Thuật ngữ Ecu chắc là còn khá xa lạ đối với nhiều người. Nhưng nếu như chúng ta thay chúng bằng cụm từ “hộp đen” thì chắc hẳn ai cũng đã từng nghe tới. Vậy Ecu là gì, cấu tạo cũng như nguyên lý vận hành ra sao? Chúng ta hãy cùng khám phá vấn đề này trong bài viết phía dưới đây.
Ecu là gì?
Ecu là từ viết tắt của cụm từ Electronic Control Unit và có định nghĩa là bộ điều khiển điện tử, hay có cái tên quen thuộc là hộp đen. Chúng ta thường được nghe về hộp đen ô tô, máy bay,… chúng được coi như một “bộ não”, một chiếc máy tính với nhiệm vụ điều khiển sự hoạt động của hệ thống.
Ecu có vai trò vô cùng quan trọng đối với xe ô tô
Cụ thể, hộp đen sẽ chi phối tất cả các hoạt động của động cơ trong xe thông qua việc tiếp nhận dữ liệu từ các cảm biến trên động cơ của xe. Các dữ liệu này sẽ được Ecu xử lý và đưa ra “mệnh lệnh” buộc các động cơ chấp hành thực hiện. Cụ thể như điều khiển góc đánh lửa, điều khiển nhiên liệu, góc phối cam, lực phanh mỗi bánh xe,…
Trong xe ô tô, hộ đen có vai trò vô cùng quan trọng. Chúng thực hiện việc kiểm soát toàn bộ các hoạt động của động cơ để mang tới sự ổn định, chính xác, đảm bảo an toàn. Những chiếc Ecu cho khả năng can thiệp, xử lý nhanh những tình huống mà người điều khiển xe mất kiểm soát. Chính vì vậy mà hộp đen được sử dụng ngày càng nhiều. Những chiếc xe đời mới có thể có tới cả trăm hộp đen.
Cấu tạo của hộp đen
Vì được coi như “đầu não” của mỗi chiếc xe nên hộp đen có cấu tạo khá phức tạp với 3 bộ phận chính. Mỗi bộ phận này lại gồm rất nhiều các bộ phận nhỏ khác nhau.
Bộ nhớ trong của Ecu
- ROM (Read Only Memory): Giống như trong một chiếc máy tính chúng dùng để trữ thông tin thường trực, đây là bộ nhớ chỉ có khả năng đọc các thông tin đã được lập trình sẵn chứ không thể ghi vào được. Vì vậy nên ROM chính là nơi cung câp sthoong tin cho bộ vi xử lý.
- RAM (Random Access Memory): Đây là bộ nhớ truy xuất ngẫu nhiên cho khả năng lưu trữ thông tin mới được ghi trong bộ nhớ và được xác định bởi vi xử lý. RAM cho khả năng đọc và ghi số liệu theo địa chỉ bất kỳ.
- PROM (Programmable Read Only Memory): Đây là bộ phận có cấu tạo tương tự như ROM nhưng có khả năng lập trình. Chương trình có thể thay đổi sao cho phù hợp nhất khi sử dụng chứ không phải tại nhà máy sản xuất.
- KAM (Keep Alive Memory): Dùng để lưu trữ những thông tin tạm thời cung cấp đến bộ vi xử lý. Cho dù động cơ có ngừng hoạt động thì KAM vẫn sẽ tiếp tục duy trì bộ nhớ. Nhưng nếu chúng ta tháo nguồn cung cấp ắc quy đến Ecu thì bộ nhớ KAM sẽ mất.
Cấu tạo của hộp đen
Bộ vi xử lý – Microprocessor
Nếu như coi Ecu là “đầu não” của mỗi chiếc xe thì bộ vi xử lý này lại chính là “bộ não” của Ecu. Bộ phận này có chức năng là tính toán sau đó đưa ra quyết định khi tiếp nhận thông tin từ cảm biến.
Tất cả các thông tin từ cảm biến sẽ được truyền về bộ vi xử lý. Tại đây, thô ng tin sẽ được tính toán và đưa ra những mệnh lệnh đến từng bộ phận cho từng bộ phận thích hợp nhất.
Đường truyền – BUS
Đây là một hệ thống phụ dùng để chuyển dữ liệu giữa các thành phần bên trong Ecu với nhau.
>>Xem thêm: Những Lưu Ý Khi Sửa Chữa Bảo Dưỡng Ắc-Quy Ô Tô
Nguyên lý vận hành của Ecu
Nhờ vào tín hiệu truyền tới từ các cảm biến, các Ecu sẽ xác định thời điểm đồng thời hiệu chỉnh các chế độ, chức năng một cách hợp lý nhất.
Các cảm biến sẽ truyền tín hiệu về Ecu, bộ vi xử lý chịu trách nhiệm, tính toán và đưa ra mệnh lệnh
Cụ thể, các cảm biến từ động cơ, cảm biến tốc độ, cảm biến khí thải,… sẽ truyền thông tin đến bộ vi xử lý thông qua hệ thống đường truyền BUS. Tại đây, thông tin sẽ được bộ vi xử lý tính toán, sau đó đưa ra những mệnh lệnh phù hợp. Mệnh lệnh này lại một lần nữa theo đường truyền – BUS đi đến các bộ phận cần thực thi tương ứng. Tại đây, các mệnh lệnh được tiến hành theo đúng yêu cầu đưa ra.
Đến đây hẳn quý vị đã biết Ecu là gì và hiểu hết được tầm quan trọng của thiết bị này. Những hộp đen không ngừng nâng cao vai trò và nâng cao số lượng để đảm bảo an toàn cho quá trình chạy xe.