FeCl3 là một hợp chất của sắt với clo, được bắt gặp khá thường xuyên trong môn hóa học. Vậy FeCl3 màu gì, là muối gì, có tính chất vật lý và hóa học ra sao? Mời bạn hãy cùng theo dõi câu trả lời chi tiết trong bài viết sau của thegioimay.org nhé!
Nội dung chính
FeCl3 là chất gì? Tính chất vật lý của FeCl3
FeCl3 là một hợp chất của sắt, nó có tên gọi đầy đủ là: Sắt III clorua. Đôi khi hợp chất này cũng được gọi với cái tên dễ nhớ là: Phèn sắt III. Trong hợp chất này, sắt sẽ mang hóa trị III (Một trong những hóa trị phổ biến của nó bên cạnh hóa trị II). Một phân tử FeCl3 sẽ bao gồm: 1 nguyên tử Fe liên kết với 3 nguyên tử Clo bằng liên kết cộng hóa trị phân cực.
Thông thường, FeCl3 tồn tại ở dạng khan hoặc ở dạng ngậm 6 phân tử nước – FeCl3.6H2O.
Sắt III Clorua ở nồng độ 30% là một chất keo tụ được sử dụng rộng rãi trong xử lý nước thải công nghiệp.
Về tính chất vật lý, bạn có thể quan sát các chỉ số cơ bản của FeCl3 qua bảng dưới đây:
Công thức hóa học là | FeCl3 |
Khối lượng riêng của FeCl3 |
|
Nhiệt độ nóng chảy |
|
Nhiệt độ sôi |
|
Cấu trúc tinh thể ở dạng | Lục phương |
FeCl3 màu gì ở những dạng khác nhau?
Ở những dạng vật lý khác nhau, FeCl3 có màu sắc đặc trưng riêng. Để làm tốt được những bài tập yêu cầu phân biệt các chất, bạn cần nắm rõ FeCl3 màu gì ở từng dạng nhé!
Khi ở dạng rắn khan thì sắt III clorua có màu nâu đen với mùi đặc trưng và độ nhớt cao. Khi ở dạng ngậm 6 nước, hợp chất này là một chất rắn màu vàng nâu. Cuối cùng, nếu ta thấy FeCl3 ở dạng dung dịch thì nó sẽ có màu nâu.
Tính chất hóa học của FeCl3 là gì?
FeCl3 có 4 tính chất hóa học quan trọng sau đây. Trong đó tính chất đặc trưng nhất của nó là tính oxi hóa.
1. Tác dụng được với kim loại sắt để tạo thành sắt II clorua:
2FeCl3 + Fe -> 3FeCl2 (Thí nghiệm ngâm cây đinh sắt trong dung dịch muối FeCl3)
- Sắt III Clorua tác dụng với kim loại đồng (Cu):
2FeCl3 (Dung dịch nâu) + Cu -> 2FeCl2 (Dung dịch xanh nhạt) + CuCl2
- Tác dụng với khí H2S (Hidro sunfua) để tạo ra lưu huỳnh (Kết tủa):
2FeCl3 + H2S (Sục khí) -> FeCl2 + HCl + S (Kết tủa)
- Tác dụng với dung dịch KI (Kali iodua) để tạo ra dung dịch có màu ngả tím:
2FeCl3 + 2KI (Kali iodua) -> 2FeCl2 + I2 (Tím đen) + 2KCl
Ứng dụng của FeCl3 trong đời sống
Trong đời sống, FeCl3 được ứng dụng rất rộng rãi trong một số ngành công nghiệp như:
- Ngành xử lý nước thải:
- Sắt III clorua được ứng dụng để tạo ra bông xử lý nước thải có độ bền và thô.
- Nhờ hoạt động tốt trong cả điều kiện nhiệt độ thấp và phổ pH đa dạng nên FeCl3 có thể sử dụng được cho nước muối có nồng độ chất tan cao.
- Sắt III clorua có tác dụng như một chất keo lắng để làm cho nước thải trở nên trong hơn. Ở một số trường hợp, nó còn có thể loại bỏ lượng muối photphat nhờ phản ứng kết tủa.
- Ngành nông nghiệp: FeCl3 được sử dụng để sản xuất thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật.
- Ngành dệt may: Giống như FeCl2, FeCl3 cũng được sử dụng như một chất cầm màu để nhuộm vải, quần áo.
- Sản xuất bo mạch in: Sắt III clorua dùng để khắc axit cho bản in khắc.
- Y tế: Người ta dùng FeCl3 để làm chất giúp se lành vết thương hở.
