FeCl2 là một hợp chất của sắt thường gặp trong các bài tập hóa học. Vậy FeCl2 màu gì, là chất gì và có tính chất vật lý, hóa học ra sao? Bạn hãy theo dõi bài viết ngay sau đây để có câu trả lời chính xác nhé!
Nội dung chính
FeCl2 là chất gì? Tính chất vật lý như thế nào?
FeCl2 là một hợp chất của sắt, nó có tên gọi là Sắt II clorua. Trong hợp chất này, sắt mang hóa trị II. Một phân tử FeCl2 sẽ bao gồm: 1 nguyên tử Fe (Sắt) liên kết với 2 nguyên tử Cl (Clo) bằng liên kết cộng hóa trị phân cực.
Thông thường, sắt II clorua tồn tại ở dạng rắn khan – FeCl2 hoặc dạng ngậm nước – FeCl2.4H2O. Ngoài ra, trong một số trường hợp, nó cũng có thể ngậm 2 phân tử nước hoặc 6 phân tử nước.
Sắt II clorua khi để ở ngoài không khí thì dễ bị chảy rữa, oxy hóa thành Sắt III Clorua.
Đây là hợp chất được ứng dụng rộng rãi để làm phụ gia trong công nghiệp như: Sản xuất thuốc trừ sâu, dùng trong ngành dệt may,… Tuy nhiên, đối với con người, FeCl2 lại là một chất đ.ộ.c.
Về tính chất vật lý, chúng ta có thể xem một vài thông tin của Sắt II clorua qua bảng dưới đây:
Tên hợp chất là | FeCl2 |
Khối lượng riêng của Sắt II clorua |
|
Nhiệt độ nóng chảy | Nóng chảy ở 677 °C (Dạng khan) và 105 °C (Dạng ngậm 4 nước) |
Nhiệt độ sôi | Sôi ở 1023 °C (Dạng rắn khan) |
Cấu trúc tinh thể thế nào | Dạng đơn nghiêng |
FeCl2 màu gì ở các dạng?
Ở các dạng tồn tại khác nhau, sắt II clorua cũng có màu sắc khác nhau. Vì vậy, bạn nên nhớ kỹ nội dung dưới đây để biết được FeCl2 màu gì và làm tốt các bài tập về nhận biết chất nhé.
Cụ thể, FeCl2 ở dạng rắn khan có màu xám hoặc trắng. Khi ở trong trạng thái ngậm 4 phân tử nước, chúng sẽ có màu xanh lục. Còn lúc ở dạng dung dịch, FeCl2 có màu vàng xanh.
Tính chất hóa học của FeCl2 ra sao?
Về tính chất hóa học, sắt II clorua có 4 tính chất cơ bản sau đây:
- Tác dụng với kim loại (Trừ kim loại thuộc nhóm kiềm, kiềm thổ)
Ví dụ: FeCl2 + Zn -> Fe (Lắng xuống) + ZnCl2 (Dung dịch xanh lục) (Rắn – trắng xám) (Rắn – trắng xanh) (Dung dịch trắng)
Đây là loại phản ứng oxi – hóa khử vì FeCl2 có tính khử mạnh.
- Sắt II clorua tác dụng được với dung dịch kiềm
Ví dụ: FeCl2 + 2KOH -> Fe (OH)2 (Kết tủa trắng xanh) + 2KCl
- Sắt II clorua tác dụng với những axit mạnh hơn HCl
Ví dụ: 6FeCl2 + 6H2SO4 – > Fe2(SO4)3 + 3SO2 (Bay lên) + 6H2O + 4FeCl3
- Sắt II clorua tác dụng với muối khác
VD: FeCl2 + AgNO3 -> Fe(NO3)2 + AgCl (Kết tủa trắng)
Không chỉ có 4 tính chất cơ bản trên mà FeCl2 còn có khả năng tác dụng với hợp chất có gốc đicromat (Cr2O7 -), pemanganat (MnO4 -) trong môi trường có thêm xúc tác của axit hay khí halogen để tạo thành muối sắt có gốc tương ứng.
Ứng dụng của FeCl2
Như đã nói ở trên, sắt II clorua có rất nhiều ứng dụng trong ngành công nghiệp, sản xuất, ví dụ như:
- Dùng để làm hóa chất xử lý nước thải trong bệnh viện, nhà máy sản xuất, chế biến, chăn nuôi,…. (Với FeCl2 ở dạng dung dịch, có nồng độ 30%).
- Trong nông nghiệp, sắt II clorua là một phụ gia quan trọng để sản xuất thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ động vật.
- Trong ngành công nghiệp dệt may, sắt II clorua còn được dùng làm chất để giữ màu khi nhuộm vải, quần áo.
