hiện hướng đi của nhân vật.

Lời kết

Trên đây là các nội dung liên quan tới động từ là gì cùng với một số ví dụ cụ thể. Hy vọng rằng, qua bài viết, bạn đã hiểu hơn về từ loại quan trọng này và vận dụng nó thật tốt để diễn đạt hành động. Hãy nhớ theo dõi nhiều bài viết trên thegioimay.org để tích lũy thêm kiến thức nhé! Hẹn gặp lại bạn ở các chủ đề thú vị khác!