Ngoài ra, còn có một số ngành khác ứng dụng sắt III clorua là: Nhiếp ảnh hay hóa chất.
Cách lưu trữ và bảo quản FeCl3
Bên cạnh việc nắm rõ FeCl3 màu gì, có tính chất vật lý, hóa học như thế nào thì chúng ta cũng cần biết cách lưu trữ và bảo quản hợp chất sắt III clorua để đảm bảo an toàn cho bản thân và người xung quanh. Dưới đây là một vài lưu ý mà bạn cần nhớ khi tiếp xúc với sắt III clorua:
- Cần để sắt III clorua ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh để gần nguồn nhiệt hay nơi có ánh sáng mạnh chiếu vào.
- Hạn chế tối đa việc di chuyển thùng hóa chất FeCl3 hay làm nó bị tăng ma sát.
- Không để nước lẫn vào thùng chứa hóa chất FeCl3.
- Đậy chặt nắp thùng chứa, nắp lọ hóa chất. Vì sắt III clorua là một chất ăn mòn nên bạn cần để chúng ở một nơi riêng biệt.
- Giống như FeCl2, FeCl3 cũng có khả năng gây độc tính cao nếu tiếp xúc với da, hô hấp hay hệ tiêu hóa. Cụ thể, nó gây bỏng rát niêm mạc da, kích ứng, tổn thương hệ hô hấp, tiêu hóa nếu hít hay nuốt phải.
- Một số trang bị bảo hộ mà bạn cần chuẩn bị khi tiếp xúc với sắt III clorua là: Kính mắt, tạp dề, mặt nạ ngăn bụi và khí, ủng cao su, găng tay hoặc thiết bị trợ hô hấp nếu cần.
Một vài câu hỏi liên quan tới hợp chất FeCl3
Câu hỏi: FeCl3 là muối gì?
FeCl3 là một loại muối trung tính. Vì nó là sự kết hợp bởi gốc axit mạnh Cl- và kim loại có độ mạnh trung bình là Fe. Đồng thời, gốc axit của nó không có khả năng phân li ra H+.
Câu hỏi: FeCl3 là axit hay bazo?
Như đã nói ở trên, FeCl3 là một muối có sự kết hợp của kim loại với gốc axit nên nó không phải là axit, cũng không phải là bazơ.
Câu hỏi: FeCl3 có tan không?
Sắt III clorua có tính tan tốt trong nước với độ hòa tan là: 74,4 g/100 ml (Ở 0 độ C, dạng rắn khan) và 92g/100ml nước (Ở 20 độ C, dạng ngậm 6 phân tử nước).
Không chỉ tan tốt trong nước, sắt III clorua còn tan được trong một số các dung môi phân cực như: Etanol, axeton,…
Nếu như bạn thắc mắc về lý do thì thegioimay.org sẽ giải đáp cho bạn kỹ hơn: Vì trong hợp chất FeCl3, hiệu độ âm điện giữa hai nguyên tố Fe và Cl là: Δx = |1,83 -3,16| = 1,33 <1,7. Theo lý thuyết, hiệu độ âm điện của hai nguyên tố trong hợp chất lớn hơn 0,4 và nhỏ hơn 1,7 thì nó thuộc loại liên kết cộng hóa trị phân cực, như vậy FeCl3 sở hữu loại liên kết này.
Mà hợp chất có liên kết phân cực cũng sẽ tan dễ dàng ở dung môi phân cực khác như: Nước, etanol, axeton,…. nên FeCl3 hoàn toàn tan được trong nước.
Câu hỏi: FeCl3 kết tủa màu gì?
Như đã nói, FeCl3 tan rất nhanh trong nước nên nó không hề tạo ra kết tủa. Ở dạng dung dịch thì sắt III clorua sẽ có một màu nâu hoặc vàng nâu đặc trưng (Tùy theo nồng độ).
>> xem thêm: FeCl2 Màu Gì, Là Chất Gì? Tính Chất Vật Lý Và Hóa Học Của FeCl2
Lời kết
Vậy là qua bài viết trên, chắc hẳn bạn đã hiểu rõ FeCl3 màu gì, là muối gì, có tính chất hóa học, vật lý như thế nào rồi đúng chứ? Mặc dù là chất được ứng dụng khá rộng rãi nhưng trong quá trình bảo quản, lưu trữ sắt III clorua thì chúng ta cần cẩn thận để đảm bảo an toàn. Hãy theo dõi thegioimay.org để biết thêm về các hợp chất khác nhé!