- Còn trong phòng thí nghiệm, FeCl2 được dùng để điều chế FeCl3, bằng cách để nó ngoài không khí một thời gian.
Cách lưu trữ và bảo quản FeCl2
Ngoài việc nắm rõ FeCl2 màu gì để nhận biết chất nhanh chóng thì bạn cũng cần lưu ý một số điều dưới đây để quá trình sử dụng FeCl2 đảm bảo an toàn:
- Để Sắt II clorua ở nơi thoáng mát, tránh để ở chỗ bị ánh sáng chiếu vào trực tiếp.
- Đựng Sắt II clorua trong các vật liệu thích hợp như: Thủy tinh, composite, PVC, PE. Tránh để hóa chất này tiếp xúc với kim loại vì nó sẽ xảy ra phản ứng.
- Vì FeCl2 rất dễ bị chảy rữa, oxi hóa nếu để trong không khí nên bạn cần đậy nắp chặt lọ đựng.
- Hãy cẩn thận mỗi khi di chuyển, cất trữ để tránh làm vỡ lọ đựng Sắt II clorua.
- Vì sắt II clorua có thể gây ăn mòn da tay, kể cả kim loại. Nên khi sử dụng loại hóa chất này, bạn nhất định phải dùng găng tay bảo hộ mà không được sử dụng tay không để cầm, nắm.
- FeCl2 có tính đ.ộ.c, gây bỏng, rát niêm mạc khi tiếp xúc. Khi hít phải sương hoặc hơi sắt II clorua, bạn cũng có thể bị kích ứng đường hô hấp, thậm chí là tổn thương phổi nếu tiếp xúc ở nồng độ cao.
- Những đồ vật bảo hộ mà bạn cần khi tiếp xúc với FeCl2 gồm: Kính mắt, quần áo bảo hộ, găng tay cao su, giày/ủng cao su, khẩu trang hoạt tính hoặc mặt nạ phòng đ.ộ.c.
Một vài câu hỏi xoay quanh hợp chất FeCl2
Ở phần nội dung bên trên, bạn đã biết được khá đầy đủ nội dung của FeCl2 như: FeCl2 màu gì, có tính chất hóa học, vật lý như thế nào, cách bảo quản, dự trữ ra sao? Nhưng chắc hẳn bạn vẫn còn câu hỏi thắc mắc về sắt II clorua đúng không nào?
Trả lời cho: FeCl2 có tan không?
FeCl2 là một chất có khả năng tan trong nước, với độ hòa tan là: 64,4g/100ml (Ở 10 độ C) và lên tới 105,7g/100ml (Ở 100 độ C).
Lý giải cho điều này, sắt II clorua là một hợp chất gồm 1 nguyên tử Fe liên kết với 2 nguyên tử Clo bằng liên kết cộng hóa trị phân cực (Do hiệu độ âm điện giữa hai nguyên tố Fe và Cl là: |3,16 – 1,83| = 1,33 <1,7).
Mà các chất có liên kết cộng hóa trị phân cực thì cũng tan dễ trong các hợp chất có liên kết cộng hóa trị phân cực khác, ví dụ như nước, rượu,…
Ngược lại, với các dung môi mà có liên kết cộng hóa trị không phân cực như: Benzen, xăng, dầu,… thì FeCl2 lại không thể tan được trong các dung môi trên.
Trả lời cho: Fecl2 là muối gì?
Để biết được sắt II clorua là muối gì thì chúng ta dựa vào gốc axit của nó. Thông thường, các gốc axit điển hình như: Cl–, SO42-, NO3-, PO43- giúp bạn xác định đó là muối trung hòa. Như vậy FeCl2 là muối trung hòa vì có gốc Cl–.
Trả lời cho: FeCl2 là axit hay bazo?
Như đã trình bày, sắt II clorua là một loại muối trung hòa, có sự kết hợp của một kim loại trung bình như Fe và một gốc Cl– của axit mạnh HCl.
Trả lời cho: Fecl2 kết tủa màu gì?
Khi đã bị hòa tan vào trong nước thì FeCl2 sẽ tan và không có kết tủa. Dung dịch mà nó tạo thành có màu xanh lục nhạt đặc trưng.
>> Xem thêm: FeCl3 Màu Gì, Là Muối Gì? Tính Chất Vật Lý Và Hóa Học Của FeCl3
Lời kết
Qua bài viết trên, thegioimay.org hy vọng bạn đã hiểu rõ FeCl2 màu gì, các tính chất vật lý, hóa học cơ bản của sắt II clorua cùng với cách bảo quản, sử dụng hợp chất này sao cho an toàn. Hãy chia sẻ với bạn bè nếu bạn thấy bài viết trên đầy đủ, hữu ích nhé. Chúc bạn sẽ đạt điểm cao trong bài kiểm tra Hóa học sắp tới!